Giáo án Công nghệ 10 bài 54: Thành lập doanh nghiệp

Hoạt động của GV và HS

Mục tiêu 1: Xác định ý tưởng kinh doanh

– GV: Nêu vấn đề.

Thế nào là ý tưởng kinh doanh?

– GV yêu cầu HS đọc phần I sgk và trả lời.

– Để tìm hiểu về thị trường.

Mục tiêu 2: Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh

– GV yêu cầu HS đọc mục II.1 sgk và cho biết:

– Phân tích,xây dựng phương án kinh doanh cho doanh ngiệp là gì?

– Thị trường của doanh nghiệp được hiểu là gì?

– Nghiên cứu thị trường phải thực hiện được những nội dung gì?

– HS thảo luận theo bàn và trả lời. GV tổng kết.

– Nhu cầu của khách hàng dược thể hiện qua các yếu tố nào?

– Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

– GV hỏi: Theo em, xác định khả năng của doanh nghiệp là xác định những nội dung gì?

– HS tự do thảo luận và trả lời.

– GV tổng kết

Mục tiêu 3: Tìm hiểu về cách đăng kí kinh doanh

– Tìm hiểu hồ sơ đăng kí kinh doanh.

– GV phát cho mỗi bàn một bộ hồ sơ kinh doanh và giới thiệu đây là các thủ tục làm và đăng kí kinh doanh.

– GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.

– Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm những gì?

– Nội dung mỗi loại hồ sơ khác nhau như thế nào?

– GV tổng kết ý chính sau khi HS thảo luận.

I. Xác định ý tưởng kinh doanh:

Có nhu cầu kinh doanh về mặt hàng nào đó phù hợp.

II.Triển khai việc thành lập doanh nghiệp:

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

– Là chứng minh được ý tưởng kinh doanh đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết

a. Thị trường của doanh nghiệp:

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:

– Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

– Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

– Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:

+ Mức thu nhập của dân cư.

+ Nhu cầu tiêu dùng.

+ Giá cả trên thị trường.

– Tìm được cơ hội kinh doanh.

c. Xác định khả năng của doanh nghiệp:

– Xác định nguồn lực của doanh nghiệp

(vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).

– Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

– Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d. Xác định cơ hội kinh doanh. (sgk/ 172)

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

– Đơn đăng kí kinh doanh.

– Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

(sgk).