Giao Dịch Viên Là Gì? Bật Mí Từ A-Z Nghề Giao Dịch Viên
Giao dịch viên còn được gọi với tên tiếng anh khác là Teller. Đây là những nhân viên làm việc trong ngân hàng, tại các quầy giao dịch của ngân hàng. Chính vì vậy, vị trí này còn được biết đến với tên gọi khác là giao dịch viên ngân hàng. Vậy công việc này có tính chất như thế nào? Làm những việc gì? Cùng tìm hiểu với Mua Bán nhé.
Nội Dung Chính
Giao dịch viên là gì?
Giới thiệu về nghề giao dịch viên
Giao dịch viên (GDV) hay Teller chính là người làm việc tại các quầy giao dịch, ở các chi nhánh khác nhau của ngân hàng hay ở một địa điểm giao dịch cụ thể nào đó của ngân hàng.
Khi làm việc, họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của ngân hàng. Từ đó, đáp ứng các nhu cầu như gửi tiền, rút tiền, tra cứu thông tin, ủy nhiệm, chuyển tiền… Đồng thời, lưu lại các thông tin về những giao dịch, nghiệp vụ ngân hàng diễn ra tại quầy của họ.
Bản chất của công việc này
Nhìn chung, giao dịch viên giống như bộ mặt của ngân hàng. Giống như lễ tân công ty, họ cũng luôn tiếp đón khách hàng với thái độ niềm nở. Ngoại hình của GDV cũng đặc biệt được chăm chút trong bộ đồng phục chỉn chu.
>>> Xem thêm: Thông dịch viên là gì? Những kỹ năng cần có với nghề thông dịch viên.
Những công việc giao dịch viên ngân hàng phụ trách là gì?
Tiếp nhận, tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Tại ngân hàng, GDV sẽ là người đầu tiên tiếp xúc với khách. Họ chịu trách nhiệm tiếp đón, tiếp xúc trực tiếp và ghi nhận những mong muốn của khách hàng. Sau đó, giải quyết hoặc chuyển giao cho các bộ phận liên quan. Để hiểu được mong muốn của khách hàng cũng như lấy được sự tin tưởng từ họ, GDV cần có thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng
Công việc của giao dịch viên không thể thiếu hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc khách hàng. Cụ thể những công việc nhỏ trong nhóm này như sau:
-
Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện những thủ tục phù hợp với mong muốn.
-
Giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mới.
-
Giải đáp, trả lời các thắc mắc của khách.
-
Trao đổi, nắm bắt thông tin để hiểu được thị hiếu của khách. Sau đó tư vấn các dịch vụ phù hợp.
-
Tiếp nhận khiếu nại. Trao đổi với các phòng ban liên quan để giải quyết khiếu nại.
Thực hiện các giao dịch
-
Trực tiếp hoàn thành các giao dịch cần thiết theo nhu cầu của khách. Như mở, quản lý tài khoản, gửi tiền, chuyển tiền, phát hành thẻ…
-
Thực hiện các giao dịch theo mong muốn của khách theo đúng quy trình.
-
Đảm bảo quản lý, duy trì hạn mức thu, chi, tồn quỹ tiền mặt ngân hàng giao cho.
Thực hiện các công tác báo cáo, hạch toán kế toán phát sinh
Trong mô tả công việc giao dịch viên, báo cáo là điều không thể thiếu trong quy trình làm việc. GDV sẽ cần báo cáo theo ngày, tuần, tháng, quý, năm hoặc thực hiện theo yêu cầu đặc biệt của ban lãnh đạo. Từ đó, thể hiện công việc của mình và giúp ngân hàng đánh giá chi tiết tình hình hoạt động.
>>>Có thể bạn quan tâm: Bật mí nghề kế toán nội bộ không phải ai cũng biết
Chăm sóc hỗ trợ khách hàng dài hạn
Quan tâm, chăm sóc khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giao dịch viên. GDV cần tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, gây thiện cảm về sự chuyên nghiệp của ngân hàng. Từ đó, khách hàng sẽ tin tưởng và sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác của ngân hàng.
>> Xem thêm: Nhân viên chăm sóc khách hàng cần biết 4 điều này
Những yếu tố cần có để trở thành một giao dịch viên thành công?
Đến với nghề này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với khách hàng đến từ nhiều tầng lớp khác nhau. Tuy không quá phức tạp, nhưng muốn trở thành một giao dịch viên thành công cần rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những điều cần có ở một giao dịch viên để đạt được thành công, thăng tiến nhanh chóng:
-
Khả năng ngoại ngữ tốt để đọc hiểu tài liệu tài chính cập nhật mới nhất. Đồng thời giải quyết một số giấy tờ cần thiết.
-
Sự kiên trì, chăm chỉ là cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc.
-
Biết cách tổ chức, sắp xếp và hoàn thành các công việc phát sinh trong ngày.
-
Nhanh nhẹn, năng động, tự tin để tiếp xúc và làm việc với khách hàng thật hiệu quả.
-
Biết cách làm việc hiệu quả, hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
-
Thành thạo các phần mềm vi tính liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng.
-
Ngoại hình khá trở lên.
Ưu và nhược điểm của ngành giao dịch viên
Cơ hội và tiềm năng phát triển
Có thêm nhiều mối quan hệ tốt
Hiện tại, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn bắt đầu với nghề này. Vì đây là môi trường trẻ trung, năng động và cởi mở. Đồng thời, các bạn trẻ cũng có thể tìm nhiều cơ hội giao tiếp, kết nối để xây dựng những mối quan hệ đa dạng. Khách hàng chính là những mối quan hệ tiềm năng, có thể mở ra những cơ hội phát triển, thăng tiến mà bạn không ngờ tới. Điều này sẽ mang tới cho các bạn trẻ nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm một cơ hội phát triển trong tương lai.
>> Xem thêm: Kỹ năng tư vấn bán hàng “đánh trúng” tâm lý khách hàng
Giao dịch viên là một nghề với mức đãi ngộ tốt
Trên thị trường lao động, nhóm ngành ngân hàng luôn được đánh giá rất cao. Với chế độ đãi ngộ tốt, các giao dịch viên nhận được khá nhiều khoản thưởng, hoa hồng khi hoàn thành công việc hiệu quả. Mức đãi ngộ hậu hĩnh của nghề này chính là một trong những cơ hội hấp dẫn với các bạn trẻ.
Những thách thức phải đối mặt
Áp lực rất cao
Đây là một công việc cần tiếp xúc liên tục với khách hàng. Nhiệm vụ của một giao dịch viên chính là làm hài lòng khách hàng của mình, từ đó tìm được càng nhiều khách hàng cho ngân hàng càng tốt. Chính vì vậy, vị trí này được đánh giá là rất áp lực vì luôn phải đáp ứng được chỉ tiêu đề ra hằng tháng. Không chỉ làm khách hàng thấy thoải mái, tin tưởng, giao dịch viên còn phải hoàn thành chỉn chu các công việc từ cấp trên.
Bên cạnh đó, không phải khách hàng nào cũng dễ chịu. Mỗi ngày, nhân viên giao dịch phải tiếp xúc với rất nhiều người, ghi nhớ thông tin, đặc điểm của từng khách hàng là việc không hề dễ dàng. Nếu cư xử không khéo, bạn có thể để lại hình ảnh tiêu cực về ngân hàng. Do áp lực đến từ hai phía, người làm nhân viên giao dịch phải là một chuyên gia giải quyết vấn đề.
Bị áp nhiều chỉ tiêu khó hoàn thành
Nếu muốn nhận thưởng và được cấp trên đánh giá cao, giao dịch viên sẽ phải hoàn thành nhiều chỉ tiêu khó nhằn. Thông thường là các khoản vay của khách hàng, huy động vốn từ tiền gửi… Đây đều là những chỉ tiêu khó và khiến các giao dịch viên đau đầu. Nếu không có năng lực và sự đầu tư, rất khó để hoàn thành những chỉ tiêu ấy.
Sai sót nhỏ nhất của GDV có thể để lại hậu quả vô cùng lớn
Dù làm nghề gì, những sơ xuất nhỏ đều có thể ảnh hưởng tới kết quả chung. Với GDV, sai sót lại để lại hậu quả nặng nề hơn rất nhiều. Thậm chí có thể gây nên nhiều khoản thất thoát to lớn về tài chính của ngân hàng. Lúc này, nhân viên giao dịch sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề trong quá trình khắc phục và bồi thường.
Cơ hội thăng tiến của nghề giao dịch viên
Cơ hội thăng tiến của nghề này phụ thuộc vào năng lực làm việc cùng với đó là số năm kinh nghiệm. Nếu hoàn thành nhiệm vụ, có nỗ lực, mọi người có thể thăng tiến theo lộ trình sau đây:
-
0 – 2 năm: giao dịch viên khởi điểm
-
2 – 3 năm: Kiểm soát viên.
-
3 – 5 năm: Trưởng/ phó phòng dịch vụ khách hàng.
-
5 – 7 năm: Phó giám đốc vận hành.
-
Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh.
-
> 9 năm: Các vị trí khác ở Hội Sở.
Thực tế, khi làm việc các giao dịch viên ngân hàng cũng có thể được điều chuyển sang các vị trí khác như chuyên viên tư vấn tài chính, điều phối sàn… Tùy vào định hướng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội cho ngành này.
Mức lương trung bình của nghề giao dịch viên là bao nhiêu?
Khi làm GDV ngân hàng, mức lương trung bình của người lao động là 7 triệu. Lương cứng thấp nhất cho vị trí này là 3 triệu, cao nhất là 15 triệu. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là mức 7 – 15 triệu.
Ngoài ra, GDV ngân hàng còn được hưởng khá nhiều chương trình ưu đãi thành viên. Đồng thời, nhận thưởng theo doanh số, các chương trình riêng của ngân hàng với mức thưởng khá cao.
Tìm việc giao dịch viên ở đâu?
Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng giao dịch viên trên toàn quốc rất cao. Tùy thuộc vào khu vực mình sinh sống, bạn có có thể tìm kiếm tin tuyển dụng của những ngân hàng lân cận để thuận tiện cho việc di chuyển. Bạn có thể truy cập vào trang chủ của ngân hàng mà bạn yêu thích, sau đó vào mục tuyển dụng và điền đầy đủ các thông tin yêu cầu để ứng tuyển. Ngoài ra, hiện nay rất nhiều website, nền tảng cho phép đăng thông tin tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng tìm được công việc mong muốn chỉ với vài cú click chuột. Đặc biệt, tuyển dụng việc làm TPHCM hay tuyển dụng việc làm Hà Nội vị trí này đang được đăng tuyển rất nhiều, nếu bạn muốn khởi nghiệp tại những thành phố lớn thì đây là cơ hội.
Để dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm, hãy truy cập vào Muaban.net. Là kênh tuyển dụng lớn, Muaban.net luôn cập nhật những tin giao dịch viên ngân hàng tuyển dụng mới nhất. Từ đó, mang tới cho người lao động nhiều lựa chọn hơn trong quá trình tìm việc.
Lời kết
Với những thông tin này, bạn đã hiểu hơn về nghề giao dịch viên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm, hãy truy cập ngay vào Muaban.net để có được những thông tin mới nhất nhé.