Giải mã ý đồ chiến lược của tướng Gerasimov tại Ukraine
Theo giới chuyên gia, sau khi Đại tướng Valery Gerasimov giữ chức Tổng chỉ huy chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, quân đội Nga đã phát động chiến dịch ném bom quy mô lớn đối với Ukraine, ngoại trừ ném bom Kiev, Kharkiv và Lviv, quân đội Nga cũng tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine, gây ra thương vong tương đối lớn, phía Ukraine cho rằng vụ ném bom đã gây ra thương vong cho hàng trăm dân thường.
Nga mới phát động một chiến dịch ném bom quy mô lớn ở Ukraine
Tại sao Nga ném bom vào Dnipro mà không phải là ném bom tấn công quân đội Ukraine ở tiền tuyến Donbass?
Lý do rất đơn giản, bởi Dnipro là căn cứ hậu cần chiến lược của lực lượng Ukraine chiến đấu ở Donbass. Tiêu diệt được các căn cứ hậu cần của Ukraine ở Dnipro, sẽ cắt đứt nguồn tiếp tế liên tục cho quân đội Ukraine ở tiền tuyến, đồng thời tạo lợi chế cho lực lượng Nga đang chiến đấu ở Bakhmut, sau khi chiếm được Bakhmut, quân đội Nga có thể mở cuộc tấn công vào thị trấn quan trọng Slavyansk, đồng nghĩa với việc giành toàn bộ lãnh thổ Donbass sẽ hoàn thành trong vòng 3 tháng.
Còn mục đích ném bom Lviv – thành phố phía Tây Ukraine, là nhằm ngăn chặn vũ khí của NATO vào Ukraine qua đường sắt, không có điện thì tàu hỏa không thể hoạt động bình thường. Lần này không phải là vụ đánh bom đầu tiên và sẽ không phải là lần cuối cùng, nhưng vụ đánh bom gần đây của Nga có thể sẽ diễn ra liên tục và không giống như trước đây, tần suất khoảng 7 ngày/lần.
Tuy nhiên, nếu vụ đánh bom lớn lần này là “nhát rìu” đầu tiên do Nga đưa ra, thì “nhát rìu” thứ hai đáng được quan tâm hơn.
Hiện, có thông tin cho rằng Nga đã vận chuyển một số lượng lớn thiết bị xây cầu tới Belarus, và điểm đến cuối cùng của những thiết bị này là vùng Gomel giáp Ukraine, khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu, quân đội Nga đã thông qua Gomel để tiến thẳng vào Kiev, nhưng do không chuẩn bị đầy đủ và đánh giá thấp sức kháng cự của quân đội Ukraine nên cuộc vây hãm Kiev cuối cùng của quân Nga đã kết thúc thất bại.
Sau đó, quân đội Ukraine cho nổ tung các cây cầu ở khu vực biên giới giữa Ukraine và Gomel, thậm chí còn đào hồ chứa nước để ngăn chặn quân đội Nga phát động chiến dịch quân sự chống lại Ukraine từ khu vực này một lần nữa. Động thái lần này của Nga cho thấy, dường như Nga đang chuyển hướng chiến lược, với ý đồ tấn công thẳng vào Kiev.
Nga được cho là đang tăng quân áp sát Kiev từ hướng Belarus
Tại sao Nga lại để lộ ra ý đồ chiến lược?
Thứ nhất, khi Nga tấn công Kiev, hiển nhiên sẽ có một lượng lớn quân đội tinh nhuệ của Ukraine ở đây để đối phó, cho dù Nga chỉ “tung tin” mà không thực sự chiến đấu, chính quyền Ukraine cũng sẽ phải điều động một số lượng lớn binh lính và khí tài từ các nới khác đến tăng cường hô trợ Kiev. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm áp lực cho Quân đội Nga ở phía đông Ukraine, tạo thời cơ để phản công.
Thứ hai, trong trường hợp Nga thực sự tấn công Kiev, với lực lượng hiện nay, thành phố này sẽ nhanh chóng bị Nga chiếm đóng nếu không có lực lượng chi viện kịp thời. Dù chỉ chiếm đóng trong một thời gian ngắn cũng sẽ tạo ra cú sốc tâm lý lớn đối với cả phương Tây và quân đội Ukraine.
Điều này sẽ giúp tạo ra “tiếng nói phản chiến” ở các nước phương Tây, khi người phương Tây biết rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu không thể giành chiến thắng, họ thường sẽ chọn đàm phán. Xét cho cùng, Ukraine không thuộc NATO, phương Tây hoàn toàn có thể rút lui để bảo toàn lực lượng.
Thứ ba, Nga đã tấn công các cơ sở năng lượng cơ bản của Ukraine trong vài tháng, cho nên so với Kiev khi bắt đầu chiến tranh, thì Kiev hiện tại đã hoàn toàn khác, “mong manh dễ vỡ”hơn vì thiếu điện.
Trong khi đó, hành động lần này của Nga đã có sự chuẩn bị đầy đủ, không chỉ triển khai tên lửa phòng không S-400 tới khu vực biên giới Belarus mà còn sớm gửi thiết bị và binh lính đã được tăng cường nhận thức về môi trường địa lý của Ukraine. Việc để lộ ra ý đồ chiến lược tấn công Kiev trong bối cảnh này cũng là một đòn “tâm lý chiến” hoàn hảo khi binh lính Ukraine đang khó khăn chồng chất khó khăn.
Chiến thuật “búa, rìu” của Nga vẫn còn “nhát thứ 3”, chính là hệ thống chỉ huy cấp cao của Nga đang tập hợp toàn diện cho yêu cầu tác chiến ở Ukraine.
Quân đội Nga gần đây đã hoàn thành việc tổ chức lại hệ thống chỉ huy cao nhất cho các hoạt động quân sự đặc biệt, việc bổ nhiệm ông Gerasimov giữ chức vụ Tổng chỉ huy, sẽ tạo ra một sự kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với tình hình chung. Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao của Nga, bao gồm cả ông Putin và Shoigu cũng thường xuyên chỉ đạo các công ty công nghiệp quân sự Nga tăng cường cung cấp các loại đạn dược cải tiến cho lực lượng chiến đấu ở Ukraine.
Điều này dẫn đến nhiều thay đổi trong phương thức tấn công của Nga. Quân đội Nga không chỉ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào các mục tiêu trọng điểm ở Ukraine, mà còn tăng cường độ pháo kích vào mặt trận Donbass, rõ ràng điều này có liên quan đến việc cung cấp đạn dược.
Điểm đáng lưu ý nữa là, không chỉ có quân đội chính quy của Nga chiến đấu ở Ukraine, mà còn nhiều lực lượng khác chiến đấu vì Nga như lực lượng Wagner hay dân quân Donbass. Các lực lượng này chiến đấu cùng lúc trên nhiều mặt trận, và cũng có sự cạnh tranh nhất định về hiệu quả chiến đấu.
Nếu phương Tây muốn Ukraine có thể chống chọi lại làn sóng tấn công này của Nga, ngoài trang bị hạng nặng, Ukraine còn cần có thêm vũ khí chống tăng và tên lửa phòng không. Nếu Nga quyết định bao vây Kiev và tấn công vùng Donbas do quân đội Ukraine kiểm soát, làn sóng đầu tiên có thể sẽ là các máy bay ném bom rải thảm, sau đó quân đoàn thiết giáp mặt đất có thể tiến vào. Liệu cuộc tấn công quy mô lớn lần này của Nga có đạt được kết quả như mong muốn?