Giải Mã Top 9 Lĩnh Vực Kinh Doanh “Ăn Nên Làm Ra” Trong Năm 2022 Này!
Lĩnh vực kinh doanh được xem là một khái niệm chung nói về sản phẩm, dịch vụ mà các nhà kinh doanh tập trung theo đuổi và hoạt động để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ từng lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể, để giúp các bạn “hiểu đúng” về khái niệm, đồng thời khám phá thêm các lĩnh vực kinh doanh hot hiện nay. Kinh tế đầu tư mới bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Đôi dòng giới thiệu về khái niệm “lĩnh vực kinh doanh”
Như mọi người điều biết, kinh doanh là chỉ các hoạt động của một cá nhân hay một doanh nghiệp với mục đích tạo lợi nhuận.
Vậy “lĩnh vực kinh doanh” là gì? Đơn giản đó chính là khái niệm tổng thể để chỉ một sản phẩm, một dịch vụ, một hàng hóa cụ thể mà bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận từ chúng.
Khám phá top 10 lĩnh vực kinh doanh “ăn nên làm ra” hiện nay!
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, thế những để các bạn có thể dễ hiểu, Kinh tế đầu tư xin gom lại 10 lĩnh vực kinh doanh cơ bản để các bạn tham khảo, cùng tìm hiểu chi tiết thông qua những thông tin bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
Bất Động Sản – Lĩnh vực kinh doanh “hút” nhất hiện nay
Trong 10 lĩnh vực được liệt kê trong bài viết, có thể nói lĩnh vực Bất động sản là một trong những lĩnh vực khó kinh doanh nhất nhưng lại mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Các mảng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản vô cùng đa dạng từ mua bán, chuyển nhượng, cho thuê các loại hình căn hộ, nhà phố, shophouse, biệt thự đến các tòa nhà building, resort..
Các nhà đầu tư chính là người trực tiếp kinh doanh quản lý BĐS của mình để sinh ra lợi nhuận hoặc là người trung gian quản lý vận hành BĐS.
Dịch Vụ – Lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển lớn mạnh
Mặt dù là lĩnh vực kinh doanh xuất hiện trễ hơn nhiều so với các lĩnh vực khác, nhưng không thể nào phủ định được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của lĩnh vực này.
Khác với các lĩnh vực truyền thống, các cá nhân hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ họ sẽ không bán một sản phẩm hữu hình nào. Cái họ bán thường nằm ở dạng phi vật thể. Tuy nhiên, các dịch vụ này đều hướng đến mục tiêu chung là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận từ nó.
Để có thể phát triển bền vững trong lĩnh vực này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, cải tiến dịch vụ của mình để thích nghi và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn của người sử dụng.
Nông Nghiệp – Lĩnh vực kinh doanh lâu đời nhất ở Việt Nam
Có thể nói ngay từ những ngày đầu, nông nghiệp chính là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tại Việt Nam. Mặc dù hiện nay có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác lớn mạnh thay thế, thế nhưng nông nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam.
Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã giúp cho lĩnh vực nông nghiệp có thêm nhiều bước tiến đáng nể trong khâu sản xuất và cải tiến sản phẩm, giúp cho Việt Nam luôn nằm trong top có số lượng xuất khẩu lương thực lớn nhất Thế giới hiện nay.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều mảng nông nghiệp nổi bật mà bạn có thể tham khảo như:
Lĩnh vực kinh doanh lúa nước
Lĩnh vực trồng rau củ, hoa quả sạch
Lĩnh vực sản xuất vật tư nông nghiệp
Tài Chính – Lĩnh vực kinh doanh sôi động nhất hiện nay
Lĩnh vực tài chính hiện là một trong những lĩnh vực sôi động nhất hiện nay. Khi mà có sự xuất hiện của nhiều tổ chức tài chính ngoài trừ ngân hàng, các công ty bảo hiểm. Đã giúp cho việc tiếp cận và đầu tư tài chính không chỉ dành riêng cho các tổ chức doanh nghiệp, hay những người có thu nhập cao mà hiện nay ngay các cá nhân có vốn ít cũng có thể tham gia và thu lợi nhuận tốt từ thị trường tài chính.
Một trong những mảng đầu tư nổi bật hiện nay là đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, đầu tư vào quỹ mở…cho người đầu tư lựa chọn. Đặc biệt các thủ tục đầu tư cũng vô cùng đơn giản ngoài giao dịch trực tiếp tại các sàn bạn có thể đăng ký đầu tư trực tuyến trên các app quản lý tài chính như Finhay, Vinacapital, Infina…
Kinh doanh bán lẻ – Lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa các ông lớn
Thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay cũng được nâng lên một tầm cao mới bởi sự phát triển của công nghệ, đã cho ra đời các dịch vụ vận chuyển, đặt hàng mua bán online đầy tiện ích.
Điều này đã giúp cho người bán dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và thu được nhiều doanh thu qua nhiều kênh bán hàng, không chỉ riêng các kênh bán truyền thống như lúc trước. Người mua cũng nhận được nhiều lợi ích hơn về giá nhờ sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ và tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đi lại để mua hàng khi mà hiện tại có thể mua sắm online.
Hiện nay có rất nhiều nhà bán lẻ uy tín cho các bạn lựa chọn, bên cạnh các siêu thị lâu đời như Coopmart, Big C, thì các chuỗi cửa hàng Bách hóa xanh, Vinmart.. hay các cửa hàng siêu thị mini, tiệm tạp hóa cũng vô cùng nhiều. Điều này sẽ một lợi thế cho người bán và là một thử thách lớn đối với những doanh nghiệp, cá nhân có ý định thử sức trong lĩnh vực bán lẻ bởi sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt.
Lĩnh vực sản xuất – Thị trường của những thương hiệu lớn
Lĩnh vực sản xuất được xem là lĩnh vực nòng cốt để tạo ra các sản phẩm nhằm phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Lĩnh vực này là sự kết hợp của rất mảng từ thu mua nguyên vật liệu, bán hàng, chi phí vận hành đến áp dụng kỹ thuật khoa học tiên tiến để đạt hiệu suất cao trong sản xuất.
Mặc dù lĩnh vực này hiện tại cũng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên hầu như là những doanh nghiệp nhỏ, với thị phần không quá lớn trên thị trường. Hiện tại thị trường sản xuất đang bị chiếm lĩnh của một số thương hiệu lớn như các hãng xe, hãng bia, nước ngọt, đồ dùng thiết yếu hằng ngày nổi bật là các tập đoàn lớn như Honda, Cocacola, Unilever, Nestle…
Công nghệ thông tin – Lĩnh vực xu thế mới hiện nay
Với lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm để tạo ra các hoạt động mua bán thu lợi nhuận sẽ bao gồm cả các sản phẩm hữu hình như các phần mềm quản lý, các ứng dụng internet cho đến các sản phẩm vô hình như thông tin…
Công nghệ thông tin đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam lĩnh vực kinh doanh công nghệ thông tin vẫn chưa quá phát triển và hiện chưa có nhiều công ty nổi bật về lĩnh vực này tại nước ta. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì trong tương lai lĩnh vực này sẽ có bước nhảy vọt về độ phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Kinh doanh online – Ra đời trễ nhất nhưng tốc độ phát triển nhanh nhất
Kinh doanh online tuy mới thịnh hành trong vài năm trở lại đây, thế nhưng có thể nói đấy là lĩnh vực có nhiều sự tham gia đầu tư kinh doanh nhất hiện nay. Từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến các tổ chức vừa và nhỏ hay các cá nhân cũng có thể kinh doanh buôn bán trực tuyến.
Bởi việc gia nhập vào thị trường buôn bán online vô cùng dễ dàng và dường như là bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng sự cạnh tranh với đối thủ hiện nay.
Hiện nay, việc kinh doanh online còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ nền tảng công nghệ 4.0. Ngoại trừ các nền tảng xã hội nổi bật như Facebook, Instagram,..thì sự xuất hiện và phát triển của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon.., các app giao hàng như Baemin, Grab…đã giúp thị trường này vô cùng sôi động và dự đoán là sẽ ngày càng phát triển bùng nổ.
Vận tải – Lĩnh vực đang dần phục hồi sau hậu covid
Có thể nói vận tải là một trong nhiều lĩnh vực chịu nhiều sự ảnh hưởng của đại dịch covid. Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực này cũng đang dần phục hồi, các dịch vụ vận tải như đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt…đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng.
Trong đó phải kể đến các dịch vụ vận tải nổi bật như dịch vụ xe khách liên tỉnh, vận chuyển hàng hóa đường dài của các công ty lớn như Phương Trang, Thành Bưởi đang dần trở nên nhộn nhịp. Các dịch vụ vận tải đường ngắn của các hãng xe công nghệ như Grab, Gojeck, Bee app…cũng được nhiều khách hàng sử dụng lại.
Các hãng máy bay cũng đã bắt đầu phục hồi khi nhiều tuyến đường bay quốc ngoại đã được mở cửa trở lại, với việc cắt giảm đáng kể các thủ tục giấy tờ kiểm tra nghiêm ngặt như đợt dịch bùng nổ.
Những yếu tố cốt lõi cần xây dựng để phát triển việc kinh doanh
Dù doanh nghiệp bạn đã có mặt trên thị trường từ rất lâu hay chỉ vừa mới gia nhập vào thị trường đi chăng nữa thì việc xây dựng, cải tiến và phát triển luôn là điều tất yếu nếu không muốn bị đảo thải ra khỏi cuộc đua khốc liệt này.
Để giúp việc kinh doanh có thể phát triển tốt, các doanh nghiệp nên tập trung vào các giá trị cốt lõi sau:
- Hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu
hiện tại của doanh nghiệp, nhân viên để có thể đưa ra được những chiến lược giúp phát huy hết thế mạnh và đưa ra được những giải pháp để hạn chế khắc phục những điểm yếu.
- Xác định rõ từng mục tiêu của doanh nghiệp
: Bất kỳ doanh nghiệp bạn kinh doanh lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ thì việc xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn muốn đạt được là điều bắt buộc. Bởi mục tiêu sẽ giống như kim chỉ nam giúp công ty bạn hoạt động đúng hướng để, đưa ra được kế hoạch phát triển phù hợp để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
một cách chỉnh chu và chuyên nghiệp, bên cạnh xây dựng phát triển nội bộ, doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện bộ mặt thương hiệu mỗi ngày thông qua tất các các hành động, thông tin public ra bên ngoài. Chỉnh chu từ logo, form mẫu, màu sắc chủ đạo, điều này sẽ giúp doanh nghiệp ghi thêm điểm trong mắt các khách hàng, đối tác và nhà cung cấp.
Lĩnh vực kinh doanh luôn là một “thuật ngữ vô cùng quen thuộc”, thế nhưng có ít người dành thời gian để tìm hiểu kỹ về thuật ngữ này cũng như các thông tin liên quan. Để giúp các độc giả dễ dàng nắm bắt, Kinh tế đầu tư đã chắt lọc lại các thông tin cần thiết bao gồm khái niệm cũng như top các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay cho mọi người dễ hiểu. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy chúng tôi rất sẵn lòng nhận sự góp ý của các bạn trong phần bình luận bên dưới của bài viết nhé!