Giáo án Công nghệ 8 bài 19: Thực hành: Vật liệu cơ khí – Tìm đáp án,

Giáo án Công nghệ 8 bài 19

Giáo án Công nghệ 8 bài 19: Thực hành: Vật liệu cơ khí được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 19: Thực hành: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I/ Mục tiêu:

1) Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến

2) Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí

II/ Chuẩn bị của thầy – trò:

  • GV chuẩn bị Mẫu vật, vật liệu cơ khí, kim loại đen, kim loại màu, kìm, dao, kéo…
  • Học sinh đọc và xem trước bài học, chuẩn bị một số vật dụng cơ khí thường dùng trong gia đình như: Kìm, dao, kéo…
  • Một đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép và một thanh nhựa có Ф14mm, một bô tiêu bản vật liệu, một chiếc búa nguội nhỏ, một chiếc đe nhỏ
  • Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, quan sát, vấn đáp…

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra (5’):

HS1: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

HS2: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại giữa kim loại đen và kim loại màu?

HS3: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng?

2/ Bài mới:

Hoạt đông của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

Gv nêu rõ mục đích y/cầu của bài TH và giao nhiệm vụ cho hs

Gv thao tác cách thử cơ tính một vài vật liệu

Yêu cầu hs ghi kết quả vào bảng báo cáo TH

Gv kết luận: Để xác định tính cứng, giòn, dẻo dùng lực của tay bẻ các thanh vật liệu

Yêu cầu hs thực hiện và đảm bảo các qui định khi TH

Gv phân chia nhóm dụng cụ mẫu vật hs đã chuẩn bị

Hoạt động 2: Tổ chức cho hs thực hành

Yêu cầu hs chuẩn bị mẫu vật gồm: gang, thép đồng nhôm và hợp kim của chúng, nhựa cứng cao su chất dẻo tiến hành TH và ghi kết quả vào các mẫu báo cáo

So sánh tính cứng, dẻo, khối lượng của thép và nhựa:

Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại. So sánh tính cứng, dẻo và khả năng biến dạng của thép đồng và nhôm:

* So sánh kim loại màu và kim loại đen

* So sánh vật liệu gang và thép

Gv theo dõi hướng dẫn sai sót của hs

* Các chất thải của vật liệu ra môi trường có ảnh hưởng gì?

Hoạt động 3: Tổng kết thực hành

Gv nhận xét giờ làm bài TH của hs

Gv hướng dẫn hs tự đánh giá bài làm của hs

Gv thu bài

1/ Nội dung thực hành:

* Nhận biết được các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm bằng phương pháp quan sát màu sắc mặt gãy ước lượng khối lượng riêng của những vật liệu có cùng kích thước

* So sánh được tính chất cơ học của vật liệu như: Tính cứng dòn, dẻo

2/ Các bước tiến hành:

a/ So sánh tính cứng, dẻo, khối lượng của thép và nhựa:

Tính chất

Thép

Nhựa

Tính cứng

>

<

Tính dẻo

<

>

Khối lượng

>

<

Màu sắc

>

<

b/ So sánh tính cứng, dẻo và khả năng biến dạng của thép đồng và nhôm:

Tính chất

Kim loại đen

Kim loại màu

Thép

Đồng

Nhôm

Tính cứng

1

2

3

Tính dẻo

3

1

2

Khả năng biến dạng

3

2

1

c/ So sánh màu sắc tính cứng, dẻo, giòn của gang và thép

Tính chất

Gang

Thép

Màu sắc

2

1

Tính cứng

2

1

Tính dẻo

2

1

Tính dòn

1

2

* Vật liệu thải ra môi trường gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí

3. Củng cố (3’):

GV: Sử dụng một số câu hỏi tổng hợp sau:

– Em hãy quan sát so sánh các tính chất của kim loại và phi kim loại, so sánh thép và gang, kim loại đen và kim loại màu.

4. Hướng dẫn về nhà (2’):

Đọc bài, làm bài, xem trước bài mới