Giáo án dự thi Khám phá khoa học: “Sự kỳ diệu của màu nước”

1. Mở đầu: (2-3 phút)

– Giới thiệu người dự

– Cô và trẻ vận động cơ thể.

– Vừa rồi cô và các con được vận động cơ thể, chúng mình thấy có khỏe không?

– Vậy để có cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?

=> Để có cơ thể khỏe mạnh chúng mình nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, và tập thể dục thường xuyên.

2. Hướng dẫn (22 – 25 phút).

HĐ1: Ôn công thức pha màu.

– Hôm nay cô có rất nhiều món quà dành tặng cho chúng mình, và bây giờ chúng mình cùng nhìn xem đó là món quà gì nhé?

– Cho trẻ xem món quà thứ nhất.

– Hỏi trẻ các con có biết đây là gì không?

– Cô đưa ra bảng công thức pha màu cho trẻ vỗ tay đọc theo bảng công thức.

– Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: Cô cho các nhóm hoàn thành bảng công thức theo bảng công thức pha màu của cô trong thời gian 1 phút.

– Trẻ cùng bạn chơi trò chơi, cô bao quát động viên trẻ.

– Cô nhận xét kết quả chơi.

HĐ2: Khám phá sự kì diệu của màu nước.

– Vừa rồi các bạn đã hoàn thành xuất sắc trò chơi với bảng công thức pha màu. Để biết màu sắc có những điều kì diệu gì chúng mình cùng quan sát cô làm thí nghiệm sau nhé

* Thí nghiệm 1: Cơn mưa màu sắc

 – Chuẩn bị: 1 cốc nước, 1 cốc dầu ăn, một số màu sắc, 1 que khuấy.

– Cách làm: Cô đổ dầu ăn ra cốc, cô nhỏ lần lượt từng màu vào cốc dầu ăn, cô dùng que khuấy lên, sau đó cô đổ cốc hỗn hợp dầu ăn + các màu sắc vào cốc nước cô đã chuẩn bị.

– Chúng mình cùng quan sát xem hiện tượng gì sẽ xảy ra nhé.

– Các con có biết vì sao dầu ăn lại tạo ra cơn mưa

màu sắc như thế này không? Bởi vì tinh thể màu

nặng hơn nước nên bị chìm xuống dưới, còn dầu ăn thì nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên, tạo ra 1 cơn mưa màu sắc như thế này đấy.

– Các con thấy cơn mưa màu sắc này như thế nào?

* Thí nghiệm 2: Vũ điệu của sữa.

– Vừa rồi là thí nghiệm cơn mưa màu sắc. Cô còn có thí nghiệm khác thú vị hơn về màu săc, cô mời chúng mình cùng quan sát lên màn hình và xem thí nghiệm nhé.

Chuẩn bị: 1 hộp sữa tươi màu trắng, 1 cái đĩa, một số màu sắc, 1 gói bông tăm, 1 ít dầu rửa bát.

Cách làm: Đầu tiên cô đổ sữa tươi ra đĩa, sau đó cô dùng màu nhỏ vào đĩa sữa tươi, sau cùng cô nhỏ 1 ít dầu rửa bát vào.

– Các con thấy điều gì đang xảy ra?

– Lúc này chất tẩy trong dầu rửa bát phản ứng với chất béo có trong sữa, làm cho sữa tươi chuyển động, làm cho màu sắc hòa vào nhau. Tạo nên những màu sắc rất đẹp.

* Lưu ý: Sau khi làm thí nghiệm xong các con nhớ rửa tay và cất đồ dùng gọn gàng, đặc biệt không được dùng sữa vừa thí nghiệm để uống nhé.

– Vừa rồi các con đã được quan sát mấy thí nghiệm? Và đó là thí nghiệm nào?

* Thí nghiệm 3: Pha mầu.

– Cô giới thiệu hộp màu nước cho trẻ quan sát.

– Hỏi trẻ đây là cái gì? (Màu nước).

– Vì sao lại gọi là màu nước nhỉ? (dùng nước để pha vào).

– Để chứng minh công thức bảng pha mầu đúng hay sai, cô con mình cùng nhau pha mầu theo hướng dẫn của bảng trên nhé.

Chuẩn bị: Những chai màu nước, xilanh, cốc, que nhựa.

Cách làm: Cô lấy xi lanh bơm màu thứ nhất vào cốc, và dùng xi lanh bơm tiếp màu thứ hai, sau đó dùng que khấy lên. Chúng mình quan sát cô pha màu nhé.

VD: Theo công thức số 1: Màu trắng + màu đỏ thì ra màu gì các con?

– Muốn biết được có đúng là màu trắng + màu đỏ có ra màu hồng không cô mời 1 bạn lên pha màu nhé.

– Bạn đã pha được màu gì đây các con?

– Cô cho trẻ 1 vài trẻ lên làm lần lượt công thức tiếp theo (3-4 trẻ).

– Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

HĐ 3: Củng cố.

– Hôm nay cô muốn các con sẽ tự tay làm thí nghiệm về sự kì diệu của màu nước. Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều đồ để làm những thí nghiệm về màu nước. Các con sẽ được thỏa sức sáng tạo ra nhiều màu sắc đẹp.

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm mưa màu sắc.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm vũ điệu sắc màu.

Thí nghiệm 3: Pha màu theo bảng công thức.

-Từ những màu cơ bản chúng mình có thể tạo ra được rất nhiều màu sắc khác nhau. Bây giờ các con hãy sáng tạo ra  nhiều bức tranh đẹp bằng nhiều màu sắc khác nhau nhé.

Cô mời các con cùng đi lấy đồ dùng để thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình nhé.

Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

 3. Kết thúc: (2-3 phút).

– Trẻ nhẹ nhàng cất đồ dùng cùng cô

– Trẻ thực hiện.

 – Trẻ trả lời.

– Trẻ trả lời.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ trả lời.

– Trẻ đọc rap và vỗ tay.

– Trẻ chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chú ý quan sát.

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ quan sát

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ quan sát

– Trẻ trả lời

– Cho 1 trẻ lên pha màu.

– Trẻ trả lời

– Trẻ thực hiện

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ làm thí nghiệm.

– Trẻ cất đồ chơi mầm non