Giáo án Khoa học 4 bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch – Tìm đáp

A. Kiểm tra tiết cũ (5’)

– Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm?

– Gv nhận xét, ghi điểm.

B. Tiết mới:

1. Gtb: (2’) Nêu nhiệm vụ tiết học.

2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.

*Mục tiêu: Nêu những nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Tiến hành:

– Yêu cầu hs quan sát hình 80, 81. Sgk trả lời câu hỏi:

+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

– Gv nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu hs liên hệ bản thân, gia đình kể những việc đã và sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Mục tiêu: Bản thân hs cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Tiến hành:

– Gv chia nhóm giao nhiệm vụ:

+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí.

+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.

– Thực hành.

– Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như gv đã hướng dẫn.

– Gv đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ các em cùng tham gia.

– Trình bày và đánh giá.

– Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình. Trình bày kết quả thảo luận.

– Gv tuyên dương nhóm vẽ tranh tuyên truyền hiệu quả.

* Bạn cần biết: sgk

3. Củng cố, dặn dò:

– Em sẽ làm những gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

– Nhận xét giờ học.

– Về nhà học tiết.

– Chuẩn bị tiết sau.

– 2 hs trả lời.

– Lớp nhận xét.

– Học sinh chú ý lắng nghe.

– Hs làm việc theo cặp.

– Những việc nên làm:

+ H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.

+ H2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

+ H3, 5, 6, 7.

– Những việc không nên làm:

H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.

– Học sinh hoạt động nhóm.

– Học sinh chú ý lắng nghe để biết nhiệm vụ.

– Học sinh các nhóm về vị trí của mình.

– Học sinh vẽ tranh cổ động.

– Các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

– Các nhóm khác góp ý bổ sung.

– 2, 3 học sinh phát biểu.