Giáo án Mầm non – Chủ điểm: Quê hương – Đất nước – Thủ đô Hà Nội – Bác Hồ chủ đề con: Thủ Đô Hà Nội

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Mầm non – Chủ điểm: Quê hương – Đất nước – Thủ đô Hà Nội – Bác Hồ chủ đề con: Thủ Đô Hà Nội”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CHỦ ĐIỂM: quª h­¬ng - ®Êt n­íc - THỦ ĐÔ HÀ NỘI- b¸c hå 
CHñ §Ò CON: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TuÇn 5 th¸ng 03 / 2010 ( Tõ ngµy 29 / 03 ®Õn 02 / 04 n¨m 2010)
i. môc ®Ých yªu cÇu:
1. KiÕn thøc:
a, Giới thiệu với trẻ về đất nước và con người Việt Nam:
- Nhân dân Việt Nam gồm nhiều dân tộc sinh sống, cùng nhau xây dựng quê hương, dân tộc đông nhất là dân tộc kinh sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, các dân tộc khác chủ yếu sống ở miền núi và trung du
- Đất nước Việt Nam rất giàu đẹp: có miền đồng bằng, đất đai màu mỡ trồng lúa gạo, có biển rộng mênh mông nhiều tôm cá và nhiều bãi biển đẹp là nơi nghỉ mát và vui chơi ngày hè, có núi rừng hùng vĩ với nhiều cây gỗ quý và thú rừng(hổ, báo, hươu, nai)
- Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp(Chùa Một Cột, Văn Miếu, Hồ Gươm,Sông Hồng)
b, Trẻ được biết về Bác Hồ:
- Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của nhân dân Việt Nam, là người có công rất lớn lãnh đạo nhân dân VN xây dựng cuộc sống tươi đẹp ngày nay. Mọi người nhớ ơn và quý trọng Bác Hồ
- Khi còn sống, Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng, các cháu thiếu niên nhi đồng luôn luôn thể hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ qua lời ca, tiếng hát
- Bác Hồ không còn nữa, hiện nay Bác nằm nghỉ trong lăng tại thủ đô Hà Nội. Hàng ngày có rất nhiều người ở khắp mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội thăm lăng Bác Hồ
c, Quê hương:
- Là nơi chúng ta sinh ra, ở đó có làng xóm, thôn bản, phố phường, có nhiều họ hàng, ruột thịt(giới thiệu với trẻ về danh lam thắng cảnh ở địa phương)
d, Giới thiệu với trẻ về trường tiểu học:
- Tên trường, địa chỉ, các hoạt động của trường tiểu học
- Các đồ dùng của học sinh cấp 1
2.Kỹ năng:
- Trẻ nói được những nét đặc trưng về quê hương đất nước, thủ đô Hà Nội, về bác Hồ kính yêu, về trường tiểu học
- Trẻ thể hiện cảm xúc của mình với quê hương đất nước và thủ đô Hà Nội với Bác Hồ, với trường tiểu học thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật(hát, múa, đọc thơ, kể truỵên, tạo hình)
- Trẻ nhận xét, mô tả về trường tiểu học(Trường, hoạt động, đồ dùng)
- Có 1 số kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho việc học: giữ vở, cầm bút, cách đọc, cách viết
- Khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập, lắng nghe, làm theo yêu cầu
- Trật tự, thực hiện công việc đến cùng
- Kỹ năng giao tiếp với bạn, với cô giáo
- Tô vẽ, viết chữ về trường tiểu học và đồ dùng học tập
3. Thái độ:
- Hình thành ở trẻ ý thức, thái độ yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, lòng thành kính với bác Hồ, tình cảm quan hệ với mọi người, đoàn kết, thân ái, nhường nhịn, giúp đỡ
- Trẻ hồ hởi khi đến trường, yêu quý bạn bè, cô giáo
- Giữ gìn đồ dùng học tập ngăn nắp, sạch sẽ
- Tạo cho trẻ ý thứ trân trọng, giữ gìn các di tích công trình công cộng
ii. thÓ dôc s¸ng:
- Tập theo lời ca bài:”Đu quay”
iii. ho¹t ®éng gãc:
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên và địa chỉ của thủ đô Hà Nội ở thành phố Hà Nội
- Trẻ biết xây dựng, lắp ghép lăng Bác Hồ
- Biết vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình về thủ đô Hà Nội
- Hát, múa các bài về Bác Hồ
- Biết xem tranh ảnh, đàm thoại, trò truyện về nội dung tranh
- Biết đong nước
2.Chuẩn bị;
- Mô hình thủ đô Hà Nội
- Bộ xây dựng, lắp ghép
- Bút màu, đất nặn, kéo, hồ dán, băng đài
- Tranh ảnh câu truyện hồ gươm
- Chậu, xô, cốc
3. Tiến hành;
a.Góc phân vai: Thăm quan triển lãm - thủ đô Hà Nội
- Cô giới thiệu góc chơi và cách chơi:
- Cô đưa trẻ đến mô hình thủ đô Hà Nội và giới thiệu cho trẻ: đây là thủ đô Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam, Hà Nội là trung tâm văn hoá khoa học của đất nước, ở đây có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, có lăng Bác Hồ, chùa 1 cột, văn miếu, hồ gươm
- Hàng ngày có rất nhiều người về đây thăm quan, nghỉ ngơi, tìm hiểu về thủ đô Hà Nội
b Góc xây dựng: Xây dựng, lắp ghép công trình lớn của thủ đô Hà Nội
- Cô giới thiệu góc chơi và cách chơi
- Các con hãy lấy bộ xây dựng và lắp ghép để xây dựng lăng Bác Hồ. Trước tiên các con lấy các khối gỗ để xếp lăng Bác HồSau đó xây đường đi, cổng ra vào, xây hàng rào xung quanh, trồng các luống hoa, xây ao cá, trồng các thảm cỏ
c Góc nghệ thuật- Tạo hình: Vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình, vẽ thủ đô Hà Nội, hát múa các bài về thủ đô
+ Cô giới thiệu góc chơi và cách chơi
- Các con hãy lấy bút màu và giấy vẽ về thủ đô Hà Nội
- Các con lấy đất nặn để nặn Chùa Một Cột
- Các con dùng kéo cắt vườn hoa công viên
- Các con dùng bộ xếp hình xếp thủ đô Hà Nội
- Hát múa các bài về thủ đô - Bác Hồ
- Múa: - Em mơ gặp Bác Hồ
- Hát: Em yêu thủ đô
 Nhớ ơn Bác Hồ
 Nhớ ơn Bác
 Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
d, Góc học tập, sách:Xem tranh ảnh, trò chuyện về nội dung, tranh của các câu truyện trong sách
- Cô gt góc chơi và cách chơi:
- Các con hãy giở từng trang sách truyện ra xem và đàm thoại, trò truyện về nội dung bức tranh truyện Tấm Cám: có những nhân vật nào? Con yêu quý nhân vật nào nhất?
- Với tranh truyện sự tích Hồ Gươm: các con có biết ai đã cho vua Lê Lợi mượn gươm đánh giặc Minh
d, Góc thiên nhiên: Chơi đong đếm nước
- Cô gt góc chơi và cách chơi
- Các con chơi đong đếm nước: dùng cốc để múc nước ở trong chậu và đếm xem được bao cốc nước
- Đếm xem có bao nhiêu cốc nước đổ đầy xô
- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô
* Kết thúc buổi chơi:
- Trong quá trình trẻ chơi cô đi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi đúng ở các góc, giúp trẻ lúc khó khăn, khuyến khích trẻ giao lưu giữa các góc chơi
- Cô cho từng góc nhận xét: xem mình chơi đúng góc và đúng vai của mình chưa
- Cô nhận xét chung cả lớp
Thứ 2 ngày 29 tháng 03 năm 2010
Ngày soạn: 27 / 03 / 2010 Ngày dạy: 29 / 03 / 2010
a. ®ãn trÎ - ch¬I tù do - trß chuyỆn - ®iÓm danh - tds
- Đón trẻ: cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ ở lớp.
- Chơi tự do: trẻ chơi tự do ở các góc theo nhóm
- Trò chuyện: cô cùng trẻ trò truyện về yêu quê hương, đất nước, làng xóm
 - Các con sinh ra và lớn lên ở đâu?
 - Quê hương Sơn La có những di tích lịch sử gì?
- Điểm danh: cô điểm danh trẻ theo sổ nhóm lớp
- Thể dục sáng: cô và trò cùng tập các động tác theo lời bài hát
	" Đu quay" 2 lần
b. ho¹t ®éng chung:
tiÕt1: thÓ dôc:
nÐm tróng ®Ých th¼ng ®øng
trß ch¬i: C¸o vµ thá
I. Mục đích yêu cầu:
1, Kiến thức: - Trẻ trẻ biết ném đúng động tác, đúng hướng, ném trúng đích
	 - Biết chơi trò chơi: cáo và thỏ
2, Kỹ năng: - Phát triển cơ tay, cơ chân
	 - Rèn kỹ năng ném trúng đích thẳng đứng
3, Giáo dục: Giáo dục trẻ dũng cảm và tự tin trong luyện tập
II Chuẩn bị:
1, Cô: 2 đích, 6 túi cát, mũ cáo và thỏ, mô hình lăng Bác Hồ
2, Trẻ: khoẻ mạnh, gọn gàng
III. Tiến hành: 
HĐ cô
1,Hoạt động 1: Khởi động: 
 Cô và trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu đi: bình thường, lên dốc, xuống dốc, chạy chậm, chạy nhanh, tàu vào ga
2,Hoạt động 2: Trọng động:
a, Tập bài tập phát triển chung:
- Tay1: tay đưa phía trước, ngập trước ngực
- Chân4: bước khụy 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
- Bụng6: đứng quay người sang 2 bên
- Bật2: bật tiến về phía trước
b, Vận động cơ bản:
+ Giới thiệu bài: hôm nay chúng mình sẽ tập bài thể dục: ném trúng đích thẳng đứng và chơi trò chơi: cáo và thỏ
+ Cô tập mẫu: lần1: Hoàn chỉnh động tác
 lần2: Phân tích động tác
*TTCB: đứng chân trước chân sau, tay phải cầm túi cát(cùng chiều với chân sau)khi có hiệu lệnh ném gập khuỷu tay đưa cao ngang tầm mắt, nhằm và ném trúng đích
+ Trẻ thực hiện:
- Lần lượt cả lớp lên tập.
 (Cô động viên, sửa sai trong khi trẻ tập)
- Củng cố: nhắc lại tên bài tập
c, Trò chơi: Cáo và thỏ
+ Chuẩn bị: 1 mũ cáo
+ Luật chơi: không được chạm vào cáo, khi nào cáo mở mắt mới được chạy , cáo chỉ được bắt con thỏ không kịp chạy
+ Cách chơi: các chú thỏ nhảy đi chơi tiến về phía cáo đọc thơ" bầy thỏ con" khi hết bài: cáo bắt đầu đuổi các chú thỏ. Thỏ chạy nhanh về chuồng của mình, con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và đổi làm cáo
- Trẻ chơi 
3,Hoạt động 3: Hồi tĩnh: 
- Trẻ đi nhẹ nhàng thăm lăng Bác Hồ
HĐ trẻ
- Trẻ đi chạy nhẹ nhàng theo cô
- Gọi 2 trẻ khá lên tập
- 2 trẻ 1 lên tập
- Gọi 2 trẻ khá lên tập
- 3 - 4 lần
chuyÓn tiÕp: lén cÇu vång
tiÕt2: v¨n häc:
TRUYÖN : sù tÝch hå g­¬m
I. Mục đích yêu cầu:
1, Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên truyện - Hiểu nội dung của truyện truyền thuyết rùa vàng cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh đuổi giặc Minh. Sau khi thắng giặc Lê Lợi đã trả thanh gươm cho Long Quân tạo nên hồ Hoàn Kiếm
2, Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
	 - Rèn luyện kỹ năng kể truyện diễn cảm 
3, Giáo dục: - Trẻ lòng dũng cảm, tự hào dân tộc
 - Yêu quê hương đất nước
II. Chuẩn bị:
1, Cô: - 4 tranh minh hoạ cho nội dung truyện
2, Trẻ: - Tâm sinh lý thoải mái
III. Tiến hành: 
HĐ cô
1,Hoạt động 1:Tạo hứng thú:
- Cô và cả lớp hát bài:" Em yêu thủ đô"
- Bài hát nói về điều gì?
- Bạn nào đã được về Hà Nội rồi? Chúng mình thấy Hà Nội có đẹp không?
- Hồ gươm ở Hà Nội, giữa hồ có tháp rùa, có cầu Thê Húc sơn đỏ cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, xung quanh hồ là các hàng cây trải bóng mát, những luống hoa đủ màu rực rỡ. Đó là 1 trong những cảnh đẹp của Hà Nội
2,Hoạt động 2:Tổ chức hoạt động:
a, Giới thiệu bài: 
- Một trong những cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội là Hồ Gươm. Vì sao có tên gọi là Hồ Gươm. Các con hãy nghe cô kể chuyện:"Sự tích Hồ Gươm" tác giả Thu Thuỷ kể phỏng theo truyền thuyết:"Sự tích Hồ Gươm"
b, Cô kể truyện:
- Lần 1: Theo tranh
c, Giảng nội dung - trích dẫn - đàm thoại:
- Ngày xưa giặc Minh tàn bạo đã cướp nước ta, chúng cướp của, giết người đốt nhà khắp nơi, nhân dân rất khổ cực. Lê Lợi cùng nhân dân đứng lên đánh giặc Minh vì chúng giết người cướp của nên Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh:" Ta là Long Quâncho Lê Lợi" Sau khi đất nước hoà bình Lê Lợi đã trả lại gươm cho Long Quân trên hồ Tả Vọng. Để tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mượn gươm thần để giết giặc. Lê Lợi đã đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm
- Cô vừa kể truyện gì?
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh?
- Quân lính của Lê Lợi kéo lưới lên thì được cái gì?
- Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm để làm gì?
- Long Quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu?
- Vì sao hồ được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm?
+ Cô kể lại truyện
- Cô là người dẫn truyện, trẻ là người đóng vai các nhân vật trong truyện
3,Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cho trẻ vẽ Hồ Gươm
HĐ trẻ
- Thủ đô Hà Nội
- 1-2 trẻ
- Lê Lợi cùng nhân dân
- Có thanh gươm
- Đánh giặc Minh
- Hồ Tả Vọng
- Để tỏ lòng biết ơn Long Quân đã cho mượn gươm
c. ho¹t ®éng gãc:
1, Góc phân vai: thăm quan triển lãm - thủ đô Hà Nội
2, Góc xây dựng: xây dựng, lắp ghép công trình l ... iết làm theo yêu cầu của cô
II. Chuẩn bị:
1, Cô: 
- Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- 4 rổ đựng các khối
2, Trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng 4 khối: vuông, cầu, trụ, chữ nhật
III. Tiến hành
HĐ cô
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài:”Em yêu thủ đô”
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Bài hát kể về tình yêu của 1 bạn nhỏ với thủ đô
- Chúng mình biết Hà Nội có những gì?
- Các con có muốn thành phố Sơn La đẹp như thủ đô Hà Nội không?
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều những vật liệu xây dựng rồi cô chia lớp mình thành 3 nhóm xem nhóm nào xây dựng thành phố Sơn La đẹp như Hà Nội nha
2.Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động:
a, Phần1: Ôn tập, nhận biết gọi tên 4 khối
- Cô đi quan sát các trẻ xếp:
- Tổ chim xanh xếp ngôi nhà như thế nào? Bằng những khối nào?
- Tổ ong nâu
Tổ bướm vàng
+ Chơi trò chơi:” Giơ khối theo hiệu lệnh”
- Khi cô nói đến khối nào thì chúng mình tìm thật nhanh khối gỗ đó và giơ lên và đọc tên khối
- Khối vuông
- Khối cầu
- Khối trụ
- Khối chữ nhật
b, Phần2: Nhận biết, phân biệt các khối:
- Phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng các khối
+ Cô giơ khối vuông lên và hỏi: đây là khối gì?
- Vì sao gọi là khối vuông?
- Cho trẻ tìm khối vuông giơ lên và đọc
- Cả lớp đếm khối vuông có mấy mặt
- Khối vuông có lăn được không? Vì sao?
+ Còn đây là khối gì?
- Tìm khối chữ nhật giơ lên và đọc to
- Khối chữ nhật có màu gì? 
- Vì sao lại gọi là khối chữ nhật?
- Đếm xem khối chữ nhật có mấy mặt?
- Khối chữ nhật có lăn được không? Vì sao?
+ So sánh khối vuông với khối chữ nhật:
- Giống nhau: đều có 6 mặt phẳng
- Khác nhau: khối vuông có 6 mặt hình vuông, khối chữ nhật có 4 mặt hình chữ nhật và 2 mặt hình vuông
+ Cô còn có khối gì đây?
- Con thấy khối cầu giống quả gì?
- Khối cầu có đặc điểm gì?
- Cô và cả lớp lăn khối cầu
- Vì sao khối cầu lăn được?
- Cả lớp sờ xem có nhẵn không?
- Khối cầu thì lăn được còn khối trụ thì sao?
- Khối trụ có lăn được không?
- Khối trụ cũng lăn được chỉ khi nằm ngang 
- Khối trụ còn 1 đặc điểm nữa đó là?
+ So sánh khối cầu và khối trụ
- Giống nhau: đều lăn được
- Khác nhau: khối cầu không có mặt phẳng, không xếp trồng lên được
 khối trụ có 2 mặt phẳng xếp đứng được
- Cô giơ khối và chúng mình nói to tên khối nha
- Chơi khó hơn: cô nói đặc điểm, các con nói tên khối
- Tất cả các mặt đều là hình vuông?
- Các mặt đều là hình chữ nhật?
- Tôi lăn tròn được, tôi là khối gì?
- Tôi chỉ lăn được khi nằm ngang?
* Liên hệ: Các con tìm xung quang lớp có ĐD, ĐC nào có dạng hình khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
c, Luyện tập: “ Thi chọn khối nhanh”
- Cô đặt tên cho 4 đội là 4 khối, cô chuẩn bị 2 rổ đựng các khối
+ Cách chơi: các con hãy kẹp ống hình khối vào đùi và nhảy như chuột túi lên chọn khối giống như tên khối của đội mình, sau đó đưa ống cho bạn đầu hàng, đội nào chọn được nhiều khối và chính xác nhất là đội chiến thắng
- Cô kiểm tra kết quả 2 đội
3.Hoạt động 3: Kểt thúc:
 Nặn khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
HĐ trẻ
- Em yêu thủ đô
- Có lăng Bác Hồ, hồ Gươm
- Có ạ
- Trẻ xếp các ngôi nhà
- Khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật, khối cầu
- Khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật
- Khối vuông, cầu, trụ, chữ nhật
- Trẻ tìm và giơ đọc to
- Khối vuông
- Tất cả các mặt đều vuông
- 16 tất cả có 6 mặt
- Không lăn được vì có cạnh , góc
- Khối chữ nhật
- Màu xanh
- Có 6 mặt hình chữ nhật
( 16 có 6 mặt hình chữ nhật)
- Không lăn được vì có cạnh , góc
- Khối cầu
- Quả bóng
- Lăn được
- Vì mặt bao xung quanh là đường tròn
- Có ạ
- Có ạ
- Có 2 mặt phẳng 2 bên
- Trẻ nói tên khối
- Khối vuông
- Khối chữ nhật
- Khối cầu
- Khối trụ
- Quả bóng, hộp quà
CHƠI CHUYÊN tiÕp: tËp tÇm v«ng
tiÕt2: t¹o h×nh:
vÏ theo chuyÖn kÓ (§T)
I. Mục đích yêu cầu:
1, Kiến thức:
- Trẻ nhớ lại những chuyện đã biết, tưởng tượng ra cảnh vật hoặc nhân vật trong truyện, thể hiện trên giấy bằng đường nét, hình dáng, màu sắc
2, Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ theo tưởng tượng
- Rèn luyện kỹ năng bố cục tranh, tô màu hợp lý
3, Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước, biết giữ gìn sản phẩm
II. Chuẩn bị:
1, Cô: tranh minh họa 1 số truyện
2, Trẻ: giấy A4, bút màu
III. Tiến hành: 
HĐ cô
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú:
- Cô đọc câu đố:” Hồ gì ở giữa thủ đô
 Nước xanh biêng biếc tháp rùa nghiêng soi”
- Các con có biết hồ Hòan Kiếm ở đâu không?
- Ở Hà Nội có nhiều di tích lịch sử như Chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếmnhiều công trình xây dựng lớn như lăng Bác Hồ, cầu Thăng Longnhiều cảnh đẹp như công viên Lênin, vườn bách thú. Các con có yêu thủ đô Hà Nội không?
a, Giới thiệu bài: 
- Hôm nay cô và các con vẽ theo truyện kể nha
b, Quan sát mẫu và đàm thoại:
+ Cô đưa tranh vẽ cảnh Hồ Gươm và đàm thoại:
- Cô có bức tranh vẽ cảnh gì đây?
- Hồ Gươm có cầu Thê Húc, có tháp rùa soi bóng nước lung linh, nơi đây vua Lê Lợi đã được rùa vàng trao gươm thần đánh giặc, khi thắng giặc rùa đã lấy lại gươm ở hồ này nên hồ gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm
- Hồ gươm ở trong truyện nào nhỉ?
- Cô đọc bài thơ:” Nàng tiên ốc”
- Cô vừa đọc cho chúng mình bài thơ gì?
+ Cô gt tranh minh họa:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ kể về 1 chuyện lạ nàng tiên chui ra từ vỏ ốc, nàng tiên giúp đỡ bà già quét dọn, nấu cơm, bà già đã đập vỡ vỏ ốc để nàng tiên không chui vào được nữa từ đó 2 mẹ con rất thương yêu nhau
- Con nào biết nàng tiên ốc giống ai chui ra từ quả thị?
+ Cô gt tranh truyện Tấm Cám
- Cô tấm cũng chui ra từ quả thị để giúp đỡ bà già
- Cô tấm ở trong truyện nào nhỉ?
- Các con thích cô kể truyện nào nhất?
- Bây giờ các con có thể vẽ 1 nhân vật hay nhiều nhân vật trong truyện mà cô vừa kể hoặc cáca nhân vật khác trong truyện mà con thích
- Hỏi ý định vẽ của trẻ
- Hỏi tư thế ngồi, cách cầm bút
 2.Hoạt động 2: Trẻ thực hiện:
a, Tạo sản phẩm:
- Cô đi quan sát và hướng dẫn trẻ vẽ
b, Trưng bày sản phẩm:
c, Nhận xét sản phẩm: 
- Con thích bài nào nhất, vì sao?
- Trẻ có bài đẹp giới thiệu bài của mình
- Cô nhận xét chung cả lớp: nhận xét sản phẩm đẹp và chưa đẹp
3.Hoạt động 3: Kết thúc:
-Cho trẻ xếp sản phẩm vào góc trưng bày
HĐ trẻ
- Hồ Hoàn Kiếm
- Ở thủ đô HN
- Có ạ
- Cảnh Hồ Gươm
- Sự tích Hồ Gươm
- Nàng tiên ốc
- Cô Tấm
- Truyện Tấm Cám
- 2 - 3 trẻ
- 2-3 trẻ
- 1-2 trẻ
- Trẻ treo tranh lên dây
- 2-3 trẻ
b. ho¹t ®éng gãc:
1, Góc học tập - sách: xem tranh ảnh, trò truyện về nội dung tranh theo chủ đề
2, Góc thiên nhiên: chơi đong đếm nước
3, Góc phân vai: thăm quan triển lãm thủ đô Hà Nội
c. ho¹t ®éng ngoµi trêi:
1, Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn hoa công viên
a, Mục đích: - Trẻ biết vườn hoa công viên có những gì?
b, Chuẩn bị:
b, Câu hỏi: - Vườn hoa công viên có những cây gì?
 - Vườn hoa công viên có những loại hoa gì?
2, Chơi vận động: Đếm tiếp
3, Chơi tự do:
- Trẻ chơi tự do trên sân
d. ho¹t ®éng chiÒu
- Ôn bài cũ: Toán: nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Ôn luyện thi kidsmat
- Làm quen bài mới: Chữ cái: tập tô chữ x - s
- Nêu gương cuối ngày. cắm cờ
- Vệ sinh, trả trẻ 
Thứ 6 ngày 02 tháng 04 năm 2010
Ngày soạn: 31 / 03 / 2010 Ngày dạy: 02 / 04 / 2010
ho¹t ®éng chung
ch÷ c¸i: lµm quen ch÷ c¸I s - x
I. Mục đích yêu cầu:
1, Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ s - x
- Nhận ra âm và chữ s - x trong tiếng và từ
- Biết so sánh chữ cái
2, Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng phát âm, so sánh, ghi nhớ, quan sát có chủ định cho trẻ
3, Giáo dục:
- Trẻ giữ gìn đồ dùng học tập
II. Chuẩn bị:
1, Cô: 1 cặp sách, 1 chiếc bút
 - Thẻ chữ g - y - s - x, thẻ chữ dời, đồng hồ gắn chữ cái
2, Trẻ: thẻ chữ g - y - s - x, cặp đeo có gắn chữ cái
III. Tiến hành 
HĐ cô
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài:”Tạm biệt búp bê”
- Bài hát nói về ai?
- Bài hát nói về 1 bạn nhỏ sắp sửa vào lớp 1 cũng giống như chúng mình. Bạn nhỏ đó rất thích vào lớp 1 nhưng vẫn còn cảm giác lưu luyến trường mầm non thân yêu
- Các con có thích được vào lớp 1 không?
- Muốn vào lớp 1 chúng mình phải làm gì?
“ Cô đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”
2.Hoạt động 2: Bé học chữ cái
a, Làm quen chữ cái S: 
- Khi lên lớp 1 chúng mình cần những đồ dùng học tập nào?
- Lên lớp 1 chúng mình cần rất nhiều loại đồ dùng học tập như: Cặp sách, bút, vởđể phục vụ cho việc học tập, và 1 thứ không thể thiếu trong hành trang của các con là chiếc cặp sách, chiếc cặp sách dùng để đựng sách bút đấy
- Dưới chiếc cặp sách cô có từ cặp sách
- Cô có từ cặp sách được ghép bằng các thẻ chữ rời
- Gọi trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Trong từ cặp sách có chữ cái S mà hôm nay cô cùng các con làm quen
- Cô thay chữ S to, chữ S in hoa và chữ s thường
- Cô phát âm mẫu “s”
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
b, Làm quen chữ cái X:
- Cô giới thiệu bút có tên là bút xinh
 (Câu hỏi tương tự như trên)
- Chú ý sửa sai.
 *So sánh chữ s và x:
- Chữ s và x phát âm khác nhau như thế nào?
- Chữ s khi phát âm phải cong lưỡi
- Chữ x khi phát âm phải thẳng lưỡi
d, Trò chơi luyện tập:
+ Trò chơi 1: Bé tìm thẻ vào lớp 1
- Cách chơi: cô có những thẻ có gắn các chữ cái s - x - g - y các con lên tìm thẻ chữ cái theo yêu cầu của cô, giơ lên đọc to, đeo thẻ về chỗ
- Trẻ chơi
+ Trò chơi 2: Đồng hồ kỳ diệu
- Cách chơi: đồng hồ kỳ diệu có gắn chữ cái: s - x - g - y, nhiệm vụ của các con là khi cô dừng quay ở chữ nào thì các con đọc to chữ cái đó
- Chơi lần 2: tìm giơ chữ cái giống chữ cái ở trên đồng hồ
+ Trò chơi 3: “Bé tìm vật liệu xây dựng trường học”
- Cách chơi: cô chia các con thành 2 đội, đội xanh lên lấy viên gạch có chứa chữ s, đội đỏ lên lấy viên gạch có chứ chữ x, nhiệm vụ của các con là phải bật qua 3 vòng lên chọn viên gạch có gắn chữ cái của đội mình
- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội - tặng quà
3.Hoạt động 3: Kết thúc: 
- Cho trẻ thăm quan trường tiểu học
HĐ trẻ
- 1 Bạn nhỏ sắp vào lớp 1
- Có ạ
- 1 - 2 trẻ
- Cặp sách, bút, vở
- Cả lớp
- Cá nhân đọc
- Tổ đọc
- c - a - ă - h - p
- 3 trẻ lên tìm chữ cái
b. ho¹t ®éng gãc:
1, Góc phân vai: thăm quan triển lãm thủ đô Hà Nội
2, Góc xây dựng: xây dựng, lắp ghép các công trình lớn của Hà Nội
3, Góc thiên nhiên: chơi đong đếm nước
c. ho¹t ®éng ngoµi trêi:
1, Hoạt động có mục đích: Quan sát phong cảnh miền núi
a, Mục đích: - Trẻ biết 1 số phong cảnh miền núi
b, Chuẩn bị: 
c, Câu hỏi: - Các con thấy phong cảnh miền núi như thế nào?
	 - Có những gì?
	 - Có nét đặc trưng gì nổi bật?
2, Chơi vận động: Đếm tiếp
3, Chơi tự do:
- Trẻ chơi tự do trên sân
d. ho¹t ®éng chiÒu
- Ôn bài cũ: Chữ cái: làm quen chữ cái s – x.. Luyện thi “Giáo dục môi trường”
- Nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan
- Vệ sinh, trả trẻ