Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng “hay quát” nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Danh Cường nổi tiếng là vị bác sĩ giỏi trong ngành siêu âm, chẩn đoán, sàng lọc trước sinh nhưng cũng vô cùng khó tính. Thế nhưng, thật bất ngờ là khi kể về nghề, ông lại có rất nhiều khoảng lặng và cả những giọt nước mắt.

Video bác sĩ Trần Danh Cường rơi nước mắt chia sẻ về thời gian khó khăn khi mới vào nghề.

Gần 30 năm làm nghề với rất nhiều hy sinh, dù đã đứng trên một cương vị mới là Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương nhưng PGS.TS Trần Danh Cường vẫn vô cùng giản dị. Sự nghiệp Y khoa của ông nổi tiếng với thành tích trong ngành chẩn đoán và sàng lọc trước sinh, siêu âm dị tật thai nhi, là người trực tiếp phát hiện và điều trị thành công nhiều ca sản bệnh lý khó, trong đó có nhiều ca phức tạp trên thế giới chưa từng xuất hiện.  

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 1

Thế nhưng trong cuộc trò chuyện nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, ông không kể nhiều về thành tích đã đạt được của mình, cũng không nói về nhiệm vụ mới là Giám đốc một bệnh viện Sản khoa hàng đầu Việt Nam, mà là những câu chuyện rất thực về gần 30 năm làm nghề Sản cũng như cuộc sống cá nhân của một vị bác sĩ hy sinh hết mình cho nền y học nước nhà.  

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 2

Thời gian gần đây nhiều người biết đến ông hơn sau khi PGS.TS Trần Danh Cường đảm nhận chức vụ Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Tuy nhiên, trước đó nhắc đến ông, chị em bỉm sữa nghĩ ngay đến một vị bác sĩ khó tính, nghiêm khắc. Ông nghĩ sao về những nhận xét này?

PGS.TS Trần Danh Cường: Họ nói chính xác! Tôi cực kỳ nghiêm khắc và khó tính trong lúc làm việc. Tôi có quan điểm rất rõ ràng khi khám chữa bệnh và ngay cả khi đứng giảng dạy tuyệt đối không có thái độ cợt nhả, như vậy mới được coi là tôn trọng bệnh nhân, tôn trọng sinh viên của mình.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 3

Việc ông quá khó tính như vậy liệu có gây trở ngại gì cho bệnh nhân đặc biệt là những mẹ bầu thường rất dễ bị tổn thương hay không?

PGS.TS Trần Danh Cường: Cũng không hẳn đâu, vì nếu người bệnh hiểu thì mọi thứ sẽ vào khuôn khổ ngay. Chúng ta có một cái thiệt thòi hơn so với nước ngoài là đông đúc, cảnh chen chúc vẫn còn đâm ra tâm lý người bệnh bị tác động, đến khi xếp hàng gặp được bác sĩ để khám thì đã quá mệt mỏi, nhiều khi tâm lý không ổn định là ở chỗ đó chứ không phải do bác sĩ khắt khe mà dẫn đến trở ngại.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều người nói do tôi không lấy vợ nên khó tính. Cũng có thể! Vì nếu có người phụ nữ bên cạnh thi thoảng tôi hơi quá đáng thì được họ nhắc nhở, có lẽ lúc đó tôi sẽ điều chỉnh lại.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 4

Quá bận rộn vì công việc tại bệnh viện, đâu là quỹ thời gian ông dành cho chăm sóc bản thân và gia đình?

PGS.TS Trần Danh Cường: Tôi sống đơn giản lắm! Tôi vẫn thường nói với nhân viên của mình là kể cả bây giờ và sau này khi về hưu tôi chỉ cần một cái ghế và một cái ti vi thế là đủ. Vì tôi không có gia đình nhỏ riêng nên tôi hy sinh được, buổi tối tôi có thể ở lại bệnh viện để hỗ trợ các đồng nghiệp ngay cả khi đó không phải là ca trực của tôi.

Từ sau nhậm chức, công việc nhiều hơn nên gần như tôi dọn hẳn về bệnh viện, ngủ ngay tại căn phòng làm việc của mình. Nếu hôm nào đi dạy thì tôi ăn cơm suất cùng sinh viên ngay tại căng tin trường Đại học, còn nếu không thì tôi dùng bữa với nhân viên của mình ở bệnh viện.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 5

Góc tủ đựng tài liệu và những vật lưu niệm của sinh viên tặng rất đỗi giản dị như chính con người bác sĩ. 

Điều gì đã khiến ông luôn hào hứng với công việc mỗi ngày?

PGS.TS Trần Danh Cường: Nếu nhiều người có vợ con làm động lực phấn đấu thì tôi có mẹ già làm điểm tựa để tôi cống hiến cho nghề. U tôi năm nay 91 tuổi, đang sống ở quê với em trai tôi, bà ấy cực kỳ tuyệt vời. Có lẽ nhờ bà mà tôi phấn đấu được như ngày hôm nay, cũng vì trí tuệ của bà trao lại mà tôi có sự nghiệp này.

Với cuộc sống của tôi thì bà là hàng đầu, tôi phấn đấu gì cũng vì bà, ít nhất cũng để bà khoe: “Mình đẻ được thằng con đáng để tự hào”.

Cứ cuối tuần tôi lại về quê để được ngủ nghỉ gần mẹ già và đặc biệt là được ăn bữa cơm quê nhà vừa ngon lại đầm ấm. Tôi phải thú nhận một điều rằng, người tôi luôn tôn thờ chính là mẹ, đi đâu tôi cũng nhắc đến bà với tất cả sự hy sinh và tự hào.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 6

Khi nhắc đến mẹ tôi nhìn thấy ở ông có khoảng lặng và những giọt nước mắt. Liệu có phải ông đang nghĩ đến điều mà mẹ già mong mỏi: Con trai có tổ ấm riêng?

PGS.TS Trần Danh Cường: Đấy cũng là mong muốn của nhiều người chứ không riêng gì mẹ tôi.

Vợ chồng là duyên số, con cái là duyên phận. Tôi hy sinh vì công việc nên không có thời gian cho chuyện tình cảm. Trong tư tưởng tôi vẫn tự hỏi có muốn lấy vợ không? Có chứ! Giai đoạn 27 – 28 tuổi là lúc mà tôi muốn xây dựng gia đình.

Thực ra lúc đó nếu suôn sẻ, công việc được biên chế nhà nước và có lương thì chắc là cũng yên bề gia thất. Nhưng vì hồi đó khó khăn quá, 9 năm đi làm không lương, quần áo thì toàn đi xin mới đủ mặc! Tôi ở quê ra phố nhà cửa thì không, họ hàng cũng chẳng có.

Từ ngày ra Hà Nội học cho đến bây giờ là 37 năm, không có bất kỳ một người họ hàng nào của tôi ở thành phố này. Tất cả ở đây là bạn bè gặp gỡ, xây dựng từ mối quan hệ công việc, học tập mà có. Thế nhưng, không vì thế mà tôi cô độc, có công việc và đồng nghiệp làm bạn. Tôi thấy thế là đủ hạnh phúc.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 7

Ngành y có rất nhiều chuyên khoa, nếu ông lựa chọn chuyên ngành khác thì đã chẳng nghèo đến mức không dám nghĩ đến xây dựng hạnh phúc riêng cho mình. Tại sao ông lại tìm đến ngành Sản?

PGS.TS Trần Danh Cường: Nói ra thì chắc ít ai tin nhưng tôi chọn ngành sản phụ khoa là vì tôi không có xe đạp.

Năm 1987 khi đó tôi thi đỗ nội trú lại rất thích chuyên ngành ngoại khoa của bệnh viện Việt Đức vì được mổ xẻ từ trên xuống dưới, nhưng vì đến muộn nên các thầy ở khoa ngoại đã nhận đủ chỉ tiêu.

Lúc đó tôi nghĩ ngay đến bệnh viện mắt, tôi hỏi đường xuống phố Bà Triệu nơi có viện mắt thì thấy bảo ở cách xa đây khoảng chục cây số mà thời đó sinh viên nghèo không có xe đạp để đi lại. Không còn sự lựa chọn nào khác, tôi cuốc bộ từ bệnh viện Việt Đức sang Bệnh viện phụ sản Trung Ương thì được các Thầy ở đây hỏi kết quả học tập sau đó tôi được nhận vào.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 8

Khó khăn và nghèo là vậy, có khi nào ông nhận phong bì cảm ơn của người bệnh không?

PGS.TS Trần Danh Cường: Bản thân tôi xuất phát điểm rất thấp, là con nhà nông từ quê ra phố. Dân mình cũng vậy thôi, họ có ốm thì mới tìm đến bệnh viện, tiền chữa bệnh xoay sở còn khó, bởi thế tôi không bao giờ nhận phong bì của người nhà bệnh nhân. Họ cảm ơn bằng rổ trứng, con gà hay chai mật ong thì tôi hoàn toàn vui vẻ.

Hơn nữa, sống ở đời tôi rất sợ phải mang ơn mang huệ. Bởi lẽ tôi xác định chữa bệnh cứu người là sứ mệnh của mình nên rất ngại nhận những lời cảm ơn.

Nhắc đến đây lại nhớ có sản phụ nhà ở Hàng Bột chửa ngoài tử cung bị vỡ được tôi mổ cấp cứu, cô ấy thấy tôi tốt bụng, sau mổ cô dúi tiền vào tay nhưng tôi nhất quyết không lấy. Sau khi mổ xong về nhà được một tháng, để cảm ơn tôi, cô ấy đã bảo con chạy đi tìm tôi đến nhà cấp cứu vì nói dối là tai biến hậu phẫu. Tôi hộc tốc phi đến thì mới ngỡ ra là ăn “cú lừa”, vì muốn mời tôi đến ăn cơm nên đã gài bẫy như vậy.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 9

Đó là những câu chuyện tri ân rất vui vẻ, nhưng tôi thấy ông có vẻ khá xúc động. Tại sao mỗi khi nhắc nhớ đến quá khứ ông lại khóc?

PGS.TS Trần Danh Cường: Tôi được nhiều người quý lắm! Có lẽ thấy tôi cứ lang thang nên họ cũng thương hay thế nào ấy!

Cuộc đời tôi có được ngày hôm nay thì phải tri ân rất nhiều người, như chị làm nhà ăn ở trong Đại học Y đã đi xin cơm cho tôi, cô hộ sinh trong bệnh viện cho tôi 20.000 ngàn đồng mới có tiền về quê… Tôi còn nợ họ một lời cảm ơn!

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 10

Trong những trải lòng về nghề, bác sĩ Cường có rất nhiều khoảng lặng và cả những giọt nước mắt.

Chuyên môn chính của ông là về sản bệnh lý. Vậy trong cuộc đời làm nghề, ca bệnh nào khiến ông ấn tượng không thể quên?

PGS.TS Trần Danh Cường: Những ca bệnh nhớ suốt đời! Tôi nghĩ khi nào về hưu tôi sẽ ngồi và viết lại thành một quyển truyện, có những trường hợp bệnh lý đặc biệt, có những ca cả ê-kíp rất nuối tiếc và cả những ca khiến tôi và đồng nghiệp tự hào.

Trường hợp một sản phụ ở Thái Bình khiến tôi giờ nghĩ lại vẫn toát mồ hôi hột.

Chị ấy có thai lần thứ 3, hai lần trước sinh thường, lần này khi thai khoảng 33 tuần thì có dấu hiệu đau bụng. Sản phụ đó đã đi khắp trên dưới chục bệnh viện và trải qua hơn 250 người thăm khám nhưng vẫn không ra kết quả.

Khi đến khoa sản bệnh lý trực tiếp tôi kiểm tra, kết quả xét nghiệm cho thấy có hiện tượng chảy máu vị trí rau bám vào trong ổ bụng và tôi quyết định mổ lấy ra được một em bé khỏe mạnh.

Sau ngày xuất viện, sản phụ có viết thư cảm ơn gửi đến tôi, thế nhưng, cái kinh khủng hơn là sản phụ ấy đưa cho tôi xem một quyển sổ thừa kế dạng di chúc chị ấy viết trước khi đến bệnh viện chúng tôi. Sở dĩ sản phụ ấy đưa cho tôi xem giấy thừa kế vì chị có nói một câu đến giờ tôi vẫn nhớ: “Tôi nghĩ mình sẽ chết nhưng nhờ anh cứu tôi sống nên tôi phải cho anh xem sự thật này. Vì đi ngần ấy nơi, khám ngần ấy người mà không chẩn đoán được bệnh, tôi nghĩ chỉ có nước chết mà thôi!”.

Nghe xong tôi toát hết cả mồ hôi! (Bác sĩ cười)

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 11

Bàn làm việc gọn gàng – nơi hằng đêm thay vì về bên tổ ấm gia đình như các đồng nghiệp, ông lại ngồi đây mải miết với sự nghiệp nghiên cứu và chăm sóc người bệnh. 

Tôi có biết rất nhiều thế hệ bác sĩ sau này lựa chọn chuyên ngành sản bệnh lý, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh “vì có Thầy Cường”. Ông đã làm gì để truyền cảm hứng cho sinh viên của mình theo nghề này?

PGS.TS Trần Danh Cường: Có lẽ các cụ đã ban cho tôi một năng lực về ngôn ngữ, tôi nói tiếng tây rất nhanh, tôi học tiếng Pháp rất thành thạo chỉ trong một thời gian ngắn được đào tạo. Tôi cũng cảm thấy khá may mắn khi có được cơ duyên dạy học nhờ vào kỹ năng truyền đạt.

Khi tham gia khóa học lý thuyết về nghiệp vụ sư phạm, lúc đó tôi chỉ nghĩ muốn làm một thầy giáo tốt thì phải có kiến thức tốt, ngôn ngữ tốt.

Xác định được mục tiêu, chừng ấy năm đi dạy tôi đã rèn cho mình khả năng kích thích sinh viên học, khơi dậy đam mê của các em, có lẽ bởi thế mà các em lựa chọn chuyên ngành sản bệnh lý này.

Giám đốc BV Phụ sản TW: Nổi tiếng amp;#34;hay quátamp;#34; nhưng lại rơi nước mắt khi nói về mẹ - 12

Nhân dịp tri ân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, ông có muốn chia sẻ điều gì không?

PGS.TS Trần Danh Cường: Ngày thầy thuốc Việt Nam là lúc để chúng tôi ngồi lại và nghĩ về những việc đã làm và sẽ phải làm để mọi người dân nhớ đến có ngày thầy thuốc.

Tôi biết ở xã hội ngoài kia có rất nhiều người đang thất vọng về ngành y. Tôi chỉ hy vọng tất cả mọi người hãy đặt niềm tin vào chúng tôi. Công cuộc đưa ngành y đi lên không phải ngày một ngày hai mà mọi thứ cần phải có thời gian.

Với mục tiêu xây dựng thành công bệnh viện xanh sạch đẹp, văn minh, thông minh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người đến bệnh viện. Dần dần tinh thần thái độ của nhân viên ngành y sẽ thay đổi, cảnh quan bệnh viện sẽ được cải tạo.

Trên tinh thần tri ân những người làm ngành y, bằng tất cả sự hy sinh và yêu thương đồng loại, tôi và các đồng nghiệp xin hứa sẽ đồng lòng đồng sức nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “lương y như từ mẫu”.

Xin gửi lời chúc mừng nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam tới ông và tất cả các y bác sĩ. Cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Danh Cường rất nhiều về cuộc trò chuyện này!