Giáo án Công nghệ 9 (ngành nấu ăn) kì 1 soạn theo công văn 5512
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 3 :
Bài 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NHÀ BẾP
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Giúp HS hiểu đặc điểm và công dụng các loại đồ dùng nhà bếp
- Năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
– Năng lực chuyên biệt:
Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn
- Phẩm chất
Cẩn thận, sạch sẽ và biết bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp khi sử dụng, gọn gàng , ngăn nắp, trật tự, vệ sinh.
Tích hợp: An toàn lao động, phòng tránh tai nạn lao động, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên : giáo án, sgk, giáo án điện tử, tranh ảnh .
- Học sinh : sgk, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: GV dùng kĩ thuật tia chớp đặt tình huống sau đó dùng PP thuyết trình dẫn vào bài
b) Nội dung: GV kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
c) Sản phẩm: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Kiểm tra bài cũ:
GV yêu câu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Yêu cầu của nghề nấu ăn?
Câu 2. Khả năng đóng góp của nghề trong việc phát triển kinh tế nước ta ?
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Nắm vững kiến thức chuyên môn
– Có kĩ năng thực hành ( nấu nướng)
– Biết tính toán chọn lựa thực phẩm
– Biết chế biến món ăn …
Câu 2:
– Khách du lịch
– Kinh doanh các loại hình ăn uống: quán ăn, nhà hàng, khách sạn…
– Phát triển nhiều trường lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạng từ sơ cấp đến đại học…
=> Giới thiệu bài mới:
Đồ dùng trong nhà bếp giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nhưng vì đồ dùng có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau. Để biết được đặc điểm và công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp, chúng ta tìm hiểu bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ, thiết bị nhà bếp
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị nhà bếp
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm
GV cho HS quan sát hình ảnh nhà bếp
Em hãy phân loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp theo tính năng sử dụng của mỗi loại?
PP vấn đáp
GV: Nhà bếp có những loại thiết bị gì?
– Học sinh tiếp nhận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo kết quả
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> GV: giải thích thêm để học sinh hiểu sâu hơn
I. Dụng cụ, thiết bị nhà bếp
1. Dụng cụ nhà bếp
– Dụng cụ cắt thái: dao, thớt ….
– Dụng cụ để trộn: thìa, thau….
– Dụng cụ đo lường: cân, thìa ….
– Dụng cụ nấu nướng: nồi …
– Dụng cụ dọn ăn: bát, đũa …
– Dụng cụ dọn rửa: rổ, chậu ….
– Dụng cụ bảo quản thực phẩm: lồng bàn, tủ chứa….
2. Thiết bị nhà bếp
Thiết bị dùng điện: bếp điện ….
Thiết bị dùng gas : bếp gas
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
PP vấn đáp
GV: Theo em, những loại dụng cụ thiết bị này được cấu tạo bằng những chất liệu gì?
Em hãy kể tên một số thiết bị khác mà em biết?
PP động não
GV: Tính chất, cấu tạo của mỗi loại dụng cụ, thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản?
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1:
GV cho HS quan sát h5 sgk/12
+ Những dụng cụ, thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ?
+ Theo em, cần phải sử dụng và bảo quản chúng ntn cho phù hợp?
Nhóm 2:
Những dụng cụ, thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng nhựa? Theo em, cần sử dụng và bảo quản chúng ra sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp
1/ Đồ gỗ:
Thớt, chày, cối …
– Không ngâm nước
– Sử dụng xong phải rửa sạch bằng nước rửa chén, phơi gió cho khô ráo tránh phơi ngoài nắng hoặc hơ trên lửa
2/ Đồ nhựa
Rổ, thau, bát, đĩa…
– Không để gần lửa
– Không chứa thức ăn có nhiều dầu mở
– Khi sử dụng xong rửa sạch bằng nước rửa chén và phơi khô ráo
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi học sinh khác nhắc lại.
GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
Kể tên và nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng gỗ ?
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập
c) Sản phẩm: Tranh ảnh của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về một số đồ dùng trong nhà bếp
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Về nhà học bài theo sơ đồ tư duy và chuẩn bị bài 2 phần tiếp theo
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 4 :
Bài 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NHÀ BẾP (tt)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Giúp HS hiểu đặc điểm và công dụng các loại đồ dùng nhà bếp
- Năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
– Năng lực chuyên biệt:
Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn
- Phẩm chất
Cẩn thận, sạch sẽ và biết bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp khi sử dụng, gọn gàng , ngăn nắp, trật tự, vệ sinh.
Tích hợp: An toàn lao động, phòng tránh tai nạn lao động, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên : giáo án, sgk, giáo án điện tử, tranh ảnh .
- Học sinh : sgk, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: GV dùng kĩ thuật tia chớp đặt tình huống sau đó dùng PP thuyết trình dẫn vào bài
b) Nội dung: GV kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
c) Sản phẩm: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Kiểm tra bài cũ:
GV yêu câu HS trả lời câu hỏi:
Kể tên và nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhựa ?
Dự kiến sản phẩm:
Rổ, thau, bát, đĩa…
– Không để gần lửa
– Không chứa thức ăn có nhiều dầu mở
– Khi sử dụng xong rửa sạch bằng nước rửa chén và phơi khô ráo
=> Giới thiệu bài mới:
Ngoài đồ dùng bằng gỗ và nhựa trong nhà bếp còn có những đồ dùng được làm bằng chất liệu khác. Đó là những chất liệu gì chúng ta đi tìm hiểu phần tiếp theo
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu đồ thuỷ tinh, đồ tráng men
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về đồ thuỷ tinh, đồ tráng men
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm
Nhóm 1:
GV Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng thuỷ tinh và tráng men trong nhà bếp? Cần sử dụng và bảo quản ntn cho an toàn?
PP động não
GV Theo em, đồ dùng nào thường được tráng men, tại sao phải tráng men?
– Học sinh tiếp nhận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm:
+ bát, cốc, chén, đĩa ….
Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men. Nên đun lửa nhỏ ….
+ thau nhựa, ngăn chứa thức ăn .… tráng men vì để thức ăn khỏi nhiễm mùi sắt
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> GV: giải thích thêm để học sinh hiểu sâu hơn
3/ Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men
Bát, cốc, chén, đĩa ….
Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồ nhôm, gang
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về đồ nhôm, gang
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm
GV Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng nhôm, gang trong nhà bếp?
GV Cần sử dụng và bảo quản ntn cho an toàn?
– Học sinh tiếp nhận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
Dự kiến sản phẩm:
– Thau, nồi, xoong…
– Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.
+ Không để ẩm ướt
+ Không đánh bóng bằng giấy nhám
+ Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít…
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> GV: giải thích thêm để học sinh hiểu sâu hơn
4/ Đồ nhôm, gang
Thau, nồi, xoong…
– Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.
– Không để ẩm ướt
– Không đánh bóng bằng giấy nhám
– Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít…
Hoạt động 3: Tìm hiểu đồ sắt không gỉ (Inox)
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về đồ sắt không gỉ (Inox)
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
PP vấn đáp
? Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng sắt không gỉ (Inox) trong nhà bếp?
Hoạt động cặp đôi
? Nêu cách sử dụng và bảo quản chúng?
– Học sinh tiếp nhận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân, nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
Dự kiến sản phẩm:
– nồi, xoong, thìa ….
– Không đun lửa to vì dễ bị ố
+ Tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu
+ Không lau chùi bằng giấy nhám
+ Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
5/ Đồ sắt không gỉ (Inox)
Nồi, chảo, thìa , cối chày, thau , rổ…
– Không đun lửa to vì dễ bị ố
– Tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu…
– Không lau chùi bằng giấy nhám
– Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít
Hoạt động 4: Tìm hiểu đồ sắt không gỉ (Inox)
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về đồ dùng điện
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm
GV: Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng điện?
Nêu cách sử dụng an toàn và bảo quản đồ dùng điện?
– Học sinh tiếp nhận.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét
Dự kiến sản phẩm:
– Bếp điện, nồi cơm điện ….
– Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện
+ Khi sử dụng: đúng quy cách
+ Sau khi sử dụng: chùi sạch lau khô
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
=> GV chốt nội dung ghi bảng
6/ Đồ dùng điện :
Nồi cơm điện,lò nướng, lò vi sóng, bếp hồng ngoại, máy sinh tố…
-Trước khi sử dụng kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện
-Khi sử dụng : đúng quy cách
-Sau khi sử dụng: chùi sạch lau khô
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Thiết bị nhà bếp gồm mấy loại?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2. Đâu không phải là thiết bị dùng điện?
- Bếp điện
- Nồi cơm điện
- Bếp gas
- Siêu điện
Câu 3. Khi sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, gang cần:
- Để ẩm ướt
- Đánh bóng bằng giấy nhám
- Không để ẩm ướt
- Dùng nước rửa chén bát để rửa
Câu 4. Tìm phát biểu sai: “ Mỗi loại dụng cụ, thiết bị nhà bếp có”:
- Cấu tạo bằng chất liệu như nhau
- Độ bền khác nhau
- Cách sử dụng khác nhau
- Cách bảo quản khác nhau
Câu 5. Khi sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng gỗ trong nhà bếp :
- Luôn ngâm trong nước
- Không sử dụng nước rửa chén để rửa
- Tránh hơ trên lửa
- Phải phơi ngoài nắng
HS tiếp nhận trả lời
Dự kiến sản phẩm: 1-B; 2-C; 3-C; 4-A; D-C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập
c) Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ GV giao
d) Tổ chức thực hiện:
Các em vận dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế khi sử dụng các dụng cụ thiết bị trong gia đình và khi thực hành để tránh hư hỏng và cháy nổ, biết sắp xếp và bảo quản đúng quy cách.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài theo sơ đồ tư duy
+ HS đọc ghi nhớ,
+ Chuẩn bị bài 3 Sắp xếp và trang trí nhà bếp trang 15 sgk
+ Tìm hiểu sự tích Táo quân ? Trên mạng