Giáo án Công nghệ 7 tiết 37 bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Công nghệ 7 tiết 37 bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Bài 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải nắm được: 1. Kiến thức - Chỉ ra được khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy được ví dụ minh họa. - Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi; phân biệt được phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp, vai trò của phương pháp. - Nêu được nội dung, mục đích và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. 2. Kĩ năng Vận dụng những kiến thức đã học để chọn một số giống vật nuôi phục vụ cho chăn nuôi. 3. Thái độ -Nghiêm túc trong giờ học. -Áp dụng vào cuộc sống. II. Chuẩn bị 1.Chuẩn bị của giáo viên - Soạn giáo án. - Bảng phụ cho từng phần. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đồ dùng học tập: sách, vở, bút. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. Phương pháp dạy học - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp hỏi đáp. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định, tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? * Đáp án: - Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có các đặc điểm sau: + Không đồng đều. + Theo thời gian. + Theo chu kì. 3. Bài mới a. Mở bài Trong chăn nuôi, muốn đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc, giữ lại những con tốt nhất làm giống, và muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lí tốt giống vật nuôi. Vậy, chọn lọc và quản lí giống như thế nào? Ta cùng nhau tìm hiểu “Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”. b. Phát triển bài Hoạt động thầy trò Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi GV: Nhà em có nuôi gà không? HS: Trả lời GV: Vậy, khi chọn gà để nuôi thì chọn những con gà con như thế nào? HS: Trả lời (Chọn những con gà con long bông, nhanh nhẹn, to khỏe, mắt sáng, chân khép kín, lông mượt có màu đặc trưng của giống, loại bỏ những con vẹo mỏ, khoèo chân, hỏng mắt, bụng sệ, lông bết) GV: Vậy mục đích của việc chọn những con gà đó để làm gì? HS: Trả lời (Đáp ứng mục đích của người chăn nuôi: như lấy trứng, lấy thịt cho năng suất cao.) GV: Vậy, thế nào là chọn giống vật nuôi? HS: Trả lời (Chọn giống vật nuôi là: căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống). GV: Em hãy cho ví dụ khác về chọn giống vật nuôi? HS: Trả lời (Gợi ý: Chọn giống lợn: Mình tròn, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở). GV: Yêu cầu HS về nhà tìm thêm ví dụ về chọn giống vật nuôi. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi GV: Muốn đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì bố mẹ chúng phải như thế nào? HS: Trả lời (Bố mẹ phải là giống tốt) GV: Làm thế nào để phát hiện những con giống tốt đó? HS: Trả lời (Phải chọn giống) GV: Vậy, em hãy cho biết có mấy phương pháp chọn giống? HS: Trả lời (Có nhiều phương pháp chọn giống như: phương pháp chọn lọc gia đình, phương pháp chọn lọc kết hợp nhiều nguồn thông tin, chọn lọc hàng loạt, kiểm tra đời sau). HS: Trả lời GV: Có rất nhiều phương pháp chọn lọc, nhưng hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai phương pháp, đó là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất. GV: Đưa ví dụ: Tiêu chí để chọn lợn con làm giống là: mình tròn, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, có 10-12 vú, vú đều và nở. Trong một đàn lợn con, nếu những con nào đạt được tiêu chí trên thì được chọn làm giống. Đó là chọn lọc hàng loạt. GV: Vậy, chọn lọc hàng loạt là gì? HS: Trả lời (Là phương pháp dựa vào kiểu hình, chọn ra những cá thể, vật nuôi phù hợp nhất với mục tiêu chăn nuôi để làm giống). GV: Em hãy nêu một ví dụ về chọn lọc hàng loạt. HS: Trả lời GV: Qua những ví dụ trên, em hãy cho biết phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? HS: Trả lời (+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn thời gian công sức, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quả chọn lọc khá tốt. + Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen vật nuôi nên chỉ có hiệu quả với tính trạng có hệ số di truyền cao như màu lông, chân, đầu, mặt và hình dáng). GV: Đọc thông tin trong SGK: Thế nào là phương pháp kiểm tra năng suất? GV: Sau khi đã chọn được những con vật làm giống, chúng sẽ được nuôi trong một thời gian nhất định, trong cùng một điều kiện “chuẩn”, rồi căn cứ vào tiêu chuẩn đã định trước sẽ lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. GV: Đưa ra bảng phụ. Bảng 1: Bảng tiêu chuẩn lợn giống Móng Cái. Khối lượng (kg) Dài thân (cm) Vòng ngực (cm) 22kg 70 cm 64 Bảng 2: Bảng kiểm tra đàn lợn Móng Cái. TT Khối lượng (kg) Dài thân (cm) Vòng ngực (cm) Kết luận 1 23 69 52 2 23 72 65 3 20 69 61 4 21 68 62 5 17 61 58 6 24 73 68 7 19 65 58 8 25 75 65 9 24 65 67 10 22.5 72 66 GV: Em hãy nhìn vào bảng 1: Bảng tiêu chuẩn lợn giống Móng Cái và bảng 2: Bảng kiểm tra đàn lợn Móng Cái. Em hãy chọn những con đủ điều kiện tiếp tục giữ lại làm giống (Đánh dấu “X” vào ô kết luận mà em lựa chọn).(Thảo luận nhóm 3 phút) HS: Trả lời GV: Nhận xét và giải thích về những con không đạt tiêu chuẩn. GV: Đọc thông tin trong SGK và cho cô biết: Ở nước ta đang áp dụng phương pháp này cho loài vật nuôi nào? HS: Trả lời GV: Thảo luận nhóm, 2 phút: em hãy cho biết phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? HS: Thảo luận và trình bày (+Ưu điểm: Chính xác cao, cường độ chọn lọc cao + Nhược điểm: Khó thực hiện, tốn thời gian, công sức) GV đặt vấn đề: Sau khi đã chọn được giống vật nuôi, muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi ta cần phải quản lí tốt giống vật nuôi. Vậy, quản lí giống vật nuôi như thế nào? Ta sang phần III: Quản lí giống vật nuôi. GV: Tìm hiểu thông tin trong SGK, em hãy cho biết quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc gì? Và nhằm mục đích gì? HS: Trả lời (+ Bao gồm: tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi. + Nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi). GV: Treo sơ đồ 9: Biện pháp quản lí giống vật nuôi GV: Em hãy cho biết quản lí giống vật nuôi có mấy biện pháp và đó là những biện pháp gì? HS: Trả lời GV: Thảo luận nhóm, 2 phút: làm bài tập trong SGK HS: Trả lời (Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi -> Phân vùng chăn nuôi -> Chính sách chăn nuôi -> Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình). HS: Trả lời GV: + Đăng kí quốc gia là đặc biệt cần thiết với các cơ sở nhân giống thuần chủng gốc, giúp cho việc ghép đôi giao phối và kế hoạch nhân giống được thuận lợi. + Phân vùng chăn nuôi giúp cho việc quản lí các giống vật nuôi được thuận lợi và phát huy được thế mạnh chăn nuôi ở mỗi vùng. + Chính sách chăn nuôi đúng sẽ khuyến khích chăn nuôi phát triển. + Hiện nay, việc sử dụng những đực giống không đạt chuẩn và kế hoạch nhân giống không có kế hoạch vẫn còn tồn tại. Nên việc có những quy định về sử dụng đực giống ở khu vực chăn nuôi gia đình là hết sức cần thiết và đúng đắn. I.Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi 1.Chọn lọc hàng loạt -Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để lựa chọn từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. + Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn thời gian công sức, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quả chọn lọc khá tốt. 2. Kiểm tra năng suất - Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”, trong một thời gian nhất định rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. + Ưu điểm: Chính xác cao, cường độ chọn lọc cao. III. Quản lí giống vật nuôi. + Quản lí giống vật nuôi bao gồm: tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi. +Mục đích: nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi. -Các biện pháp: + Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. + Phân vùng chăn nuôi. + Chính sách chăn nuôi. + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. c. Tổng kết - GV: Gọi 1-2 HS đứng dậy đọc phần ghi nhớ. - Gọi 1-2 HS nhắc lại nội dung bài học hôm nay. 4. Kiểm tra – đánh giá (Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên mà em cho là đúng nhất). Câu 1: Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm gì? Đơn giản, dễ làm, tốn thời gian, công sức, đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật. Hiệu quả chọn lọc kém. Đơn giản, dễ làm, kiểm tra được kiểu gen vật nuôi. Đơn giản, dễ làm, ít tốn thời gian, công sức, không đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao, hiệu quả chọn lọc khá tốt. Đáp án: D. Câu 2: Ưu điểm của phương pháp kiểm tra năng suất là: Đơn giản, dễ làm, hiệu quả chọn lọc kém. Đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao. Chính xác cao, cường độ chọn lọc cao. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án: C. 5. Hướng dẫn về nhà + Về nhà học bài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài. + Đọc, chuẩn bị bài mới. Bài 34: Giống vật nuôi. V. Phụ lục VI. Rút kinh nghiệm Kon tum, ngày tháng 03 năm 2011 GVHD Mai Thị My