Giáo án Địa lý 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống –

Hoạt động của giáo viên và học sinh

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống (HS làm việc cả lớp: 10 phút):

Bước 1: Học sinh nêu ý kiến về vai trò của bản đồ trong quá trình học tập môn địa lý ở các lớp dưới? Tại sao trong học tập phải sử dụng bản đồ?

Bước 2: Giáo viên tổng hợp các ý kiến, sử dụng một số bản đồ minh họa chuẩn kiến thức cho học sinh.

HĐ2:Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ (HS làm việc cá nhân: 15 phút):

Bước 1: GV yêu cầu học sinh cho biết trong đời sống, sản xuất, những ngành nào cần đến bản đồ địa lí?

Bước 2: HS lấy ví dụ, GV chuẩn kiến thức

Tỉ lệ bản đồ: Khoảng cách 3cm trên bản đồ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?

3×6.000.000 = 18.000.000cm = 180km.

Ví dụ: Học về tự nhiên Hoa Kì sẽ phải sử dụng bản đồ gì ?

HĐ 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ,trong Atlat (HS làm việc cả lớp: 15 phút)

Bước 1: GV cho HS nghiên cứu mqh giữa các đối tượng địa lí trên một bản đồ và nêu ra các ví dụ cụ thể

Bước 2: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và giải thích thêm: Hướng chảy, độ dốc của sông dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất khu vực; Sự phân bố CN dựa vào bản đồ GTVT, dân cư…

I. Vai trò của BĐ trong học tập và đời sống.

1. Trong học tập:

Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.

VD: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?

2. Trong đời sống:

Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi:

– Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch.

– Phục vụ cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi

– Phục vụ cho q.sự: XD phương án tác chiến.

II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

a. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của bản đồ:đọc kĩ bảng chú giải.

c. Xác định được phương hướng trên bản đồ:

Phải dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và các hướng còn lại).

2. Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, Atlat.

– Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.

– KN: Atlat Địa lí là một tập hợp các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí.