Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất, chuẩn nhất | Giáo án Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực hay nhất

Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực hay nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 11 đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Tải xuống

Mục lục Giáo án Hóa học 11

Giáo án Hóa học 11 Ôn tập đầu năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức: HS ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn, phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

b. Kĩ năng:

– Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học…

– Lập PT hóa học của phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

c. Trọng tâm: Cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn, phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

a. Các phẩm chất: Sống yêu thương, hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy

b. Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp và năng lực tính toán.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

– Năng lực làm việc độc lập; Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

– Năng lực tính tóan hóa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BẢNG TUẦN HOÀN các nguyên tố. Máy chiếu.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A : Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Để giúp các em chuẩn bị tốt cho việc học tập môn hóa học lớp 11, chúng ta cùng nhau ôn tập lại những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 10

* Thưc hiện nhiệm vụ học tập

Tập trung, tái hiện kiến thức

* Báo cáo kết quả và thảo luận

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức

B : Hoạt động hình thành kiến thức

I. Lí thuyết

Mục tiêu: Ôn tập kiến thức phần cơ sở lí thuyết hoá học. Biết vận dụng trong việc nghiên cứu các chất.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

– Các bước viết cấu hình e?

 

 

 

 

– Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron gồm mấy bước? Nêu các bước đó?

 

 

– Cân bằng hóa học ? Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

– Tính chất của nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh

– Gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định số electron

Bước 2: Các electron phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng dần về năng lượng và tuân theo qui tắc về số electron tối đa trong 1 phân lớp

Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố

– Các bước cân bằng theo pp thăng bằng e:

Bước 1 : Xác định số oxi hoá của các nguyên tố, để xác định chất oxi hoá, chất khử

Bước 2 : Viết các quá trình oxi hoá, quá trình khử và cân bằng các quá trình

Bước 3 : Tìm hệ số cho chất oxi hoá và chất khử sao cho tổng số e cho bằng tổng số e nhận

Bước 4 : Đưa các hệ số lên phương trình và kiểm tra lại

– Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

– Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa–tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

C. Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: Kĩ năng lập phương trình hoá học , cân bằng phương trình hoá học giải một số bài tập cơ bản về xác định thành phần hỗn hợp, tên nguyên tố, bài tập về chất khí.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

bằng cách chia hs thành 3 nhóm theo số thứ tự bàn học trong lớp

Nhóm 1: Sử dụng kiến thức viết cấu hình electron đã học lớp 10

Bài 1: Viết cấu hình e và xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố có: Z = 15,24,35,29?

Nhóm 2: Sử dụng các bước cân bằng pthóa học đã học lớp 10

Bài 2: Cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng e?

a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N3O + H3O

b. KNO3+S+C → K2S+N2+CO2

c. NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Nhóm 3:

Bài 3: 1. Cho phương trình hoá học:

2SO2+ O2 ⇌ 2SO3 ∆H<0

Phân tích đặc điểm của phản ứng điều chế lưu huỳnh trioxit, từ đó cho biết các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng hiệu quả tổng hợp SO3?

2. Hệ CB sau xảy ra trong 1 bình kín:

CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) ∆H>0

Điều gì sẽ xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?

a, Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

b, Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.

c, Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.

d, Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.

e, Tăng nhiệt độ.

GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết

HS: Hình thành các nhóm theo quy luật

Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm

HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm

+thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm

+Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

+ Chuẩn bị báo cáo các kết quả

HS: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận

Bài 1: 1s22s22p63s23p3

– Ô: 15; Chu kì 3; Nhóm VA

Tương tự:

Z = 24: 1s22s22p63s23p63d54s1

Z = 35: 1s22s22p63s23p63d104s24p5

Z = 29: 1s22s22p63s23p63d104s1

Bài 2:( HS làm theo các bước)

a.8Al+30HNO3 → Al(NO3)3+3N2O+15H2O.

b. 2KNO3+S+3C → K2S+N2+3CO2

c. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Bài 3: 1. Phản ứng điều chế lưu huỳnh trioxit là phản ứng thuận nghịch, toả nhiệt.

Để tăng hiệu quả tổng hợp SO3 sử dụng các biện pháp kĩ thuật:

– Nhiệt độ thích hợp là 450-500

– Tăng nồng độ O2 bằng cách dùng lượng dư không khí

2.a, CB chuyển dịch theo chiều thuận

b, Không ảnh hưởng đến chuyển dịch CB

c, Không ảnh hưởng đến chuyển dịch CB

d, CB chuyển dịch theo chiều thuận

e, CB chuyển dịch theo chiều thuận

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

+ Giải thích nguyên nhân cho tang giảm nhiệt độ, sử dụng chất xúc tác trong sản xuất SO2

Trình bày ra giấy A4 và nộp sản phẩm, hoặc trình bày trước lớp.

HS:Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm

+thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm

+Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

+ Chuẩn bị báo cáo các kết quả

HS:Báo cáo kết quả và thảo luận

HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận

D. Hoạt động vận dụng

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

Hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS

GV yêu cầu học sinh:

+ Tìm hiểu các phương pháp làm tăng tốc độ phản ứng trong sản xuất

Trình bày ra giấy A4 và nộp sản phẩm, hoặc trình bày trước lớp.

– HS học cá nhân ở nhà, có thể hỏi người thân để trợ giúp.

– HS nộp báo cáo và sản phẩm vào “Góc học tập” của lớp.

Giáo án Hóa học 11 Bài 1: Sự điện li

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được: Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2. Kĩ năng:

– Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

– Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

-Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

3. Thái độ:

– Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch

– Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Năng lực hướng tới:

– Năng lực ngôn ngữ

– Năng lực giải quyết vấn đề

II. PHƯƠNG PHÁP:

– Phương pháp đàm thoại gợi mở.

– Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị hình 11(sgk) để mô tả thí nghiệm.

hoặc chuẩn bị dụng cụ và hoá chất theo hình 11 để biểu diễn TN sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu

HS: Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học ở chương trình vật lí lớp 7

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung:GV đặt vấn đề: Vì sao nước tự nhiên có thể dẫn điện được, còn nước cất thì không? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn điện của các chất trong nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hiện tượng điện li

Gv: Lắp hệ thống thí nhgiệm như sgk và làm thí nghiệm biểu diễn.

Hs: Quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.

Gv: Đặt vấn đề: Tại sao dd này dẫn điện được mà dd khác lại không dẫn điện được?

Hs: Vận dụng kiến thức dòng điện đã học lớp 9 và nghiên cứu trong sgk về nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit, bazơ, muối trong nước để trả lời.

Gv: Giới thiệu khái niệm: sự điện li, chất điện li, biểu diễn phương trình điện li → Giải thích vì sao nước tự nhiên dẫn được điện

– Hướng dẫn hs cách viết phương trình điện li của NaCl, HCl, NaOH.

Hs: Viết pt điện li của axit, bazơ,muối.

Hoạt động 2: Phân loại chất điện li

Gv: Biểu diễn TN 2 của 2 dd HCl và CH3COOH ở sgk và cho hs nhận xét và rút ra kết luận.

Gv: Đặt vấn đề: Tại sao dd HCl 0,1M dẫn điện mạnh hơn dd CH3COOH 0,1M?

Hs: Nghiên cứu sgk để trả lời: Nồng độ các ion trong dd HCl lớn hơn nồng độ các ion trong dd CH3COOH, nghĩa là số phân tử HCl phân li ra ion nhiều hơn số phân tử CH3COOH phân li ra ion.

Gv: Gợi ý để hs rút ra các khái niệm chất điện li mạnh.

Gv: Khi cho các tinh thể NaCl vào nước có hiện tượng gì xảy ra?

Hs: Viết pt biểu diễn sự điện li.

Gv: Kết luận về chất điện li mạnh gồm các chất nào.

Gv: Lấy ví dụ CH3COOH để phân tích, rồi cho hs rút ra định nghĩa về chất điện li yếu.

-Cung cấp cho hs cách viết pt điện li của chất điện li yếu.

Gv: Yêu cầu hs nêu đặc điểm của quá trình thuận nghịch và từ đó cho hs liên hệ với quá trình điện li.

I. Hiện tượng điện li:

(15 phút)

1. Thí nghiệm: sgk

*Kết luận:

-Dung dịch muối, axit, bazơ: dẫn điện.

– Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và 1 số dung dịch rượu,đường: không dẫn điện.

2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit, bazơ, muối trong nước:

– Các muối, axit, bazơ khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dd của chúng dẫn điện.

– Quá trình phân li các chất trong H2O ra ion là sự điện li.

– Những chất tan trong H2O phân li thành các ion gọi là chất điện li.

– Sự điện li được biểu diễn bằng pt điện li:

NaCl → Na+ + Cl-

HCl → H+ + Cl-

NaOH → Na+ + OH-

II. Phân loại các chất điện li: (20 phút)

1. Thí nghiệm: sgk

*Nhận xét: ở cùng nồng độ thì HCl phân li ra ion nhiều hơn CH3COOH .

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:

a. Chất điện li mạnh:

– Khái niệm: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

– Phương trình điện li NaCl:

NaCl → Na+ + Cl-

100 ptử → 100 ion Na+ và 100 ion Cl-

– Gồm:

+ Các axit mạnh HCl, HNO3, H2SO4…

+ Các bazơ mạnh NaOH, KOH, Ba(OH)2

+ Hầu hết các muối.

b. Chất điện li yếu:

-KN: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

-Pt điện li: CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

-Gồm:

+Các axit yếu: H2S , HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, …

+ Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3…

*Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Satơliê.

4.Củng cố: Trong bài này các em phải nắm được bản chất tính dẫn điện của chất điện li: Nguyên nhân và cơ chế đơn, k/niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

5. GV hướng dẫn HS về nhà:

– Học lí thuyết; Làm các bài tập ở trang 7 sgk.

– Đọc và nghiên cứu bài 2: Axit- bazơ – muối.

Giáo án Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

– Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

2. Kĩ năng:

– Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

– Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

– Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

– Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ: Học sinh nhiệt tình, chủ động tiếp thu kiến thức

4. Năng lực hướng tới:

– Năng lực ngôn ngữ

– Năng lực giải quyết vấn đề

II. PHƯƠNG PHÁP:

– Phương pháp đàm thoại gợi mở.

– Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Thí nghiệm Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính

HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Viết phương trình điện li của các chất sau:

a) Ca(NO3)2; H2SO4; HClO; BaCl2; KOH

b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2; H3PO4

3. Nội dung:Chúng ta đã học về axit, bazơ, muối trong chương trình lớp 9, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem A-rê-ni-ut đưa ra khái niệm về chúng như thế nào?

in đậm
in nghiêng
gạch chân

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Axit

Gv: Cho hs nhắc lại các khái niệm về axit đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ.

Gv: Dựa vào bài cũ, xác định axit?

→ Nhận xét về các ion do axit phân li?

Gv: Theo A-rê-ni-ut, axit được định nghĩa như thế nào?

Hs: Kết luận

Gv: Dựa vào pt điện li hs viết trên bảng cho hs nhận xét về số ion H+ được phân li ra từ mỗi phân tử axit.

Gv: Phân tích cách viết pt điện li 2 nấc của H2SO4 và 3 nấc của H3PO4.

Gv: Dẫn dắt hs hình thành khái niệm axit 1 nấc và axit nhiều nấc.

Hs: Nêu khái niệm axit.

Gv: Lưu ý cho hs: đối với axit mạnh và bazơ mạnh nhiều nấc thì chỉ có nấc thứnhất điện li hoàn toàn.

Hoạt động 2: Bazơ

Gv: Cho hs nhắc lại các khái niệm về bazơ đã học ở lớp dưới.

Gv: Bazơ là những chất điện li.

-Hãy viết pt điện li của NaOH, KOH.

-Nhận xét về các ion do bazơ phân li ra

-Hs: Nêu khái niệm về bazơ.

Hoạt động 3: hiđroxit lưỡng tính

– Gv: Làm thí nghiệm, HS quan sát

+ Cho dd HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2

+ Cho dd NaOH vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2.

– Hs: Zn(OH)2 trong 2 ống nghiệm đều tan vậy Zn(OH)2 vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với bazơ.

– Gv: Kết luận: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

– Gv: Tại sao Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính?

– Gv: Giải thích: vì Zn(OH)2 có thể phân li theo kiểu axit, vừa phân li theo kiểu bazơ

Gv: Lưu ý thêm về đặc tính hiđroxit lưỡng tính: Những hiđroxit lưỡng tính thường gặp và tính axit, bazơ của chúng

Hoạt động 4: Muối

Gv: Yêu cầu hs viết phương trình điện li của NaCl, K2SO4, (NH4)2SO4

Hs nhận xét các ion tạo thành → Định nghĩa muối

GV bổ sung một số trường hợp điện li của muối NaHCO3 → Muối axit, muối trung hoà

Gv: Lưu ý cho hs: Những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan 1 lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li.

I. Axit : (15 phút)

1. Định nghĩa: (theo A-rê-ni-ut)

– Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Vd: HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+.

2. Axit nhiều nấc:

-Axit mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axit 1 nấc.

Vd: HCl, CH3COOH, HNO3…

-Axit mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.

Vd: H2SO4, H3PO4

H2SO4 → H+ + HSO4-

HSO4 – ⇌ H+ + SO4 2-

H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4 –

H2PO4- ⇌ H+ + HPO4 2-

HPO42- ⇌ H+ + PO4 3-

II. Bazơ: (5 phút)

– Định nghĩa (theo thuyết A-rê-ni-út): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-

Vd: NaOH → Na+ + OH-

KOH → K+ + OH-

III. Hiđroxit lưỡng tính: (8 phút)

*Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ

VD: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính

+ Phân li kiểu bazơ:

Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2 OH-

+ Phân li kiểu axit:

Zn(OH)2 ⇌ ZnO2 2- + 2 H+

* Đặc tính của hiđroxit lưỡng tính.

– Thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2…

– Ít tan trong H2O

– Lực axit và bazơ của chúng đều yếu

IV. Muối: (10 phút)

1. Định nghĩa: sgk

2. Phân loại:

-Muối trung hoà: Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaCl, Na2SO4, Na2CO3…

-Muối axit: Muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+:NaHCO3, NaH2PO4…

3. Sự điện li của muối trong nước.

-Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.

-Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân ly yếu ra H+.

Vd: NaHSO3 → Na+ + HSO3-

HSO3 ⇌ H+ + SO3 2-.

in đậmin nghiênggạch chân

4.Củng cố:Phân loại các hợp chất sau và viết phương trình điện li: Na2SO4, NH4Cl, NaHSO3, H2SO3, Ba(OH)2

5. GV hướng dẫn HS về nhà:

– Học lí thuyết; Làm các bài tập ở trang 7 sgk.

– Đọc và nghiên cứu bài 3: Sự điện li của nước. pH. chất chỉ thị axit- bazơ

Tải xuống

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.