Giải pháp số hóa và kết nối toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất cơ điện tử
Trong thời đại kỷ nguyên số, việc số hóa và kết nối toàn diện quy trình sản xuất là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp điện tử nói riêng. Tuy nhiên khi tiếp cận số hóa hầu hết các doanh nghiệp điện tử đều gặp không ít khó khăn, thách thức do:
–
Chưa biết bắt đầu từ đâu?
–
Làm sao để thực hiện số hóa từng bước mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hiện tại?
–
Khả năng thành công và mức độ rủi ro
–
Số hóa thế nào để phù hợp và hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Thực trạng chung của các doanh nghiệp điện tử hiện tại là hạ tầng doanh nghiệp chưa hoàn toàn đồng bộ, tính sẵn sàng kết nối chưa cao, yếu tố nội tại của các quy trình, con người và nguồn lực cũ. Tuy nhiên mục tiêu tiến tới doanh nghiệp số và sản xuất thông minh là xu thế tất yếu, các doanh nghiệp dù trước hay sau vẫn phải thực hiện nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, dưới đây là khảo sát của tổ chức Aberdeen Research về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử : “Có 53% công ty sẽ phải yêu cầu các nguồn lực bổ sung để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của họ đối với các sản phẩm mới, 32% công ty xác định sự hợp tác kém là một yếu tố chính dẫn đến việc bỏ lỡ các mục tiêu sản phẩm mới, 21% công ty sẽ gặp phải sự chậm trễ trong sản xuất do chất lượng dữ liệu kém và hoặc sự không nhất quán trong các thiết kế sản phẩm mới”.
Phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử đều đang đối diện với những thách thức có tính chất toàn cầu, xuất phát từ yêu cầu của tiêu dùng trong xu thế mới chẳng hạn như sản phẩm ngày các có mức độ phức tạp hơn, sản phẩm ngày càng nhỏ hơn nhưng mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, vòng đời sản phẩm ngắn hơn, các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian để liên tục ra mắt các sản phẩm mới trước, cải tiến và bổ sung các tiện ích mới, khó khăn trọng việc hạ giá thành sản phẩm những vẫn phải đảm bảo chất lượng và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, sự cộng tác không hiệu quả giữa các lĩnh vực điện tử và cơ khí có thể gây ra việc làm lại và tăng chi phí phát triển sản phẩm…vv
Việc hợp tác kết nối quan trọng hơn bao giờ hết nhưng vẫn còn những thách thức lớn. Sự phức tạp ngày càng tăng gây ra nhiều thách thức về bảo bì hơn trong khi thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc các yêu cầu từ thiết kế đến đánh giá và sản xuất khiến việc duy trì chất lượng trở nên khó khăn hơn. Các vấn đề giao tiếp với nhà cung cấp tạo ra thách thức với việc tích hợp hệ thống từ các nguồn khác nhau.
Để có thể gia tăng sức mạnh cạnh tranh và phát triển thì một trong những yếu tố then chốt đó là các doanh nghiệp phải đi theo xu thế chung toàn cầu về chuyển đổi và phải đi sớm hơn để có lợi thế hơn. Đặc điểm của chuyển đổi kỹ thuật số thành công là:
– Số hóa toàn diện bao gồm hệ thống bản sao số của sản phẩm, hệ thống sản xuất (Digital Twin) với sự kết hợp thế giới thực và thế giới ảo của hệ thống sản xuất hoạt động song song nhau. Từ đó có thể tối ưu hóa và cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình và kịch bản sản xuất liên tục trong khi hệ thống thực tế vẫn đang hoạt động. Các quy trình, tác vụ, kế hoạch, báo cáo đều được số hóa một cách triệt để và cập nhật theo thời gian thực.
– Thích ứng với các yêu cầu cá nhân và hiện đại, các giải pháp đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng, giải pháp số hóa phải được tùy chỉnh phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp
– Hệ sinh thái mở linh hoạt, hợp tác giữa các lĩnh vực kỹ thuật (phần cơ khí, điện – điện tử, phần mềm), nhà cung cấp và đối tác để tạo ra các sản phẩm của tương lai
Chúng tôi tin rằng để một công ty thành công trong thời đại kỹ thuật số và vượt xa các đối thủ cạnh tranh, họ cần tận dụng “ Bản sao số toàn diện – Comprehensive Digital Twin” mà ở đó sử dụng các giải pháp được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của họ. Hoạt động trong một hệ sinh thái mở gồm các đối tác, nhà cung cấp, nhà phát triển.
Hình 1. Giải pháp xây dựng bản sao số toàn diện
●
Đầu tiên là việc xây dựng một bản sao số toàn diện bao gồm toàn bộ sản phẩm và vòng đời sản xuất và bao gồm một vòng lặp khép kín để đảm bảo dữ liệu hiệu suất thực tế được đưa trở lại vào các mô hình để liên tục được tinh chỉnh. Nó cũng mở rộng quy mô để bao gồm điện tử, thiết kế cơ khí, phần mềm, sản xuất, phát triển ứng dụng và phân tích IoT.
●
Thứ hai, các công ty phải thực hiện một cách tiếp cận cá nhân hóa. Có rất nhiều chặng đường để chuyển đổi kỹ thuật số, nhiều con đường mà các công ty có thể thực hiện. Một cách tiếp cận duy nhất sẽ không hiệu quả với tất cả mọi người. Các công ty cần có khả năng làm việc theo tốc độ của riêng họ, cho phép chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng và có thể dự đoán trước, dẫn đến hiệu suất hoạt động được tối ưu hóa. Thêm vào đó, các công ty phải xem xét làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của người dùng cá nhân trong toàn tổ chức của họ. Mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ, đã rất quen với việc có các ứng dụng thực hiện các tác vụ với khả năng đặt các tùy chọn phù hợp với cách họ muốn làm việc. Họ mong đợi điều tương tự ở nơi làm việc và làm như vậy thực sự giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn.
●
Cuối cùng, không có tổ chức nào tồn tại biệt lập, quá trình số hóa mở rộng trong toàn bộ hệ sinh thái công nghiệp và sự hợp tác giữa các tổ chức là cần thiết để tạo ra giá trị. Các công ty phải tạo ra hiệu ứng mạng lưới công nghiệp này: chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng, đối tác, nhà phân phối, tất cả đều hợp tác trong một hệ sinh thái kỹ thuật và hệ sinh thái mở này cũng mở rộng đến cấp độ người dùng, ngày nay hơn bao giờ hết, việc biến sự phức tạp thành lợi thế cạnh tranh đòi hỏi các hệ thống CNTT phải hoạt động cực kỳ hiệu quả với nhau. Các hệ thống khép kín không cho phép mức độ tương tác sâu sẽ tạo ra rào cản. Các hệ thống phải cởi mở và cung cấp một hệ sinh thái cơ hội rộng lớn để các công ty tận dụng trong cách tiếp cận tổng thể của họ…
Để có thể đạt được hiệu quả số hóa toàn diện đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn tổng thể và chiến lược đầu tư phù hợp, đầu tư theo giai đoạn nhưng trong tầm nhìn tổng thể để các giai đoạn đầu tư có thể kết nối và tích hợp với nhau trong hệ sinh thái chung. Đồng thời nâng cấp, thay thế các hạ tầng, thiết bị, hệ thống không đáp ứng các tiêu chí để có thể đồng bộ với toàn bộ hệ thống. Chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư cho hệ thống quản trị, hệ thống kết nối, … thay vì chỉ tập chung nhiều vào đầu tư máy móc thiết bị
Ngoài ra một yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hướng lớn đến quá trình chuyển đổi số và tiến tới nhà máy sản xuất thông minh của các doanh nghiệp đó là yếu tố con người. Để thực hiện được chuyển đổi số thanh công đỏi hỏi tất cả các thành viên, các bộ phần trong hệ thống phải chấp nhận và thực hiện thay đổi một cách quyết liệt hơn, tính tuân thủ cao hơn tránh thực hiện theo lối mòn cũ.