Giáo án Công nghệ 7 – Tiết 31 bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Công nghệ 7 – Tiết 31 bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.11.2011 Tiết 31 Bài 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hiểu được khái niệm chọn giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi ở nước ta. - Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. 2- Kĩ năng: Chọn lọc được giống vật nuôi. 3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về chọn lọc giống vật nuôi. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Tìm hiểu một số giống vật nuôi. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Sự sinh trưởng là sự tăng lên về số lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 5 đ 5 đ 3- Giảng bài mới: (1’) a/Giới thiệu bài: Khi nuôi vật nuôi ta chọn một số con để làm giống. Vậy cách chọn giống vật nuôi như thế nào? b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 8' Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi I/ Khái niệm về chọn giống vật nuôi: Chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. * Để biết cách chọn giống vật nuôi là làm như thế nào? - Các em đọc phần I. Cho biết chọn giống vật nuôi là làm như thế nào? - Cách chọn giống gà ở địa phương em như thế nào? - Chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. - Trong đàn gà chọn con nhanh lớn, đẻ nhiều trứng để làm giống. 15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi ỊI/ Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: - Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, sức sản xuất cửa từng vật nuôi để chọn những vật nuôi tốt nhất làm giống. - Kiểm tra năng suất (còn gọi là kiểm tra cá thể) là chọn những vật nuôi tốt được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được để chọn con tốt nhất làm giống. * Để biết chọn giống vật nuôi có những cách nao? - Các em đọc bài phần II. - Phương pháp chọn lọc hàng loạt là làm như thế nào? - Phương pháp này phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống. - Ở địa phương em áp dụng phương pháp này chọn giống như thế nào? - Phương pháp kiểm tra năng suất là làm như thế nào? - Ví dụ để chọn lợn đực hậu bị thì căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn những con tốt nhất sau khi nuôi từ 90 đến 300 ngày với cùng một tiêu chuẩn định trước. - Đọc bài. - Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, sức sản xuất cửa từng vật nuôi để chọn những vật nuôi tốt nhất làm giống. - Chú ý nghe. - Dựa vào sức sản xuất như trứng của từng vật nuôi. Chọn vật nuôi đẻ nhiều trứng để làm giống. - Kiểm tra năng suất (còn gọi là kiểm tra cá thể) là chọn những vật nuôi tốt được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được để chọn con tốt nhất làm giống. - Chú ý nghe. 10’ Hoạt động 3: Tìm hiểu về quản lí giống vật nuôi III/ Quản lí giống vật nuôi: * Có được giống vật nuôi, cách quản lí giống vật nuôi như thế nào? - Các em đọc bài phần III. - Quản lí giống vật nuôi gồm có những công việc gì? - Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? - Đọc bài. - Gồm việc tổ chức và sử dụng giống vật nuôi. - Gĩư cho các vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. 5’ Hoạt động 4: Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Thế nào là chọn giống vật nuôi? - Nêu phương pháp chọn lọc hàng loạt? - Nêu phương pháp kiểm tra năng suất? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Tìm hiểu cách chọn giống vật nuôi ở địa phương. - Đọc bài 34: Nhân giống vật nuôi. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: