Giáo án Khoa học lớp 5 – Tiết 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già – Trương Tiến Đạt – Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Khoa học lớp 5 – Tiết 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già – Trương Tiến Đạt – Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 4 
Tiết 7 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ ba, ngày 01 tháng 8 năm 2009 
Môn : Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
	KTKN : 88 
	SGK : 16 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu học tập
- ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm nghề khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
Ÿ Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn :
+ dưới 3 tuổi và 
- Dưới 3 tuổi: biết đi, biết nói, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi
+ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
- Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: hiếu động, giàu trí tưởng tượng ...
+ Từ 6 tuổi đến 10 tuổi
- 6 tuổi đến 10 tuổi: cơ thể hoàn chỉnh, cơ xương phát triển mạnh.
Ÿ Tuổi dậy thì xuất hiện vào thời gian nào ? 
+ ở nam : 15 - 17 tuổi ; ở nữ : 13 - 15 tuổi
 + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người ? 
- Tuổi dậy thì: cơ thể phát triển nhanh, cơ quan sinh dục phát triển ...
- Nhận xét bài cũ
B. Bài mới
* Giới thiệu : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già 
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK 
* Mục tiêu : HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
* Các tiến hành :
- Hoạt động nhóm, cả lớp 
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 16 , 17 theo nhóm
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
- chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Ở tuổi này sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội, bạn bè.
Tuổi trưởng thành
- được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội...
Tuổi già
- Cơ thể suy yếu dần, chức năng hoạt động của các cơ giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
- Nhận xét - kết luận
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”? 
* Mục tiêu : HS có những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
* Cách tiến hành :
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Thảo luận nhóm
- Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. 
- Học sinh xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. 
- Các nhóm làm việc
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày. 
- Các nhóm khác có thể hỏi và nêu ý kiến khác về phần trình bày của nhóm bạn. 
- Nhận xét - kết luận - tuyên dương
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). 
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì ? 
- Hình dung sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, giúp ta sẵn sàng đón nhận, tránh được sai lầm có thể xảy ra. 
Hoạt động 3 : Củng cố 
- Giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình bạn và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Học sinh trả lời, chỉ định bất kì 1 bạn tiếp theo.
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS đọc muc “Bạn cần biết”
- Chuẩn bị :
- Nhận xét tiết học.