Giải đáp: Thợ mộc là gì? Có nên theo nghề thợ mộc không?
Khái niệm thợ mộc được nhắc đến nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Gắn liền với vật liệu quen thuộc là (gỗ). Vậy cụ thể thợ mộc là gì? Để trở thành một người thợ mộc giỏi, cần những gì? Có nên theo nghề thợ mộc không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Khái niệm làm nghề thợ mộc là gì?
Mộc có nghĩ là gỗ. Theo từ điển Tiếng Việt, thợ mộc là thợ đóng đồ gỗ hoặc làm các bộ phận bằng gỗ trong các công trình xây dựng, chế tạo.
Theo các gọi dân giã, thợ mộc được dùng để chỉ những người làm nghề mộc tại gia đình hoặc các xưởng sản xuất gỗ nhỏ lẻ. Đối với những người thợ làm mộc trong xưởng sản xuất chuyên nghiệp thì lại gọi là công nhân mộc.
Thợ mộc tiếng Anh là gì?
Thợ mộc tiếng Anh là “Carpenter”. Họ là những người “hô biến” những thớ gỗ vô tri vô giác thành các vật dụng bằng gỗ trong đời sống hàng ngày của con người. Phải kể đến như bàn, ghế, kệ, tủ, giường…
Ở phía Bắc, ông tổ nghề mộc là ông Nguyễn Công Nghệ, sống vào thời chúa Trịnh. Khi ấy, ông 18 tuổi và được giao nhiệm vụ tạc một chiếc ngai vàng nguy nga, xứng tầm. Nhưng khi tác phẩm vừa hoàn thiện, ông lại bị nhốt vào đại lao vì nằm vất vưởng lên đó. Lễ giỗ tổ nghề mộc được tiến hành vào ngày 22 tháng 12 âm lịch hàng năm.
Công việc của người thợ mộc là gì?
Như đã nói, công việc chính của người thợ mộc là thổi hồn vào những thớ gỗ vô tri. Biến nó trở thành các vật dụng bằng gỗ cần thiết cho đời sống của con người. Cụ thể hơi, công việc của người thợ mộc là:
- Sử dụng các công cụ như búa, khoan, máy cắt, máy bào, máy cưa… để tạo ra các loại đồ dùng bằng gỗ
- Tiến hành chạm, khắc, sơn mài, đánh bóng, thiết kế những họa tiết trang trí, tạo ra các đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ
- Sản xuất các sản phẩm bằng gỗ như giường, tủ, bàn bếp, tủ bếp, bàn, ghế…
- Tiến hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế các sản phẩm bằng gỗ. Đồng thời cập nhật thêm các mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Thợ mộc cần có những dụng cụ gì?
Mỗi ngành nghề sẽ có những dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Với người thợ mộc, muốn làm việc cần có những đồ nghề cơ bản sau:
- Cưa cầm tay: dùng để cắt những chi tiết nhỏ. Cưa cầm tay nhỏ gọn nên dễ dàng thao tác, rút ngắn thời gian làm việc.
- Máy mài, máy cắt cầm tay: dụng cụ chính dùng để làm nhẵn các mối hàn hay những cạnh sắc nhọn ở vị trí nhỏ hẹp…
- Máy cưa lọng cầm tay: dùng để cắt đường thẳng hoặc đường cong, đường tròn trên thớ gỗ theo từng yêu cầu thiết kế
- Máy chà nhám rụng: đây cũng là một dụng cụ hỗ trợ người thợ mộc đánh bóng, chà nhám bề mặt sản phẩm
- Dao phay gỗ, dụng cụ tách lớp gỗ, mũi khoan máy, phay lỗ, dao phay gỗ…
Một người thợ mộc giỏi, cần những gì?
-
Cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ
Cẩn thận, tỉ mỉ và gọn gàng là những đức tính không thể thiếu của người thợ mộc. Bởi vì có rất nhiều chi tiết chạm khắc nhỏ (đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ). Nếu làm cẩu thả, hời hợt thì sẽ không ra được cái hồn của sản phẩm.
Và tất nhiên, một sản phẩm không hoàn thiện như vậy vừa không thể xuất bán, làm tổn hại kinh phí. Vừa làm mất uy tín, danh tiếng của mình.
-
Sáng tạo, có con mắt thẩm mỹ cao
Các mẫu thiết kế đồ dùng nội thất, ngoại thất của khách hàng sẽ trở nên mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Nếu như người làm không có sáng tạo.
Sự sáng tạo và con mắt thẩm mỹ thể hiện ngay từ khâu lên ý tưởng, lựa chọn vật liệu. Cho đến giai đoạn thi công, chế tác thành phẩm.
-
Khéo léo
Người thợ mộc phải có bàn tay khéo léo để thực hiện các công đoạn chạm, khắc, đo đạc, tỉa hình ấn tượng… Tính khéo léo cần có ở người thợ mộc còn được thể hiện qua việc sử dụng máy móc. Nếu chân tay vụng về, sẽ không đảm bảo được an toàn lao động. Dễ xay ra tai nạn lao động không đáng có.
-
Có kiến thức về vật liệu
Đây là điều kiện cần có bất di bất dịch của một người thợ mộc. Người thợ cần phải có kiến thức cơ bản nhất về các loại vật liệu bằng gỗ, các loại gỗ. Thậm chí ngoài gỗ tự nhiên, cũng nên tìm hiểu thêm về gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại… Có thể phân tích, so sánh để sản xuất ra các sản phẩm tinh tế, bền bỉ.
-
Có kiến thức về máy móc
Thợ mộc cần có kiến thức về các loại máy móc xưởng gỗ để hỗ trợ trong quá trình làm việc. Cần nắm được cách sử dụng, vận hành, để tránh rủi ro. Đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
-
Có kiến thức về phần mềm hỗ trợ
Ngày nay, không chỉ các kiến trúc sư thiết kế mới cần am hiểu kỹ thuật, sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Mà ngay cả thợ mộc – người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm từ đồ gỗ cũng cần có kiến thức về phần mềm hỗ trợ.
Một số phần phềm cơ bản như Autocad, Sketchup hay 3Dsmax… Dựa vào những phần mềm này, thợ mộc có thể lên bản vẽ, cho ra sản phẩm hoàn hảo.
Đặc thù của người làm nghề mộc
Thợ mộc là một nghề sáng tạo, cần sự linh hoạt, tinh tế để cho ra một sản phẩm chất lượng, ưng ý. Song do sử dụng chủ yếu các loại máy cầm tay nên chỉ cần sơ ý, dễ gây chấn thương.
Người thợ mộc thường xuyên tiếp xúc với bụi mùn cưa, sơn, keo liên kết, sơn nam. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người thợ, dễ dẫn đến bệnh bụi phổi.
Có nên làm nghề mộc không?
Vậy có nên làm nghề mộc không? Nghề nào cũng sẽ có những khó khăn riêng. Nhưng nếu có đam mê, thì chắc chắn sẽ thành công. Với nghề mộc cũng vậy. Cơ hội để phát triển luôn rộng mở.
Hiện nay có rất nhiều xưởng chế tác đồ gỗ thủ công mỹ nghệ phát triển. Cung ứng ra thị trường hàng loạt sản phẩm chạm khắc tỉ mỉ, ấn tượng. Được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản phẩm càng có sự độc đáo, tinh xảo, ấn tượng thì chi phí càng đắt, lợi nhuận càng cao.
Ngoài xưởng chế tác, hàng loạt xưởng sản xuất gỗ công nghiệp cũng mọc ra. Chuyên thiết kế, sản xuất những đồ dùng nội thất gỗ cho khách hàng.
Nghề mộc hiện nay cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Không phải chỉ những người trung niên mới theo. Mà có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn học ngành thiết kế kiến trúc – nội thất. Hoặc đi theo các xưởng sản xuất gỗ chuyên nghiệp. Tại đây, họ được đào tạo bài bản về chuyên môn. Công với sức trẻ, sức sáng tạo sẽ cho ra nhiều sản phẩm tuyệt vời.
Lời khuyên, nếu có đam mê và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể đi theo nghề mộc.
Thợ mộc là gì? Trên đây là tổng hợp đầy đủ những thông tin về nghề thợ mộc. Tuy nhiên, nghề này cần rất nhiều yếu tố, kiến thức chuyên môn. Nếu tự học thì nhiều quả không cao. Tốt nhất bạn nên theo học tại các khóa đào tạo bài bản. Hoặc xin vào làm trong các xưởng sản xuất gỗ chuyên nghiệp để lấy kinh nghiệm.
Thợ mộc là gì? Có nên theo nghề thợ mộc không?