Giảng đường hay sàn diễn thời trang?
AT – “Ăn cho mình, mặc cho người”, ông cha ta đã dạy thế. Quả là chí lý! Mặc làm sao để những người xung quanh không cảm thấy “xốn mắt”, khó chịu, đó là yếu tố cần quan tâm đầu tiên khi lựa một bộ đồ. Sau đó mới đến yếu tố đẹp. Ở những nơi công cộng, đặc biệt trong những nơi tôn nghiêm hay trường học, qui tắc trên càng đúng hơn.
Thời đại ngày nay, câu “ăn no mặc ấm” đã được thay thế bằng câu “ăn ngon mặc đẹp”. Đời sống khá giả nên người dân đã quan tâm đến thời trang nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ. Những trào lưu thời trang nước ngoài du nhập vào Việt Nam được các bạn trẻ đón nhận hết sức nhiệt tình. Nhưng, sự nhiệt tình hơi thái quá của các bạn đôi khi đã trở thành phản cảm vì sự áp dụng bừa bãi các kiểu thời trang ở mọi nơi, mọi lúc.
Than trời… thời trang
Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh phát biểu: “Một số trường thuộc ĐH Quốc gia nên có đồng phục, vì đó là trường trọng điểm, những người vào học thường ưu tú, có quyền tự hào về ngôi trường mình đang học. Có thể quy định đồng phục một số ngày trong tuần, còn những ngày khác phải ăn mặc nghiêm túc, tránh những bộ đồ quá lòe loẹt, lố lăng. Đã là môi trường giáo dục thì không nên để vượt khung. Đừng mang danh hai chữ “tự do” để muốn mặc gì thì mặc. Tự do không có căn bản là một tự do sai lầm”.
Thủy – sinh viên năm cuối Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH KHXH&NV) TP.HCM – than: “Bữa ấy, cả lớp đang say sưa nghe thầy giảng. Bỗng đâu ngoài hành lang vang lên những tiếng cộp… cộp… cộp. Cả thầy và trò ngoái cổ nhìn ra cửa. Thì ra đó là bạn Hương lớp mình. Bạn ấy cười rất tươi, trông nổi bật hết sức: áo hai dây hở nửa lưng, váy jean ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa, và đôi guốc cao khoảng bảy phân. Có lẽ bạn ấy tưởng như vậy là xìtin nên cố tình đến trễ cho… nổi”.
Thủy – sinh viên năm cuối Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH KHXH&NV) TP.HCM – than: “Bữa ấy, cả lớp đang say sưa nghe thầy giảng. Bỗng đâu ngoài hành lang vang lên những tiếng cộp… cộp… cộp. Cả thầy và trò ngoái cổ nhìn ra cửa. Thì ra đó là bạn Hương lớp mình. Bạn ấy cười rất tươi, trông nổi bật hết sức: áo hai dây hở nửa lưng, váy jean ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa, và đôi guốc cao khoảng bảy phân. Có lẽ bạn ấy tưởng như vậy là xìtin nên cố tình đến trễ cho… nổi”.
Chúng tôi không tin là sinh viên cũng thích chơi nổi bằng những trang phục như vậy. Thế nhưng, dạo một vòng quanh các trường đại học trong thành phố, đặc biệt ở Trường ĐH KHXH&NV, chúng tôi còn gặp nhiều bất ngờ hơn nữa. Thôi thì đủ loại trang phục, đủ các phong cách. Từ áo hai dây, áo siêu mỏng, váy ngắn, quần short, quần trễ cạp… đến đồ thể thao, đồ Harajuku…
Sinh viên các trường mang tính chất hơi “nghệ nghệ” như Mỹ thuật, Kiến trúc, Văn hóa nghệ thuật thường “kết” những trang phục kiểu Harajuku, vì theo các bạn, nó “dễ bộc lộ cá tính”. Nam sinh kết hợp quần lửng, quần túi hộp với áo thun hay áo sơmi thả lòa xòa. Các bạn nữ khoái diện váy ngắn với điểm nhấn là đôi vớ sọc ngang sặc sỡ cao tới gối. Các sinh viên này dường như không quan tâm lắm tới vấn đề xấu – đẹp. “Chủ yếu là cảm thấy thoải mái, năng động và hợp với chất nghệ sĩ của mình” – Tuấn, sinh viên Đại học Mỹ thuật, cho biết.
Ở Trường ĐH KHXH&NV, do nữ sinh chiếm tỉ lệ lớn nên thời trang cũng mang tính chất hơi khác, không gây sốc theo kiểu “lập dị” nhưng cũng… không đụng hàng. Những chiếc quần lửng tới gối bây giờ là “nhà quê” rồi! Phải ngắn hơn, ngắn hơn, ngắn hơn nữa mới… nổi! Có lẽ đó là một quan niệm rất phổ biến, nên từ khu trệt dãy nhà C đến khoảng sân trước văn phòng, vòng ra bãi xe, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp vài ba chiếc quần siêu ngắn, những chiếc áo không hở rốn cũng hở vai. Đó là tại cơ sở một (số 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1).
Còn ở cơ sở hai (Linh Trung, Thủ Đức) tình hình có khác. Những bộ đồ siêu ngắn ít đi, thay vào đó là… đồ bộ, trang phục ở nhà. Anh Lê Văn Việt, bảo vệ trường, cho biết: Nhiều khi rất bức xúc về tác phong ăn mặc của sinh viên, anh đã nhắc nhở nhiều nhưng đâu vẫn hoàn đó vì nhà trường chưa có qui định chặt chẽ về vấn đề này. “Khi tôi gọi lại hỏi, có bạn nói là vào thư viện để học chứ không có tiết học chính trên lớp. Nhưng dù là gì đi nữa, đã bước chân vào cổng trường thì phải ăn mặc nghiêm túc chứ. Trường chứ đâu phải cái chợ, thích mặc sao cũng được. Cái đó thuộc về ý thức của sinh viên”.
Có cần một chế tài?
Phóng toĐi du lịch dã ngoại?Đã là sinh viên, bước chân vào giảng đường đại học nghĩa là các bạn đã đủ năng lực tự nhận thức. Tuổi của sinh viên đều từ 18 trở lên, đã được rèn luyện ý thức, nhân cách qua ba cấp học phổ thông. Có cần thiết phải có một nội qui qui định về tác phong, trang phục khi đến trường?
Đã là sinh viên, bước chân vào giảng đường đại học nghĩa là các bạn đã đủ năng lực tự nhận thức. Tuổi của sinh viên đều từ 18 trở lên, đã được rèn luyện ý thức, nhân cách qua ba cấp học phổ thông. Có cần thiết phải có một nội qui qui định về tác phong, trang phục khi đến trường?
Chưa nói tới trường học, mà khi xuất hiện tại những nơi công cộng khác người ta cũng rất cần lưu ý đến tác phong của mình. Không ai muốn mình trở nên lố bịch, dị hợm ở những nơi như thế. Vậy tại sao sinh viên lại “vô tư” đến thế?
Thanh Hương – nữ sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, người thường xuyên “trình diễn” những mode nóng bỏng trên giảng đường – nói: “Ban đầu mình cũng ăn mặc nghiêm túc lắm, nhưng sau thấy mấy bạn nước ngoài học ở các khoa quốc tế ăn mặc rất thoải mái, thấy cũng hay hay. Vậy là theo, riết rồi quen. Tụi mình lớn rồi, phải được tự do thể hiện chứ. Có phải học sinh phổ thông đâu mà trói mình trong những bộ đồng phục”.
Thực tế tại TP.HCM có rất ít trường đại học qui định sinh viên phải mặc đồng phục (như Đại học Sư phạm). Trường nào cũng có một bộ đồng phục, đó là đồng phục thể dục, rất xấu và kém chất lượng. Sinh viên chỉ miễn cưỡng mặc trong những giờ học thể dục. Phần lớn các trường chỉ nhắc nhở sinh viên ăn mặc chỉnh tề, và thực hiện một động thái rất tích cực là in sẵn logo của khoa, trường lên áo cho sinh viên. Một số khoa, trường cũng tự phát qui định đồng phục, và chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác với niềm tự hào của sinh viên về khoa mà mình theo học. Như khoa du lịch của Đại học Văn Hiến, khoa Đông phương của ĐH KHXH&NV… đều có đồng phục riêng rất đẹp và ý nghĩa. Tuy nhiên, đó chỉ là những cánh én nhỏ, không đủ sức làm nên mùa xuân. Thậm chí, nó trở nên lạc lõng giữa một “rừng” mode… không đụng hàng.
Như vậy, bên cạnh vấn đề đồng phục học sinh đang nóng bỏng trên các diễn đàn giáo dục thời gian qua, vấn đề trang phục của sinh viên cũng cần thiết phải nhìn nhận lại. Vì dù nói gì đi nữa đại học cũng là một trường học, và sinh viên là người đang đi học. Mà đã là đi học thì sự nghiêm túc, lành mạnh luôn luôn cần thiết.
THÙY GIANG
Phóng to
Áo Trắng số 15 (ra ngày 15-12-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo.
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.