Giải đáp: Tiểu cầu có chức năng gì trong cơ thể?

Trong máu của con người có hai thành phần là huyết tương và tế bào máu. Có ba loại tế bào máu cơ bản gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu (tên tiếng Anh là platelets hay thrombocytes) có kích thước rất nhỏ, nhỏ nhất trong các tế bào máu với đường kính chỉ từ 1 đến 4 mm và số lượng dao động từ 150.000 – 450.000/ml.

06/11/2021 | 6 câu hỏi thường gặp về hiện tượng tiểu cầu tăng cao
21/02/2021 | Chuyên gia giải đáp: Nên ăn gì để tăng tiểu cầu
20/10/2020 | Xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu xem tiểu cầu có chức năng gì đối với cơ thể và một số căn bệnh liên quan đến tiểu cầu trong bài viết sau

1. Đời sống của tiểu cầu trong máu

Các tế bào mẫu tiểu cầu nhân lớn ở tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu. Đối với người bình thường, một ngày trung bình sinh ra khoảng 35000 đơn vị tế bào tiểu cầu và những tế bào này không tồn tại mãi trong máu mà chỉ có thể sống từ 7 đến 10 ngày.

Trong cơ thể con người, tiểu cầu già và các tế bào máu khác được tiêu hủy bởi lá lách. Chính vì vậy, những điều bất thường ở lá lách có thể báo hiệu sự bất thường của tiểu cầu.

2. Tiểu cầu có chức năng gì trong cơ thể

Tiểu cầu có chức năng chính là góp phần vào sự đông máu và cầm máu. Điều này có nghĩa là khi chúng ta bị thương, tiểu cầu sẽ góp phần vào quá trình làm máu ngừng chảy tại nơi nội mạc mạch máu ở chỗ vết thương và bịt lỗ này lại. Tuy nhiên, nếu vết thương quá lớn thì cần có sự hình thành các cục máu đông.

Tiểu cầu giúp đông máu, cầm máu

Tiểu cầu giúp đông máu, cầm máu

Quá trình này gồm có ba giai đoạn:

– Đầu tiên, tiểu cầu thực hiện việc kết dính với lớp collagen lộ ra khi thành mạch bị tổn thương.

– Giai đoạn thứ hai, tiểu cầu được hoạt hóa. Hình dạng của chúng sẽ thay đổi, phình to và giải phóng các chất, trong đó có một lượng lớn là ADP và thromboxane A2. 

– Giai đoạn thứ ba, các tiểu cầu kết tập với nhau tạo thành các nút chặn ở chỗ bị tổn thương khiến cho máu ngừng chảy. Điều này chỉ có thể được thực hiện với các tổn thương nhỏ. 

Tóm lại, khi cơ thể có vết thương chảy máu, các tiểu cầu ở gần sẽ nhận tín hiệu, giải phóng các hoạt chất và báo cho các tế bào tiểu cầu khác, từ đó, kết dính tạo ra sự đông máu để ngăn quá trình rỉ máu, chảy máu.

Ngoài tác dụng làm đông, cầm máu, tiểu cầu còn có tác dụng khiến cho thành mạch dẻo dai, mềm mại. 

3. Sự bất thường của tiểu cầu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Từ việc tìm câu trả lời cho câu hỏi tiểu cầu có chức năng gì trong cơ thể, chúng ta có thể nhận thấy sự tăng hay giảm tiểu cầu đều gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe

Bệnh giảm tiểu cầu

Điều này xảy ra khi tủy xương tạo ra quá ít tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu bị phá hủy nhiều. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, nó có thể gây ra hiện tượng xuất huyết như các nốt chấm hay bầm tím trên da hoặc khiến cho các vết thương bên ngoài cơ thể không cầm máu.

Nó cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu ở mũi, ở khớp và thậm chí là chảy máu não.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu có thể là do cơ thể bị nhiễm virus, do uống một số loại thuốc gây phá hủy tiểu cầu, do mắc một số bệnh lý hoặc cũng có thể do gen di truyền…

Giảm tiểu cầu có thể khiến chảy máu mũi bất thường

Giảm tiểu cầu có thể khiến chảy máu mũi bất thường

Bệnh tăng tiểu cầu tiên phát

Là bệnh lý hiếm gặp với tình trạng tăng tiểu cầu không rõ nguyên nhân, gây ra tắc mạch hoặc có khi là xuất huyết gây chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát

So với tăng tiểu cầu tiên phát thì tăng tiểu cầu thứ phát phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng hoặc viêm hay do một số bệnh ung thư, cũng có thể là do phản ứng với một số loại thuốc.

Bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu

Đây là hiện tượng liên quan đến chất lượng tiểu cầu. Lúc này, số lượng tiểu cầu bình thường song chúng hoạt động không như bình thường, nguyên nhân có thể là do sự khiếm khuyết của tiểu cầu hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài như sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc aspirin. Rối loạn chức năng tiểu cầu có thể dẫn đến hiện tượng xuất hiện những chấm huyết trên da, nốt xuất huyết ở những tổn thương nhỏ, xuất huyết ở mũi, họng, tiêu hóa hoặc chảy máu ồ ạt sau khi phẫu thuật.

4. Chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tiểu cầu

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, mỗi chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh như: thường xuyên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, uống đủ nước, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia…

Đối với những người đang điều trị bệnh giảm tiểu cầu, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, cần hạn chế các hoạt động có thể gây thương tích cho bản thân, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, tiêm vắc xin để ngăn ngừa các loại bệnh gây ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu như sởi, quai bị, rubella.

Đối với những người bị tăng tiểu cầu, bên cạnh việc điều trị, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, chú trọng các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B12, axit béo Omega-3, chất chống viêm và chống oxy hóa… Không nên ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều đạm và duy trì cân nặng hợp lí, thực hiện khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như dễ bị bầm tím, các vết thương khó hoặc không thể cầm máu, thường xuyên bị chảy máu mũi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Xét nghiệm công thức máu là một trong những cách đơn giản nhất để tìm ra sự bất thường của tiểu cầu. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sinh hoá, hình ảnh học…

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh lý về máu

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh lý về máu

Khi có nhu cầu xác định các loại bệnh lý liên quan đến máu và tiểu cầu, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – một trong những địa chỉ khám và chữa bệnh uy tín hàng đầu hiện nay.

Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cũng như bề dày kinh nghiệm trong thực tiễn. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là đơn vị đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP về chất lượng xét nghiệm được cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. 

Vì vậy khi thăm khám tại đây, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về tính chính xác cũng như sự nhanh chóng của kết quả.

Hệ thống xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế

Hệ thống xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế

Trên đây là những thông tin cơ bản cho thấy tiểu cầu có chức năng gì đối với con người và những bệnh lý thường gặp liên quan đến tiểu cầu. Khách hàng có thể đến thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để làm các xét nghiệm cần thiết, hoặc gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, an toàn, tiện lợi.