Giáo án PTNL bài 30: Thụ phấn (Tiết 2) | Giáo án phát triển năng lực sinh học 6 – Tech12h

Tuần:……… 

Ngày soạn:…………….

Ngày dạy:…………….

Tiết số:……………. 

Bài 30: THỤ PHẤN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

–  Hiểu hiện tượng giao phấn.

–  Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.

–  Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.

3. Thái độ

– Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.

4. Năng lực:

– Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

– Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:   – Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.

                                         –  Dụng cụ thụ phấn cho hoa.

                                         –  Băng hình hoặc tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh: Hoa của cây bí ngô.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

1/ Giao phấn có ở cây:

  1. Hoa bưởi.
  2. Hoa mướp.
  3. Hoa bí đỏ.
  4. Hoa huệ.
  5. Cả B và C.

2/ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm là:

  1. Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.
  2. Cấu tạo hạt phấn to, có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
  3. Bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài.
  4. Cả A và B.

2. Bài học

A. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay…kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn được thụ phấn nhờ gió và nhờ con người. Hoa thụ  phấn nhờ gió và nhờ con người có đặc điểm gì khác hoa thụ phấn nhờ sâu bọ bài học hôm

nay chúng ta cùng nghiên cứu.

B. Hình thành kiến thức:

Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

Mục tiêu: Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi:

? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái?

? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?

– Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Giáo viên chữa phiếu học tập, có thể đánh giá điểm một số nhóm làm tốt.

– Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?

Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức như SGV.

? Đăc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?

? So sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

– Học sinh quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời.

– Yêu cầu:- hoa đực nằm ở ngọn cây, hoa cái thấp phía dưới.

– Để dễ tung hạt phấn và hứng hạt phấn.

 

– Các nhóm thảo luận, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.

– 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

– Học sinh hoàn thành bài tập:

Đáp án bài tập/ 102

Đặc  điểm

Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Hoa thụ phấn nhờ gió

Bao hoa

Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp có màu sắc sặc sỡ.

Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ.

Nhị hoa

Có hạt phấn to, dính và có gai

Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều nhỏ nhẹ.

Nhuỵ hoa

Đầu nhuỵ thường có chất dính

Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn thường có lông.

Đặc điểm khác

Có hương thơm, mật ngọt.

Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành.

Tiểu kết:

Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:

+ Hoa tập trung ở đầu ngọn cây.

+ Bao hoa thường tiêu giảm.

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.

+ Đầu nhị dài, có nhiều lông.

Hoạt động 2: ứng dụng kiến thức về thụ phấn

Mục tiêu: Hiểu hiện tượng giao phấn.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tranh hoặc các hình ảnh thụ phấn bổ sung cho cây.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục.

– Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? giáo viên có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ.

? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?

? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?

Bước 3: Giáo viên chốt lại các ứng dụng về sự thụ phấn.

– Học sinh quan sát thu nhận kiến thức.

– Học sinh tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời.

– Yêu cầu nêu được:

+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.

+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.

 

 

– Học sinh tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.

Tiểu kết:

–  Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:

+ Tăng sản lượng quả và hạt.

+ Tạo ra các giống lai mới.

3. Củng cố

Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

–  Giáo viên: củng cố nội dung bài.

–  Giáo viên: đánh giá giờ học.

–  Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.

4. Vận dụng, sáng tạo:

Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

–  Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?

–  Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

–  Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập

–  Tập thụ phấn cho hoa bí, mướp, ngô.

–  Đọc mục “ Em có biết”.

* Rút kinh nghiệm bài học: