Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty phá sản – Luật L24H
Phá sản là tình trạng mà doanh nghiệp do mất khả năng thanh toán, không thể tiếp tục duy trì hoạt động nên yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Trong trường hợp đó, Giám đốc phải chịu trách nhiệm khi công ty phá sản hay chủ thể nào là người chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và khi công ty phá sản. Do đó, bài viết dưới đây sẽ làm rõ chế độ chịu trách nhiệm khi công ty phá sản và các vấn đề pháp lý liên quan.
>> Xem thêm: Cách giải quyết khi vỡ nợ không có khả năng chi trả
Trách nhiệm của giám đốc khi công ty phá sản
Nội Dung Chính
Khi nào công ty bị xem là phá sản
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Pháp luật cũng quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là phá sản khi thỏa mãn 2 điều kiện:
- Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ (trả nợ) trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án tuyên bố phá sản.
CSPL: Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014
Hậu quả pháp lý khi công ty phá sản
- Theo quy định tại Điều 109 Luật phá sản 2014, khi công ty bị tuyên bố phá sản, tòa án gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Có thể hiểu rằng sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp chính thức chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý.
- Theo quy định tại Điều 110 Luật Phá sản 2014 thì đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Dù đã bị chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nhưng chưa giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ về tài sản
Theo quy định tại Điều 130 Luật phá sản 2014:
- Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản; Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước;
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
CSPL: Điều 109, Điều 110, Điều 130 Luật phá sản 2014
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản khi công ty phá sản
Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, cần phải xác định rõ trách nhiệm của các thành viên đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản, chi phí phát sinh khác. Do đó, cần phải xác định rõ chế độ chịu trách nhiệm tài sản.
Ai là người chịu trách nhiệm khi công ty phá sản
Chế độ trách nhiệm hữu hạn
Đối với chế độ trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.
- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh chỉ phải thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác tối đa bằng số vốn đã góp vào công ty
- Các loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Chế độ trách nhiệm vô hạn
Đối với chế độ trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp và cả tài sản cá nhân của mình.
- Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ bằng số vốn góp vào doanh nghiệp. Nếu chưa thanh toán đủ, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân của mình để thanh toán.
- Loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân
CSPL: Điều 50, Điều 75, Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
Ai được quyền yêu cầu công ty phá sản
Do đặc thù cơ cấu tổ chức của mỗi loại hình doanh nghiệp, do đó, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, sẽ có các chủ thể được quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản khác nhau
Cụ thể, Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định rằng:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
CSPL: Điều 5 Luật phá sản 2014
Luật sư tư vấn thủ tục phá sản công ty
Luật sư tư vấn thủ tục phá sản
Tư vấn, đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Khảo sát, đánh giá tình trạng của doanh nghiệp
- Xem xét tính pháp lý các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp
- Tư vấn, đưa ra giải pháp, phương án tiền phá sản và tư vấn xử lý các vấn đề hậu quả pháp lý liên quan
Hoàn thiện hồ sơ thực hiện phá sản công ty
- Đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý với cơ quan chức năng
- Tư vấn quyền yêu cầu tuyên bố phá sản
- Tư vấn về trình tự thanh toán các nghĩa vụ
Theo dõi quá trình thực hiện thủ tục yêu cầu mở thủ tục phá sản đến lúc tuyên bố phá sản;
Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, hợp đồng, giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cũng như trong quá trình hoạt động kinh doanh,….
Để được hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến phá sản công ty, nhận được tư vấn để đạt được quyền lợi tốt nhất có thể, tránh các rủi ro pháp lý, Quý khách hàng có thể tin tưởng các Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm tư vấn luật doanh nghiệp của Luật L24H . Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần Luật sư chuyên về doanh nghiệp của Luật L24H chúng tôi hỗ trợ, hãy nhấc máy và liên hệ đến Tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.6 (10 votes)
Thank for your voting!