Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài: Luyện đề tổng hợp
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
ĐỀ SỐ 1
- ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:
“…Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào”.
(Trích Bài học đường đời đẩu tiên, Ngữ văn 6, Tập một, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2021, tr. 16)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản thuộc thể loại truyện nào?
Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
Câu 3: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể là ai?
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên ?
- THỰC HÀNH VIẾT
Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
Câu 2: Hãy kể lại một trải nghiệm khiến em ân hận.
Gợi ý đáp án:
Phần
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
Câu 1 (0,5đ):
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài
– Thể loại truyện đồng thoại.
Câu 2 (0,5đ): Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt tự sự xen miêu tả, trong đó miêu tả là chính.
Câu 3 (0,5đ): Đoạn văn sử đụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện là Dế Mèn.
Câu 4 (0,5đ): Nội dung của đoạn văn trên : cảnh kiếm mồi của các loài sinh vật trên đầm bãi trước của hang của Dế Mèn.
Câu 5 (1đ): Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên :
– Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.
– Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Thực hành viết
Câu 1 (2đ):
Đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:
– Em bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con.
– Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ.
– Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác.
0,5
0,75
0,75
Câu 2 (5đ):
– Về hình thức: Bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.
– Về nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân khiến em ân hận.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
– Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
– Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
– Điều gì đã xảy ra?
– Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
– Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
0,75
0,75
0,5
ĐỀ SỐ 2
- ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con chào mào đốm trắng mũi đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu … uýt … huýt … tu hìu
(Con chào mào – Mai Văn Phấn, Ngữ văn 6, tập một, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2021, tr. 75)
- Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào và do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
- Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ “triu … uýt … huýt … tu hìu”. Việc lặp lại đó có dụng ý gì?
- Nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ đã được nhắc ở bài tập 1 bằng một đoạn văn ngắn.
- THỰC HÀNH VIẾT
- Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nêu cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…
(Trích Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 6, tập một, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2021, tr. 41)
- Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất.
Gợi ý đáp án:
Phần
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
Câu 1 (1đ):
– Tác giả của văn bản Con chào mào: nhà thơ Mai Văn Phấn.
– Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.
– Thể loại: Thơ tự do.
Câu 2 (1đ):
– Câu thơ triu … uýt … huýt … tu hìu được tác giả viết ở dòng thứ ba và được lặp lại ở dòng thứ 15 của bài thơ.
– Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi.
Câu 3 (1đ):
Đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:
– Vị trí, xuất xứ của đoạn thơ.
– Hình ảnh trung tâm của bài thơ – con chào mào.
– Vẻ đẹp của chào mào là đại diện cho thiên nhiên.
– Học sinh thể hiện suy nghĩ riêng, phù hợp với nội dung đoạn thơ.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
Thực hành viết
Câu 1:
* Đoạn văn sử dụng được biện pháp tu từ so sánh.
* Đoạn văn cần làm nổi bật được các ý sau:
– Nêu vị trí, xuất xứ, nội dung của đoạn thơ.
– Vai trò của mẹ đối với trẻ: chăm sóc, yêu thương.
– Phân tích tác dụng của điệp từ từ…: nhấn mạnh và mang tính liệt kê những hình ảnh về thế giới mà ở đó mẹ đã mang về cho trẻ tình yêu và lời ru.
– Lột tả được hình ảnh mẹ không quản vất vả, nhọc nhằn hoặc phân tích được tính nhạc của đoạn thơ.
– Hành văn trau chuốt, có nét riêng.
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2:
– Về hình thức:
+ Có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.
+ Hành văn trau chuốt, có nét riêng.
– Về nội dung:
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu chuyện.
– Ấn tượng của về câu chuyện đó.
2. Thân bài
– Giới thiệu về trải nghiệm.
– Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, câu chuyện.
– Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó…).
– Diễn biến của câu chuyện.
– Đỉnh điểm của câu chuyện.
– Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện.
3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
1
0,5
0,75
0,5
ĐỀ SỐ 3
- ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn 6, tập một, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2021, tr. 49)
Câu 1: Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì?
Câu 2: Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)?
- THỰC HÀNH VIẾT
Câu 1: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.
Câu 2: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em.
Gợi ý đáp án:
Phần
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
Câu 1 (1đ): Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).
– Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.
Câu 2 (1đ):
– Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì:
+ Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.
+ Ghen tuông, đố kị với tài năng của em
Câu 3 (1đ): Ý nghĩa của truyện: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
1,0
Thực hành viết
Câu 1 (2đ):
Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên).
– Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:
+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó.
+ Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử…)
+ Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật.
0,5
0,5
1,0
Câu 2 (5đ):
– Về hình thức:
+ Có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.
+ Hành văn mạch lạc, trau chuốt, có nét riêng.
– Về nội dung:
1. Mở bài
ü Thời gian: vào buổi tối cuối tuần.
ü Không gian:ngôi nhà của em.
ü Nhân vật: Những người thân trong gia đình.
2. Thân bài
ü Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết)
ü Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị…)
ü Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?
ü Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?
ü Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự…)
3. Kết bài
ü Cảm động và thích thú.
ü Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.
ü Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5