Giải Sinh Học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật lớp 9.
Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luân số 1 trang 122 SGK Sinh học 9: Thảo luận trong nhóm và so sánh theo mẫu sau:
Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…
Đặc điểm hình thái:
Lá
Thân
Đặc điểm sinh lí:
Quang hợp
Thoát hơi
nước
Trả lời:
Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
Trả lời câu hỏi thảo luân số 2 trang 123 SGK Sinh học 9: Có thí nghiệm như sau: Vào đêm trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường của kiến đi một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi đường bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:
+ Kiến tiếp tục bò theo hướng cũ
+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau
+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu
Em chọn khả năng nào trong ba khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Trả lời:
Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng gương phản chiếu. Điều đó chứng tỏ ánh sáng giúp kiến nhận biết các vật và định hướng sự di chuyển trong không gian.
Câu hỏi và bài tập (trang 124 SGK Sinh học lớp 9)
Câu 1 trang 124 SGK Sinh học 9: Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
Trả lời:
Câu 2 trang 124 SGK Sinh học 9: Hãy điền tiếp vào bảng 42.2
Trả lời:
Câu 3 trang 125 SGK Sinh học 9: Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:
– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?
– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Vì vậy những lá cây ở cành phía dưới nhận được ít ánh sáng hơn các lá của cành cây phía trên.
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Câu 4 trang 125 SGK Sinh học 9: Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Trả lời:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết được các vật và định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…
+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…
Lý thuyết Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
I. Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống thực vật
– Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém → tổng hợp được ít chất hữu cơ, không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng → hiện tượng tự tỉa thưa.
– Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:
+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng: cây ngô, phi lao, lúa…
+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu …
– Ứng dụng trong sản xuất:
+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô: tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức …
+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre
II. Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống động vật
– Giúp động vật định hướng được trong không gian: chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet
– Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: nhiều loài thú hoạt động ban ngày: bò, trâu, dê, cừu … nhiều loài hoạt động ban đêm: chồn, cáo, sóc… Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh
– Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … 1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe …
+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: 1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo … 1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo …
– Ứng dụng trong chăn nuôi:
+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.
+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng
Sơ đồ tư duy Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật: