[Giải đáp] Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu và những thủ tục cần biết
Công chứng hồ sơ xin việc là điều cần thiết khi ứng viên muốn nộp hồ sơ ứng tuyển đến bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào? Vậy công chứng hồ sơ xin việc cần những gì, ở đâu và như thế nào thì chúng ta hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hồ sơ xin việc có cần công chứng không?
Theo đúng như quy định của pháp luật một số loại hợp đồng, giấy tờ, giao dịch cần phải thực hiện quy trình công chứng. Việc công chứng này dùng để xác minh được sự chân thực về thông tin cơ bản như: sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề,… công chứng mang tính chất hợp pháp lý quy định nhà nước.
Hồ sơ xin việc có cần công chứng không?
Công chứng hồ sơ xin việc cũng khá quan trọng, bởi đây chính là cơ sở để nhà tuyển dụng nắm được thông tin ứng viên cung cấp là hoàn toàn chính xác. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đại diện bên thứ 3 có tính pháp lý và được công nhận theo đúng quy định pháp luật.
Đặc biệt, khi ứng viên được nhận làm chính thức sẽ được ký kết hợp đồng lao động, bởi vậy thông tin chính xác là điều quan trọng nhất là với những doanh nghiệp lớn cần phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chính vì thế mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp luôn yêu cầu ứng viên cần phải công chứng hồ sơ xin việc của mình.
Tạo CV xin việc ấn tượng ngay tại đây !
Quy trình công chứng hồ sơ xin việc
Khi đã hoàn thành sau các thủ tục, giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần phải công chứng tất cả những giấy tờ, hồ sơ này. Những địa chỉ công chứng phải là những cơ quan có thẩm quyền thì mới được chấp nhận. Nhu cầu công chứng hồ sơ giấy tờ của người dân luôn rất lớn.
Công chứng hồ sơ xin việc cần những gì?
Quy trình công chứng hồ sơ xin việc
Để quá trình công chứng hồ sơ xin việc diễn ra nhanh chóng và dễ dàng bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, đòi hỏi bạn cẩn thận và tỉ mỉ, bởi trong trường hợp thiếu một số giấy tờ thì khả năng sẽ không được công chứng. Cụ thể những giấy tờ cần chuẩn bị để công chứng hồ sơ xin việc gồm:
- Sơ yếu lý lịch tự thuật: Sơ yếu lý lịch tự thuật là giấy tờ rất quan trọng trong hồ sơ cá nhân. Nhất là trong trường hợp ứng viên mong muốn làm việc tại các cơ quan nhà nước. Trong bản sơ yếu lý lịch cần phải có ảnh chân dung, cùng với đó là thông tin chi tiết về cá nhân của người cần công chứng hồ sơ xin việc. Khi đem hồ sơ đi công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền, hãy đem theo sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu thì mới được đóng dấu xác nhận.
- CMND/CCCD: Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng thứ 2 trong hồ sơ xin việc. Thông thường, căn cước công dân sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên lập 2 bản. Trong đó, 1 bản để nhà tuyển dụng lưu lại nhằm thực hiện các thủ tục khác nhau như: quyết toán thuế, bảo hiểm xã hội…. nếu như bạn được nhận vào làm. Giống với sơ yếu lý lịch tự thuật, bạn cũng cần phải có dấu xác nhận của cơ quan công chứng có thẩm quyền.
- Bằng cấp, các chứng chỉ có liên quan: Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan cũng ccần phải được công chứng để bảm bảo tính chính xác cho dù bạn làm việc trong bất cứ ngành nghề nào. Vì thế, tùy thuộc vào công việc và năng lực của bản thân, bạn cũng hãy lựa chọn những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan để có thể đem hồ sơ xin việc đi công chứng.
- Các giấy tờ khác: Đối với các ngành nghề đặc biệt, hồ sơ xin việc còn có thể yêu cầu các giấy tờ khác, ví dụ như: giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, giấy chứng nhận thương binh – bệnh binh (giúp người lao động là thương binh – bệnh binh được hưởng chế độ ưu tiên), giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (với người học xong nhưng chưa nhận bằng),… Tất cả các loại giấy này đều cần có dấu công chứng của địa phương hoặc xác nhận tới từ trường học của ứng viên.
Trên đây là một số giấy tờ bắt buộc ứng viên cần phải chuẩn bị để công chứng hồ sơ xin việc. Ngoài những giấy tờ như trên, còn một số tài liệu khác như đơn xin việc, CV cá nhân… Tuy nhiên, đây là những tài liệu không bắt buộc phải có dấu công chứng. Nhưng nếu có cho mình một bản CV xin việc tốt, khả năng bạn trúng tuyển vị trí việc làm mơ ước sẽ cao hơn nhiều.
► GIẢI ĐÁP: Hồ sơ xin việc bao gồm những gì và mẫu hồ sơ xin việc công nhân
Hồ sơ xin việc công chứng ở đâu?
Sau khi bạn đã chuẩn bị xong những thông tin cần thiết cho một bộ hồ sơ xin việc bạn cần chuẩn bị thủ tục công chứng và tìm tới địa điểm công chứng hồ sơ xin việc. Trước đây, bạn có quyền công chứng bất kỳ ở một cơ sở, cơ quan, nhà nước như: Ủy Ban Nhân Dân cấp Phường/Xã/Quận/Huyện/Thị trấn,… Nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân nên có nhiều văn phòng công chứng có dấu xác nhận hợp pháp, thủ tục nhanh gọn và có khắp mọi nơi tỉnh thành trên cả nước.
Hồ sơ xin việc công chứng ở đâu?
Khám phá các cơ hội việc làm lương cao tại đây!
Tuy nhiên, khi đi công chứng đơn xin việc cần phải lưu ý một số những địa điểm được cấp phép sử dụng có dấu đỏ nếu không công chứng sẽ không được chấp nhận. Một số nơi có thẩm quyền công chứng mà người dân có thể tham khảo ngoài những cơ quan thông thường khác như:
- Các phòng tư pháp thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố
- Các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Phòng công chứng thuộc phòng tư pháp
Địa điểm công chứng hồ sơ tại Hồ Chí Minh
- Phòng công chứng số 1 tại 97 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
- Phòng công chứng số 2 tại 94-96 đường Ngô Quyền, phường 7, quận 5, TP.HCM
- Phòng công chứng số 3 tại 12 đường Thống Nhất, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM
- Phòng công chứng số 4 tại 25/5 đường Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM
- Phòng công chứng số 5 tại 278 đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM
- Phòng công chứng số 6 tại 45AG-47/AF4 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Phòng công chứng số 7 tại 388 đường Nguyễn Văn Lượng, phường 12, quận 6, TP. HCM
Địa điểm công chứng hồ sơ tại Hà Nội
- Phòng công chứng số 1 Hà Nội tại 310 Bà Triệu
- Văn phòng Công chứng Cầu Giấy tại 121 Trần Đăng Ninh
- Văn phòng Công chứng Thái Hà tại 148 Thái Hà
- Văn phòng Công chứng Hà Nội tại 238 phố Hoàng Ngân
- Văn Phòng công chứng A9 – Sơ Tư Pháp Hà Nội tại địa chỉ 62 Nguyễn Khánh Toàn
► THAM KHẢO: Cách tạo hồ sơ xin việc CHUẨN cho mọi ngành nghề 2022
Thủ tục và mức phí công chứng hồ sơ
Nhiều ứng viên hiện nay vẫn đang thắc mắc: “Hồ sơ xin việc cần công chứng những gì?” hay “Đi công chứng hồ sơ xin việc cần những gì?” . Tất cả sẽ bao gồm:
- 1 bộ hồ sơ đúng quy định có dán ảnh 4×6
- 1 bản gốc và bản photo hộ khẩu thường trú có tên cá nhân người xin công chứng
- Bản gốc chứng minh thư nhân dân chưa quá thời hạn 15 năm và 2 bản photo
Quy định này sẽ giúp người làm nhiệm vụ kí tên, đóng dấu xác nhận có thể đối chiếu, so sánh tránh trường hợp sẽ tạo những giấy tờ, hồ sơ giả. Đây là quy định được Nhà nước ban hành, buộc những người xin công chứng phải tuân thủ theo.
Mức phí công chứng hồ sơ xin việc sẽ được quy định cơ bản theo từng cơ quan và văn phòng công chứng. Tuy nhiên, mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng cơ bản sẽ là 5.000 đồng/trang, bắt đầu từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang có mức phí 3.000 đồng/trang nhưng mức tối đa không quá 100.000 đồng/bản
Thủ tục và mức phí công chứng hồ sơ
Việc công chứng hồ sơ xin việc không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Đến nơi công chứng xuất trình giấy tờ tùy thân cùng những văn bản gốc của hồ sơ cần công chứng là được. Chi phí cho việc công chứng cũng tương đối rẻ, hãy nhớ mang chút tiền để trả phí cho việc công chứng nhé!
Mong rằng những chia sẻ của News Timviec về vấn đề “công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?” sẽ giúp ích cho độc giả. Chúc độc giả hoàn thành nhanh gọn, đúng quy định những hồ sơ theo yêu cầu để kịp ứng tuyển vào vị trí công việc yêu thích.