Giá trị doanh nghiệp là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới định giá doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
(TDVC Giá trị doanh nghiệp là gì) – Giá trị doanh nghiệp có thể hiểu là các biểu hiện bằng tài chính từ toàn bộ các khoản thu nhập các nhà đầu tư thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp mà là tổng giá trị của tất cả các tài sản hữu hình và tài sản vô hình sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các nhà cung cấp tín dụng.
Như vậy, giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của giá trị doanh nghiệp. Có thể hiểu giá trị doanh nghiệp thông qua công thức sau:
Giá trị vốn chủ sở hữu = Giá trị doanh nghiệp – Giá trị nợ phải trả
Giá trị mà một doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét trên 2 góc độ: Giá trị thanh lý và Giá trị hoạt động liên tục. Trong đó
- Giá trị thanh lý là toàn bộ số tiền được tạo ra khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản của nó.
- Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của thu nhập ở mức độ nào lại tùy thuộc vào các yếu tố như: Tài sản, uy tín kinh doanh, trình độ quản lý… và khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường. Để biết được giá trị doanh nghiệp thì kết quả định giá của các Công ty thẩm định giá phải có độ chính xác và tin cậy cao, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, bên cạnh tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc định giá, thẩm định viên phải quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, do đó khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp thẩm định viên cũng cần quan tâm đến yếu tố mang tính đặc thù này.
Yếu tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Giá trị doanh nghiệp là gì
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố khác nhau, thông thường được phân chia như sau: Môi trường bên ngoài (bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành); Môi trường bên trong (bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao).
a, Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô và môi trường ngành.
Môi trường vĩ mô: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ. Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội… đối với doanh nghiệp.
- Yếu tố kinh tế của doanh nghiệp phải dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, có thể dự báo được xu thế phát triển chung của doanh nghiệp, cần chú ý đến các yếu tố sau: Tăng trưởng kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát
- Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
- M trường văn hóa – xã hội như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh
- Công nghệ cũng là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các DN. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống.
Môi trường ngành: Khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, bạn cần phân tích những nội dung như: Chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành, sự cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng rủi ro hiện tại và trong tương lai.
- Triển vọng tăng trưởng của một ngành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi.
- Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế tài chính của các doanh nghiệp… Vì vậy, khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần xem xét triển vọng của Ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàng của nền kinh tế đối với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Việc cạnh tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu tố này cũng thay đổi tùy theo từng ngành. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu diễn ra trên hai phương diện là giá cả và chất lượng dịch vụ sản phẩm.
b, Môi trường bên trong doanh nghiệp
Khi xác định giá trị doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng tâm đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, bởi tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị các tài sản được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố như địa điểm, môi trường kinh doanh khu vực, diện tích thửa đất của doanh nghiệp…
Đánh giá mạng lưới hệ thống tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước, nước ngoài; từ đó đánh giá được thị phần, thị trường của doanh nghiệp trên thương trường trong nước và quốc tế. Đây là cơ sở để đánh giá sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp tác động đến thị trường như thế nào.
Thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Khi cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng găy gắt, thì việc thu hút và giữ chân khách hàng là rất khó khăn; do đó xây dựng mạng lưới khách hàng là việc làm rất quan trọng để có được những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, các thẩm định viên cần đánh giá chiến lược kinh doanh ước tính doanh thu của doanh nghiệp, đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp đó là:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược giá
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược hỗ trợ bán hàng.
Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hay không là cơ sở để hình thành giá trị doanh nghiệp. Thẩm định viên cần đánh giá việc quản trị doanh nghiệp trên các mặt sau:
- Loại hình doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức
- Công nghệ, thiết bị hiện tại của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Chiến lược lựa chọn loại hình doanh nghiệp tác động đến cơ cấu giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp, vì vậy đơn vị thẩm định giá cần đánh giá được chiến lược lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển công ty hay không và việc chuyển đổi loại hình sở hữu của doanh nghiệp có phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
Địa chỉ: Tầng 5 – toà nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: [email protected]
Hệ thống thẩm định giá toàn quốc:
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Hồ sơ năng lực:
TẠI ĐÂY
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô , Đơn vị thẩm định giá trị Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp cho khách hàng những thông tin, đánh giá và phân tích về giá trị của doanh nghiệp với độ chính xác, tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.
Bạn đang đọc bài viết: “Giá trị doanh nghiệp là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới định giá doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa” tại chuyên mục tin Bảng giá đất nhà nước của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com