Giáo án Ngữ văn 10 hay, chuẩn nhất | Giáo án Văn lớp 10 trọn bộ
1. HDHS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
● Mục tiêu:
Hướng dẫn HS hiểu bộ phận hợp thành của nền VHVN gồm VHDG và VH viết
● Tổ chức thực hiện
Thao tác 1:
– GV yêu cầu HS: đọc đoạn đầu (SGK) gợi mở để học sinh tìm và hiểu khái niệm thế nào là tổng quan VHVN ?
– HS: đọc SGK và phát biểu ý kiến
“Tổng quan về văn học Việt Nam”: Đó là cách nhìn nhận đánh giá khái quát những nét lớn của nền VHVN.
– GV nhận xét ý kiến HS , bổ sung giảng rõ hơn về VHVN
– HS: Lắng nghe và theo dõi tri thức
– GV: Sau khi đọc bài “Tổng quan về VHVN”, em hãy cho biết VHVN gồm mấy bộ phận lớn? Hãy trình bày những nét lớn của bộ phận văn học dân gian?
– HS: Trả lời
– GV chốt lại và HS ghi bài
Thao tác 2:
Bước 1:
– GV gợi ý cho HS nêu khái niệm VHDG, các thể loại và đặc trưng VHDG. Kể tên các thể loại truyện cổ và thơ ca dân gian.?
VHGD có những nét đặc trưng gì?
– HS: Lần lượt suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
– GV chốt lại ý chính
– HS: theo dõi và ghi bài
Bước 2:
– GV hỏi : Nêu khái niệm về VH viết? VH viết của dân tộc ta đã sử dụng những loại văn tự nào?
– HS: suy nghĩ và trả lời :
– GV: giải thích và gợi mở
Chữ Hán là văn tự của người Hán; chữ Nôm là dựa vào chữ Hán mà đặt ra; chữ Quốc ngữ sử dụng chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt. Từ TK XX trở lại đây VHVN chủ yếu ghi bằng chữ Quốc ngữ.
– HS: theo dõi và ghi bài
– GV: nhấn mạnh :Văn học viết và Văn học dân gian
– HS: lắng nghe và ghi nhớ.
2. Tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Mục tiêu:
Hướng dẫn HS hiểu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử văn học qua các giai đoạn
+ Từ thế kỉ X đến hết XIX
+ Từ XX đến nay
Tổ chức thực hiện:
Thao tác 1: Từ thế kỉ X đến hết XIX
– GV yêu cầu: HS đọc từng phần SGK và trả lời:
VHVN chia thành mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn có nét riêng nổi bật như thế nào?
Vì sao VH trung đại lại chịu ảnh hưởng VH trung đại Trung Quốc?
– HS suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
– GV triển khai và giải thích: Do các triều đại phong kiến Trung Quốc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lý do VH viết lúc đầu viết bằng chữ Hán và sử dụng hầu hết các thể loại của văn học Trung Quốc.
– GV phát vấn HS: Kể tên 1 số tác phẩm VH trung đại viết bằng chữ Hán?
– HS: phát biểu theo kiến thức của mình đã học:
– GV chốt lại kiến thức:
– HS: lắng nghe, ghi nhận kiến thức cơ bản
● GV tiếp tục sử dụng cách gợi mở hướng dẫn HS tìm hiểu về chữ Nôm
– GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự phát triển chữ Nôm của VH trung đại? Kể tên 1 số tác giả và tác phẩm viết bằng chữ Nôm?
– HS: phát biểu theo cách hiểu
– GV giảng và chốt ý
– HS: theo dõi ghi bài
Thao tác 2: Tìm hiểu văn học hiện đại
– GV hỏi: VH thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
– HS: dựa vào SGK trả lời
– GV nhấn mạnh ý chính
– HS: ghi bài
● Tìm hiểu giai đoạn: Đầu XX đến 1930
– Gọi HS đọc từng giai đoạn VH và nêu vắn tắt thành tựu của từng giai đoạn phát triển của VHVN?
– HS: thực hiện đưa ra nhận xét
– GV định hướng
VH được phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm của con người Việt Nam. Văn học giai đoạn này chịu ảnh hưởng của VH Phương tây.
– HS theo dõi ghi bài
– GV thuyết giảng:
Văn học VN đạt giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân VH thế giới (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh), nhiều tác phẩm nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Việt Nam với nhiều khả năng và sự sáng tác đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN
– Văn học dân gian
a. Khái niệm:
– VHDG là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động , được truyền miệng từ đời này sang đời khác.Tác phẩm VHDG là tiếng nói, tình cảm chung của toàn thể cộng đồng.
b. Thể loại:
– Gồm nhiều thể loại: Sử thi, thần thoại, truyện cổ tích
c. Đặc trưng VHDG:
– Tính tập thể
– Tính truyền miệng
– Sự gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động.
– Văn học viết
a. Khái niệm:
– Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân nên VH viết mang dấu ấn riêng của tác giả.
b. Hình thức văn tự : được ghi lại bằng 3 thứ chữ: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, 1 phần nhỏ được ghi bằng chữ Pháp.
c. Thể loại:
– Từ X-XIX: Gồm văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu
– Từ XX đến nay: Gồm tự sự, trữ tình, kịch
II. Tiến trình lịch sử VHVN.
Chia thành 2 giai đoạn lớn:
1. Từ thế kỉ X đến hết XIX ( VH trung đại)
– Là nền VH được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
– Chịu ảnh hưởng của nền VH trung đại tương ứng – VH trung đại Trung Quốc.
– VH chữ Hán mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo và CN yêu nước
● Văn học chữ Hán
+ Văn xuôi: Thánh Tông di cảo của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Hoàng lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
+ Thơ : Ức trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch vân thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nam trung tạp ngâm (Nguyễn Du).
● Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Thơ Nôm Đường Luật (Hồ Xuân Hương), Truyện Kiều (Nguyễn Du )
2. Thời kì VH hiện đại (đầu thế kỉ XX đến nay)
– Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn:
+ Từ đầu TK XX – 1930
+ Từ 1930 – 1945
+ Từ 1945 – 1975
+ Từ 1975 đến nay.
a) Từ đầu XX – 1930 :
– VH bước vào quỹ đạo của VH thế giới hiện đại, tiếp xúc với văn học Châu Âu. Đó là nền VH viết bằng chữ Quốc ngữ nên có đội ngũ công chúng đông đảo.
– Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn.
b) Từ 1930 – 1945:
– Ngày càng xuất hiện nhiều tên tuổi lớn: Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử
– Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và VHDG vừa tiếp nhận ảnh hưởng của VH thế giới để hiện đại hơn. Đã có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện.
c) Từ 1945- 1975:
– VH thời kì này là VH cách mạng
– Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp chiến đấu và lao động của nhân dân ta.
– Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đem lại phạm vi ảnh hưởng mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với nhiều tên tuổi như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu
– Thơ, văn xuôi, văn chính luận viết bằng chữ Quốc ngữ có 1 số tác phẩm có ý nghĩa mở đường.
d) Từ 1975 đến nay:
– Các nhà văn phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, CN hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới của thời mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN