Giáo án công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn mới nhất
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ
– Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.
– Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
– Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
– Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa.
– Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp qua đó định hướng nghề nghiệp trong tương lai và bản thân.
- Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
2.1. Các năng lực chung
2.1.1. Năng lực tự học: Học sinh xác định được mục tiêu: Biết được vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong kinh tế quốc dân.
– Biết được những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
– Biết tiếp cận tình hình thực tiến sản suất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Tại sao sản xuất lương thực tăng liên tục là thành tựu nổi bật nhất.
2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm,ngư nghiệp. Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
2.1.4. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung
2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo: Phát triển tư duy phân tích các nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
2.2. Năng lực chuyên biệt
2.2.1. Năng lực nghiên cứu khoa học: thu thập số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghịêp ở địa phương.
2.2.2. Năng lực quan sát: Quan sát hình 1.1, biểu đồ xu thế phát triển triển của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của GV :
– Kế hoạch bài học.
– Hình 1.2, H 1.2, H 1.3, bảng 1 của SGK
- Chuẩn bị của HS :
– Nghiên cứu trước nội dung bài học 1.
– Bảng phụ, SGK
– Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản suất nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
- Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu nội dung chương trình.
Hoạt động 1. Khởi động
1) Mục đích
– Học sinh hiểu được tầm quan trọng của bài học mở đầu và nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay nhóm.
2) Nội dung
– Tìm hiểu tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
– Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta những năm qua như thế nào?
– Tìm hiểu phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
– Em hãy nêu những yếu tố thuận lợi của nước ta để phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp?
– Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
– Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta những năm qua như thế nào?
– Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
* Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta, học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
– Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta và đưa ra phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong thời gian tới
4) Sản phẩm học tập
– Báo cáo của nhóm về kết quả quan sát, thảo luận.
Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới về bài mở đầu
- Mục đích
– Tiếp thu kiến thức mới về bài mở đầu SGK Công nghệ 10, để:
– Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta.
-Vận dụng kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
2) Nội dung
– Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
– Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
– Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
* Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tự nghiên cứu lí thuyết của bài học và quan sát hình 1.1, 1.2, 1.3để trả lời các câu hỏi dưới đây:
– Em có nhận xét gì về giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu ở nước ta.
– Em có nhận xét gì về lực lượng lao động tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
– Em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng sản lượng lương thực ở nước ta những năm gần đây?
– Ý nghĩa của việc sản lượng lương thực tăng cao trong nhựng năm qua ở nước ta?
Nhiệm vụ 2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
*Thực hiện nhiệm vụ
– Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II, mục III trong SGK (từ trang 5đến trang 8). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cả lớp
– Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
– “Chốt” kiến thức mới:
+ Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Sản suất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
– Chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm nước ta do vậy ,các ngành nghề rất quan trọng
– Tỉ trọng sản phẩm ngành nông, lâm ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước có xu hướng ngày càng giảm ,đó là tất yếu vì nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa ,các nước tiên tiến luôn có tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng cao trong tổng thu nhập quốc dân ,đây là điều đáng mừng đối với nước ta.
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
– Lương thực : Lúa, gạo, ngô, sắn,..khoai tây, khoai lang.
– Thực phẩm: Thịt, sữa, trứng…,cá , tôm, cua
– Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:Các loại thủy ,hải sản đóng hộp, chè, cà phê, cam, dứa ,vải mít , dưa chuột … ( đóng hộp hoặc sấy khô)
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu chiếm tỉ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
- Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào ngành kinh tế.
+ Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
- Thành tựu
- Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
- Thành tựu thứ hai của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
c.Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Hạn chế:
– Năng suất và chất lượng còn thấp
– Hệ thống giống cây trồng và vật nuôi ,cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp thủy sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
+ Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.
- Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính
- Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái –một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực , thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
- Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, ngư nghiêp.
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2
Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4) Sản phẩm học tập
– Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.
– Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện.
Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
– Làm bài tập về bài mở đầu
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1: Vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Câu 2: Nêu những thành tưu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: Tại sao sản xuất lương thực là thành tựu nổi bật nhất? Lương thực tăng liên tục có ý nghĩa gì?
Câu 4: Phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông lâm, ngư nghiêp.
Câu 5: Tại sao đưa ngành chăn nuôi lên sản xuất chính?
*Thực hiện nhiệm vụ
– Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cả lớp
– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4) Sản phẩm học tập
Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.
Hoạt động 4. Vận dụng
Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
1) Mục đích
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bài mở đầu. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
– Tìm hiểu công nghệ và xây dựng , dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu công nghệ và xây dựng , dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
theo các câu hỏi gợi ý sau:
Nông, lâm, ngư nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất đã có những ảnh hưởng như thế nào tới sinh thái môi trường
4) Sản phẩm học tập
Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về nông, lâm, ngư nghiệp.
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về nông, lâm, ngư nghiệp 3) Sản phẩm học tập
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về nông, lâm, ngư nghiệp.
Xem thêm