Giải mã các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Trong nghiên cứu marketing, chọn mẫu là một công đoạn quan trọng và cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho sự thành công của quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên nhiều marketer vẫn còn đang gặp khó khăn trong việc chọn mẫu, vì vậy Truyền thông TMS sẽ mang đến cho các bạn phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing. Cùng theo dõi nhé!

Thế nào là mẫu trong nghiên cứu marketing? 

Định nghĩa

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing thì bạn cần nắm sơ về định nghĩa mẫu trong nghiên cứu marketing để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Mẫu là một tập hợp các phần tử được lấy ra từ một dự án nghiên cứu, những phần tử này sẽ được nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng của chúng. Trong nghiên cứu marketing thì phần tử thường là con người, cửa hàng, doanh nghiệp.

3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc xác định cỡ mẫu

  • Sự phong phú của tổng thể nghiên cứu

    : Tổng thể nghiên cứu càng lớn thì cần phải phải chọn mẫu có quy mô lớn tương đương. 

  • Độ tin cậy của mẫu

    : Độ uy tin và tin cậy của mẫu tỷ lệ thuận với kích thước của nó. 

  • Sai số

    : Trong mức độ cho phép của cỡ mẫu. 

Những lý do cần phải chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Đây chính là những lý do tại sao chúng ta cần đến phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

  • Giới hạn về mặt thời gian là yếu tố gây khó khăn trong việc thu thập thông tin về thị trường, do đó việc chỉ nghiên cứu một mẫu chọn từ thị trường sẽ giúp các nhà nghiên cứu marketing có kết quả nghiên cứu đúng lúc để đưa ra những quyết định kịp thời.

  • Khi nghiên cứu marketing thì cần khá nhiều chi phí (

    thu thập, hiệu chỉnh, nhập dữ liệu.v..v..)

    vì phần tử nghiên cứu thường có cỡ lớn. Do đó việc chọn có

    phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

    hợp lý sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo thu thập đủ thông tin cần thiết. 

Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Chọn mẫu phi xác suất

  • Khái niệm

Đây là phương pháp chọn mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu marketing mà các tham số thu được từ kỹ thuật chọn mẫu không thể dùng để ước lượng, vì người nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu hoàn toàn ngẫu nhiên vì sự thuận tiện, cảm tính,…của người nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Phương pháp này có cả ưu lẫn nhược điểm mà bạn cần cân nhắc: 

  • Ưu điểm

    : Nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. 

  • Nhược điểm

    : Ít khi thể hiện được tính chất tổng thể của nghiên cứu. 

Vậy cụ thể phương pháp này có những cách chọn mẫu nào? 

  • Chọn mẫu thuận tiện

Các mẫu được người nghiên cứu chọn theo tiêu chí thuận lợi cho họ nhất như dễ tiếp cận hoặc tiết kiệm thời gian để làm khảo sát.

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

Phương pháp chọn mẫu này tuy thuận tiện nhưng cũng khiến người nghiên cứu gặp khó trong việc xác định tính đại diện của mẫu nên phương pháp này thường ít được sử dụng rộng rãi. 

  • Chọn mẫu phán đoán

Người nghiên cứu sẽ chọn ra đối tượng khảo sát dựa vào những phán đoán của mình với mục đích thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó. 

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing này cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn riêng của người nghiên cứu nên ít khi được sử dụng. 

  • Chọn mẫu định mức

Các mẫu được chú ý cần phải đáp ứng được các tiêu chí mà người nghiên cứu đề ra như: tuổi tác, giới tính, địa lý,…rồi dùng phương pháp thuận tiện hoặc phán đoán để chọn ra mẫu tốt nhất cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp này cũng mang tính chủ quan. 

Chọn mẫu theo xác suất  

  • Khái niệm 

Ở phương pháp chọn mẫu này, người nghiên cứu đã biết được xác suất lượng đối tượng tham gia khảo sát nên tham số thu về có thể dùng để ước lượng, từ đó suy ra tính chất của tham số tổng thể.

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

  • Ưu điểm

    : Tính chất tổng thể của nghiên cứu được thể hiện rõ ràng.

  • Nhược điểm

    : Tốn chi phí và thời gian hơn nhiều so với phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

  • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Các mẫu đều có cơ hội được chọn ngang bằng nhau vì người nghiên cứu sẽ chọn mẫu  một cách ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của Excel,…

Phương pháp này mang lại sự thuận tiện tối đa về thời gian và chi phí cho người nghiên cứu. Tuy nhiên sự chính xác rất khó đảm bảo vì mẫu được chọn có thể sai lệch.

  • Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống 

Ở phương pháp chọn mẫu này, người nghiên cứu sẽ cần lập một danh sách chứa các đối tượng nghiên cứu theo một trật tự. Đơn vị mẫu được đầu tiên sẽ được chọn ngẫu nhiên, rồi cách một đoạn m nữa thì lấy đơn vị mẫu tiếp theo (m là khoảng cách lấy mẫu).

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing

  • Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

Muốn lấy mẫu thì người nghiên cứu cần phân chia tổng thể nghiên cứu thành từng nhóm có đặc điểm tương đồng với nhau (giới tính, độ tuổi, địa lý,….) để đảm bảo mẫu ở mỗi tầng có sự đồng nhất với nhau. Phương pháp này mang lại độ chính xác cao trong việc đánh giá các đặc điểm của tổng thể nghiên cứu. 

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã mang đến cho các bạn những phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu marketing đầy đủ và chính xác nhất. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm:

5 phương pháp nghiên cứu Marketing phổ biến