Giáo án VNEN bài Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ XI- Đầu thế kỉ XV) | Giáo án lịch sử 7

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 17 – Tiết 30,31,32,33:
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA THỜI
LÝ, TRẦN, HỒ (THẾ KỈ XI – ĐẦU THẾ KỈ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
– Biết được sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp thời Lý, Trần và nêu được những cải cách về kinh tế, tài chính của Hồ Quý Ly.
– Trình bày được những thay đổi về xã hội, sự phát triển về giáo dục, văn hóa thời Lý, Trần và những cải cách về xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ.
– Khả năng xâu chuỗi , phân tích, liên hệ các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
– Biết trân trọng giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa thời Lý, Trần, Hồ.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
– Tái hiện sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử.
– Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
– So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
– Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. Thể hiện thái độ xúc cảm hành vi.
– Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn. Sử dụng ngôn ngữ lịch sử để thể hiện chính kiến của mình.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
– Nội dung:
+ Đời sống kinh tế thời Lý
+ Khám phá sinh hoạt xã hội và văn hóa thời Lý
+ Tìm hiểu về kinh tế thời Trần
+ Sự phát triển văn hóa thời Trần
+ Những cải cách về kinh tế, xã hội văn hóa của Hồ Quý Ly

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
– Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
– Tranh ảnh đồ gốm thời Lý, Trần, Hồ
– Tranh ảnh Văn Miếu – Quốc tử giám.
– Tranh ảnh chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
– Phương pháp: vấn đáp
– Thời gian:
– Khởi động: Đọc đoạn thông tin sách hướng dẫn tr 99,100 và cho biết các triều đại phong kiến nào được nhắc đến trong đoạn trích?
+ GV tổ chức HS hoạt đông cá nhân.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
– Triều đại Nhà Lý, Trần:
Dưới triều đình nhà Lý, Trần nhân dân ta bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá. Vậy nhân dân ta đã đạt được những thành tựu như thế nào trong đời sống kinh tế, xã hội? Hôm nay…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
– Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
– Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống kinh tế thời Lý
GV: Nền kinh tế quan trọng hàng đầu của nước ta thời phong kiến là kinh tế nông nghiệp.
Vấn đề ruộng đất, đê điều, sức kéo là vấn đề mà các triều đại phong kiến luôn quan tâm.
? Ruộng đất dưới thời Lý được sử dụng như thế nào?
GV: Để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp các vua thời Lý thường tổ chức lễ cày “Tịch điền”
? Việc cày ruộng “Tịch điền” của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?
– Khuyến khích mở đầu một mùa vụ mới
? Nhà Lý đã thực hiện các biện pháp gì để thúc đẩy phát triển nông nghiệp?
GV: Nhiều năm được mùa to.
– Năm 1016, 30 lượm lúa được 1 quan tiền, vua xá thuế 3 năm cho dân.
– “Đại Việt sử kí” có ghi:
“Dâu, gai xanh dậy đất
Quýt, bưởi đỏ rực trời”.
– Nhờ sự chăm lo, sự quan tâm của các vua thời Lý, cùng những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất; sự chuyên cần của nhân dân Đại Việt được sống trong điều kiện hoà bình.
GV: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
? Thủ công nghiệp đạt được những thành tựu gì?
HS: Đọc phần in nghiêng.
? Vì sao vua Lý không dùng gấm vóc Trung Quốc?
=> Chứng tỏ nghề dệt khá phát triển, hơn nữa việc làm của vua Lý nhằm khuyến khích TCN trong nước phát triển đồng thời nâng cao giá trị hàng trong nước.
GV: Nhà Lý lập các kho vải lụa ở các làng.
– Làng Thiết Sài – dệt lĩnh do bà công chúa Phan Thị Ngọc Đô người Chăm phụ trách.
– Làng Nghi Tám dệt lụa tơ tằm do bà công chúa Quỳnh Hoa phụ trách.
HS: Quan sát H22 – Nhận xét
? Ngoài ra còn có các nghề thủ công nào khác?
? Thủ công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của ngành kinh tế nào?
HS: Đọc phần in nghiêng.
? Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi buôn bán phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó ra sao?
– Nhân dân Đại Việt có khả năng phát triển nền kinh tế tự chủ không thua kém gì nước khác.
Hoạt động 2: Khám phá sinh hoạt xã hội và văn hóa thời Lý
HS: Tìm hiểu mục 2
? Em hãy nêu các tầng lớp thống trị và đời sống của họ trong xã hội thời Lý?
? Tầng lớp bị trị gồm những thành phần nào? Nghĩa vụ?
? So với thời Định-Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
– Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn, giai cấp địa chủ nhiều lên, nhân dân tá điền bị bóc lột ngày càng thêm.
? Giáo dục có đặc điểm gì?
GV: Giới thiệu hình 4 SHD/132: Văn miếu được xây dựng 1070 đây là miếu thờ ông tổ đạo Nho do Khổng Tử sáng lập và là nơi dạy học cho con vua.
Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở.
Năm 1076 nhà Quốc Tử Giám được dựng trong khu văn miếu, đây được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt, lúc đầu chỉ dành cho các con vua về sau được mở rộng cho con quý tộc và cả những người giỏi trong nước.
? Qua đó em có nhận xét gì về giáo dục thời Lý?
– Được chú trọng.
GV: Tuy nhiên chế độ khoa cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
? Vị trí của đạo phật dưới thời Lý?
GV: Giới thiệu hình 5 tr 102
– Tượng phật A-di-đà nằm trong chùa Phật Tích Bắc Ninh. Chùa Phật Tích được xây dựng năm 1057 thời vua Lý Thánh Tông. Trong chùa có một pho tượng Phật A-di-đà bằng đá, cao khoảng 2m, được chia thành hai phần: Tượng và bệ đá hoa sen .
? Các loại hình nghệ thuật phát triển ra sao?

GV: Giới thiệu H1 tr 100
– Chùa Một Cột “Diên Hựu” (Phúc lành dài lâu) được xây dựng 1049 thời Vua Lý Thái Tông. Riêng tòa đài có tên là đài Liên Hoa (trường gọi là chùa Một Cột). Chuyện kể rằng khi vua về già mà chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự, một đêm vua mơ thấy đức Phật Quan Âm hiện lên trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, trên tay bế một đứa con trai đưa cho vua… sau đó vua sinh con trai… cho xây chùa.
– Hình tượng rồng là một đề tài chạm trổ khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý. Mình rồng trơn, toàn thân uốn khúc đều đặn, uyển chuyển như ngọn lửa. Đầu rồng có tỉ lệ cân đối với thân, chân rồng thanh mảnh, thường có 3 móng. Toàn thân rồng có hoa văn uốn lượn theo hình chữ S, tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Hình tượng con rồng thời Lý gắn chặt với nguồn gốc lịch sử dân tộc (Con Rồng, cháu Tiên), đồng thời cũng nói lên ước mơ, mong muốn mưa thuận, gió hòa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
GV: Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá riêng của dân tộc (Văn hoá Thăng Long).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về kinh tế thời Lý
? Nhà Trần đã đề ra chính sách gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
? Nhờ những chính sách ấy nền kinh tế
nông nghiệp thời Trần như thế nào?
– Phát triển nhanh chóng
GV: Các vương hầu, quý tộc nhà Trần vẫn tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
? Ruộng đất thời Trần được sở hữu như thế nào?
? Vì sao số ruộng đất tư tăng nhanh?
– Chính sách khai hoang, phong thưởng, mua bán ruộng đất.
? Nền kinh tế thủ công nghiệp như thế nào?
?Nó được phân chia ra sao?
? Sự phát triển thủ công nghiệp đánh dấu bằng sự việc nào?
HS: Quan sát H6,7 SHD.
? Miêu tả hình dáng, hoa văn và giá trị sử dụng của chậu,thạp gốm hoa nâu?
– Tháp cao khoảng 57 cm, đường kính miệng tháp 38 cm, dáng to, vững chắc, cốt gốm dày dặn
– Quanh miệng tháp trang trí đắp nổi một vòng cánh sen dày dặn, bốn góc vai tháp gắn 4 núm tai cách đều nhau. Thân tháp trang trí hoa văn theo lối khắc họa tô nâu, giản dị, thoáng đạt
– Tháp gốm sản xuất chủ yếu phục vụ nhân dân trong nước chứ không bán ra nước ngoài.
? Trên hình 6,7, em thấy có những hoa văn gì?
– Hoa cúc, hoa sen phối hợp nhau
? Những hoa văn trang trí đó chứng tỏ điều gì?
– Kĩ thuật điêu luyện
? Quan sát H2,6 và 7 rút ra nhận xét gì?
– Trình độ kĩ thuật làm gốm thời Trần tinh xảo hơn so với thời Lý
GV: Thời Trần có hai nghề mới đó là: Đóng tàu, chế tạo vũ khí. Có thể nói thủ công nghiệp thời Trần phát triển nhiều ngành nghề với kĩ thuật cao.
? Thương nghiệp thời Trần hoạt động như thế nào?
GV: Giới thiệu sơ đồ kinh thành Thăng Long hình 8
Hoạt động 4: Khám phá sự phát triển văn hóa thời Trần.
? Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
? Em hãy kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân?
– Thờ tổ tiên, thờ anh hùng, thờ người có công.
HS: Trả lời phần in nghiêng
? Đạo phật thời Trần so với thời Lý như thế nào?
– Đạo Phật không phát triển bằng thời Lý
GV: Các nhà nho giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước như: Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh…
GV: Đạo Phật và đạo Nho đều phát triển theo quan điểm “Lấy đạo Phật trị tâm, lấy đạo Nho trị quốc”.
? Trong nhân dân có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào?
? Nêu dẫn chứng về tập quán sống giản dị?
– Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.
GV: Bên ngoài giản dị song bên trong chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần thượng võ, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
? Văn học thời Trần có đặc điểm gì?
HS: Đọc phần in nghiêng
? Em hãy kể tên 1 số TP mà em biết?
– Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng…
? Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc?
HS: TLN (3’)
– Đó là thời kì lịch sử vĩ đại, rất đáng tự hào của dân tộc Đại Việt – một dân tộc nhỏ bé có thể làm nên bao chiến công vang dội – đánh đuổi giặc Mông-Nguyên, một thế lực hùng mạnh trên thế giới.
? Trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần?
? Khoa học-kĩ thuật phát triển ra sao?
? Trình bày những nét về khoa học-kĩ thuật thời Trần?
– Cơ quan viết sử của nước ta
– Lê Văn Hưu đứng đầu
? Em có nhận xét gì về tình hình đó?
– Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc. Tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.
GV: Ở Thời Trần có rất nhiều nhà sử học, văn học, các thợ thủ công nổi tiếng như: thầy giáo Chu Văn An, danh y Tuệ Tĩnh, thợ thủ công giỏi Hồ Nguyên Trừng mà lịch sử nước nhà còn ghi nhận.
? Kiến trúc có thành tựu gì?
GV: Giới thiệu hình 9,10
? Qua đó em có nhận xét gì về trạm khắc thời Trần?
Hoạt động 5: Tìm hiểu những cải cách về kinh tế, xã hội văn hóa của Hồ Qúy Ly.
? Về mặt kinh tế Quý Ly có biện pháp cải cách gì?
? Những chính sách đó có tác dụng gì?
– Phần nào làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng

? Về mặt xã hội có biện pháp cải cách gì?
GV: Hạn nô tức là hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
? Chính sách hạn nô có tác dụng gì?
– Giảm bớt nô tì, tăng lực lượng lao động cho xã hội
? Nêu những chính sách về văn hoá, giáo dục?
? Những biện pháp cải cách của Hồ quý Ly có tác dụng gì?
GV: Hồ Quý Ly đã thực hiện những chính sách ấy với một lòng quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường, những chính sách cải cách ấy có ý nghĩa tích cực, tiến bộ song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội lúc bấy giờ.
? Những cải cách này còn có hạn chế gì?
GV: Làm bớt thế lực họ Trần nhưng lại tăng thế lực họ Hồ, làm lợi cho họ Hồ hơn là làm lợi cho quốc gia. Việc truất ngôi giết hại 370 người giết trực tiếp và gián tiếp nhiều vua và tiếp tục tàn sát trong nhiều năm -> làm mất lòng dân, làm cho người quen biết không dám nói chuyện với nhau.
=>Cái ông làm ra không bằng bài học ông để lại: “làm mất lòng dân người đời cho ông là gian giảo” 1. Đời sống kinh tế thời Lý
a) Sự chuyển biến nông nghiệp thời Lý
– Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nhân dân canh tác.
– Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.
– Cấm giết hại trâu, bò.
=> Nông nghiệp rất phát triển
b) Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
*Thủ công nghiệp:
– Dệt lụa, làm gốm, xây dựng đền đài rất phát triển.
– Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, đúc tiền…
* Thương nghiệp:
– Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh (Đảo Vân Đồn, biển Diễn Châu)
2. Khám phá sinh hoạt xã hội và văn hóa thời Lý
a) Những thay đổi về mặt xã hội.
– Vua, quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị.
– Quan lại, hoàng tử, công chúa, nông dân giầu, được cấp hoặc có ruộng -> địa chủ
– Nông dân (18 tuổi trở lên) được nhận đất công của làng xã -> Nông dân thường
– Nông dân tá điền nhận ruộng của địa chủ, nộp tô
– Người làm nghề thủ công, buôn bán
– Nô tì
b) Giáo dục và văn hoá.
* Giáo dục.
– 1070 nhà Lý xây dựng Văn miếu.
– 1075 mở khoa thi đầu tiên.
– 1076 Quốc Tử Giám được thành lập
– Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
* Đạo Phật.
– Đạo phật có vị trí đặc biệt quan trọng
– Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, vật phát triển mạnh
– Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển.
3. Kinh tế thời Trần
a. Nông nghiệp:
– Mở rộng diện tích trồng trọt, thành lập làng xã, củng cố đê điều.
=> Nông nghiệp phát triển nhanh chóng
– Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích.
– Ruộng đất tư ngày càng nhiều
b. Thủ công nghiệp:
– Rất phát triển
+ TCN nhà nước được mở rộng: Làm đồ tráng men, dệt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…
+ TCN trong nhân dân rất phổ biến và phát triển: Làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in khai khoáng…
=> Các làng nghề, phường nghề ra đời
c. Thương nghiệp.
– Mở rộng trao đổi, buôn bán trong ngoài nước
– Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra trong cả nước: Thăng Long, Vân Đồn.
4. Sự phát triển văn hóa thời Trần
a) Đời sống văn hoá.
– Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến và phát triển trong nhân dân.
– Đạo Phật phát triển nhưng không phát triển bằng thời Lý.
– Nho giáo ngày càng phát triển, do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
– Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, múa rối… phổ biến và phát triển
– Tập quán sống giản dị
b) Văn học.
– Gồm chữ Hán và chữ Nôm, chứa đựng tình yêu nước sâu sắc.
c) Giáo dục và khoa học-kĩ thuật.
* Giáo dục:
– Mở trường học nhiều nơi.
– Tổ chức thi thường xuyên.
* Khoa học-kĩ thuật:
– Lập cơ quan “Quốc sử viện”.
– Năm 1272 “Đại Việt sử kí” ra đời.
– Quân sự có tác phẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược”.
– Y học, thiên văn học… đạt nhiều thành tựu.
d) Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc.
– Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
– Nghệ thuật chạm khắc tinh tế.
5. Những cải cách về kinh tế, xã hội văn hóa của Hồ Quý Ly
* Kinh tế tài chính:
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền.
+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
* Về xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn nô.
+ Bắt nhà giầu bán thóc cho dân, chữa bệnh cho nhân dân.
* Về văn hoá, giáo dục:
– Dịch sách chữ Nôm.
– Quy định lại quy chế thi cử, học tập.
* Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
– Tác dụng:
+ Ổn định tình hình xã hội.
+ Hạn chế sự tập trung ruộng đất của quý tộc.
+ Xây dựng nền văn hoá giáo dục mang tính dân tộc.
+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.
+ Tăng thu nhập cho đất nước.
– Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để chưa phù hợp với thực tế.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
Câu 1: Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp
Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông nghiệp – Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nhân dân canh tác.
– Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.
– Cấm giết hại trâu, bò. – Mở rộng diện tích trồng trọt, thành lập làng xã, củng cố đê điều.
– Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích.
– Ruộng đất tư ngày càng nhiều – Ban hành chính sách hạn điền.
– Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
Thủ công nghiệp – Dệt lụa, làm gốm, xây dựng đền đài rất phát triển.
– Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, đúc tiền… – TCN nhà nước được mở rộng: Làm đồ tráng men, dệt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…
– TCN trong nhân dân rất phổ biến và phát triển: Làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in khai khoáng…
=> Các làng nghề, phường nghề ra đời
Thương nghiệp – Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh (Đảo Vân Đồn, biển Diễn Châu) – Mở rộng trao đổi, buôn bán trong ngoài nước
– Nhiều trung tâm kinh tế được mở ra trong cả nước: Thăng Long, Vân Đồn. – Phát hành tiền giấy thay tiền đồng,
Câu 2: Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp
Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Tư tưởng, tôn giáo – Đạo phật có vị trí đặc biệt quan trọng
– Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, vật phát triển mạnh – Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến và phát triển trong nhân dân.
– Đạo Phật phát triển.
– Nho giáo ngày càng phát triển, do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
– Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, múa rối… phổ biến và phát triển
– Tập quán sống giản dị
Văn học – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. – Gồm chữ Hán và chữ Nôm, chứa đựng tình yêu nước sâu sắc.
Giáo dục – 1070 nhà Lý xây dựng Văn miếu.
– 1075 mở khoa thi đầu tiên.
– 1076 Quốc Tử Giám được thành lập – Mở trường học nhiều nơi.
– Tổ chức thi thường xuyên.
– Dịch sách chữ Nôm.
– Quy định lại quy chế thi cử, học tập.
Kiến trúc – Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển. – Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô. – Thành nhà Hồ, đầu phượng, đầu hổ thời nhà Hồ
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
– Phương pháp: Vấn đáp
– Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.
Câu 1: Giới thiệu về Văn miếu quốc tử giám Hà Nội. Theo em những chính sách phát triển giáo dục thời lí để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay? Vì sao?
– Văn miếu được xây dựng 1070 đây là miếu thờ ông tổ đạo Nho do Khổng Tử sáng lập và là nơi dạy học cho con vua.Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở. Năm 1076 nhà Quốc Tử Giám được dựng trong khu văn miếu, đây được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt, lúc đầu chỉ dành cho các con vua về sau được mở rộng cho con quý tộc và cả những người giỏi trong nước.
-Bài học để lại:
+Nghiêm ngặt trong thi cử và nhà nước
+ Biết ơn, nhớ tới những con người tài năng đã cống hiến hết mình cho dân tộc
+ Cần phải đầu tư mở các trường lớp ở các bậc học và đổi mới nền giáo dục.
Câu 2: Sự phát triển của các làng nghề thủ công thời Lý, Trần có mỗi quan hệ như thế nào với các làng nghề thủ công hiện nay? Theo em phải làm gì để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công đó
– Các làng nghề thủ công thời Lý, Trần là nguồn gốc đặt nền móng cho các làng nghề thủ công hiện nay. Cần phải mở rộng sản xuất, quảng bá sản phẩn của các làng nghề thủ công truyền thống để mọi người đều biết đến
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
– Phương pháp: đàm thoại
– Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu:
+ Công trình kiến trúc tiêu biểu mà em thích
+ Điền trang, thái ấp thời Trần
+ Giới thiệu về một làng nghề thủ công ở địa phương em hoặc em biết mà được phát triển từ thời Lý Trần
4. Hướng dẫn về nhà
– Học bài, trả lời câu hỏi sgk
– Chuẩn bị bài: Ôn tập