Giá trị doanh nghiệp là gì? Đặc trưng và ví dụ về giá trị thanh lý
Giá trị doanh nghiệp là gì? Giá trị doanh nghiệp trong tiếng Anh là Enterprise Value, viết tắt là EV. Đặc trưng về giá trị thanh lý? Ví dụ về giá trị thanh lý?
Giá trị doanh nghiệp là thuật ngữ được sử dụng khi định giá doanh nghiệp. Trong đó, với các cách tiếp cận khác nhau, ta có thể phản ánh giá trị doanh nghiệp tương ứng. Do đó, có nhiều yếu tố có thể tác động đến việc xác định. Một doanh nghiệp khi được bán, khi hoạt động bình thường hay khi thanh lý,.. đều được định giá. Bằng việc xác định các giá trị tài sản tương ứng. Và trong trường hợp nào thì giá trị phản ánh cũng được hiểu là giá trị doanh nghiệp trong tình trạng cụ thể.
1. Giá trị doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp trong tiếng Anh là Enterprise Value, viết tắt là EV.
Khái niệm.
Giá trị doanh nghiệp thể hiện các giá trị tại thời điểm khác nhau phản ánh bởi cổ phiếu phát hành. Được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai. Giá trị này phải được xác định trên các căn cứ ở hiện tại. Tại các dấu móc khác nhau, cá giá trị sinh ra và phản ánh cho doanh nghiệp cũng khác nhau. Xác định giá trị doanh nghiệp là việc: điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty. Nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp. Như vậy trong tương lai có thể đánh giá với giá trị doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm.
Đối tượng áp dụng là các công ty muốn xác định mức độ, quy mô và năng lực tài chính. Đó là các công ty đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa. Các công ty dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh,… Các công ty chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng hoặc các công ty đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với điểm chung là các giá trị doanh nghiệp sẽ phản ánh yếu tố phát triển của công ty.
Như cổ phiếu tăng hay giảm phản ánh giá trị doanh nghiệp tương ứng. Nhà đầu tư thường căn cứ vào đó để xác định chiến lược đầu tư.
Có nhiều cách định nghĩa về giá trị doanh nghiệp như sau:
Nhìn từ góc độ thị trường. Giá trị doanh nghiệp là thước đo tổng giá trị của một công ty. Thường được sử dụng như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (hay giá trị vốn hóa thị trường). Với các tài sản được định giá theo giá thị trường ở thời điểm tính toán. Giá trị doanh nghiệp được phản ánh trung thực cho các diễn biến đầu tư hay sau một hoạt động cụ thể. Từ đó cũng phản ánh hiệu quả của quán trình kinh doanh. Kinh doanh hiệu quả sẽ thúc đẩy giá trị doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
Theo quan niệm của học thuyết Mác. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp. Với các tài sản hữu hình bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho. Tài sản vô hình là các thương hiệu, nhãn hiệu; các bằng sáng chế và lòng trung thành của khách hàng.
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học theo trường phái lợi ích. Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai. Với các lợi ích được xem xét theo hướng tích cực là loại trừ rủi ro. Như việc áp dụng dây chuyền sản xuất mang đến chất lượng, năng suất như thế nào. Đáp ứng được cho bao nhiêu người dùng trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó tính toán các lợi nhuận. Xác định giá trị doanh nghiệp tăng lên theo thời gian.
Phản ánh giá trị doanh nghiệp tron tình trạng cụ thể.
Với cách tiếp cận theo tình trạng doanh nghiệp. Có thể phản ánh giá trị doanh nghiệp thông qua: Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị thanh lí và giá trị còn lại (giá trị thu hồi), giá trị hoạt động. Đây là các phản ánh khác nhau, từ đó cũng thể hiện giá trị doanh nghiệp theo nó.
– Giá trị thị trường là giá trị phản ánh các định giá dựa trên yếu tố thị trường. Khi đó, doanh nghiệp tiến hành xác định các tài sản của mình. Cùng với xem xét các tài sản tương tự trên thị trường. Từ đó xác định được tổng giá trị các tài sản doanh nghiệp.
– Giá trị sổ sách: Các tài sản của doanh nghiệp vẫn được xác định. Và việc định giá chúng được thực hiện thông qua các sổ sách, hóa đơn mua bán tài sản. Các báo cáo, phiếu nhập kho, xuất kho; các chi phí,… Từ đó xác định được tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
– Giá trị thanh lý: Được xác định khi doanh nghiệp phá sản và tiến hành hoạt động thanh lý tài sản. Các tài sản được tham gia thanh lý là tài sản hữu hình. Bao gồm bất động sản, hàng tồn kho, máy móc thiết bị. Giá trị doanh nghiệp khi thanh lý thường thấp.
– Giá trị còn lại: Được xác định sau khi trừ các khấu hao. Đây là giá trị doanh nghiệp mong muốn nhận được khi tiến hành hoạt động. Cho nên nó còn được gọi tên là giá trị thu hồi.
– Giá trị hoạt động. Là giá trị doanh nghiệp khi bán doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Được xác định bằng tổng giá trị tài sản vô hình và hữu hình. Giá trị hoạt động được định giá càng cao khi các tiềm năng mà tài sản mang lại trong tương lai càng lớn. Đặc biệt là các tiềm năng từ tài sản vô hình.
Giá trị doanh nghiệp có thể được nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận (Moeljadi, 2014)
Tiếp cận từ bảng cân đối kế toán. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của tất cả tài sản.
Từ góc độ của báo cáo kết quả kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp có thể được xác định bởi doanh thu, lợi nhuận hoặc các chỉ báo khác.
Tiếp cận từ lợi thế thương mại. Giá trị doanh nghiệp được tính bằng giá trị sổ sách cộng với lợi thế thương mại. Khi các tài sản vô hình phát huy các lợi thế phát triển bền vững.
Yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp.
– Hiện trạng tài sản của doanh nghiệp.
– Uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
– Năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
– Trình độ kĩ thuật và tay nghề của người lao động.
2. Đặc trưng
về giá trị thanh lý:
Giá trị thanh lí là giá trị hay số tiền khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục được nữa. Tính chất của thanh lý là khi doanh nghiệp phá sản. Các nghĩa vụ nợ phải thực hiện. Trong khi các tài sản còn lại không thể sử dụng cho mục đích kinh doanh. Vì doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động. Do đó, chủ sở hữu dựa trên các hóa đơn, chứng từ để xác định khấu hao. Từ đó đưa ra giá trị thanh lý các tài sản. Tổng giá trị trên tài sản doanh nghiệp được xác định là giá trị thanh lý.
Dựa trên các căn cứ về thời gian sử dụng tài sản, các hao mòn tự nhiên. Hay mức đô đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tài sản đối với tương lai. Các năng suất thể hiện trên tài sản,… Đây là các căn cứ để chủ doanh nghiệp xác định giá trị cho các tài sản của mình. Ví dụ như thông qua các căn cứ đó. Và dựa trên hóa đơn, chứng từ khi mua tài sản. Nhận định tài sản đảm bảo sử dụng với bao nhiêu phần trăm công dụng. Tương ứng là bao nhiêu phần trăm giá trị ban đầu. Tất cả các tài sản được xác định giá trị tại thời điểm thanh lý đưa đến tổng giá trị tài sản. Đây chính là giá trị thanh lý doanh nghiệp.
Giá trị thanh lý là góc độ tiếp cận, phản ánh giá trị doanh nghiệp với tính chất thanh lý.
Khi xác định giá trị của từng tài sản hay nhóm tài sản. Các bên tiến hành định giá thanh lý cho tài sản doanh nghiệp. Tổng giá trị xác định chính là giá trị thanh lý doanh nghiệp. Và ở trong hoàn cảnh này, giá trị doanh nghiệp được phản ánh bởi các tài sản hữu hình. Cũng như giá trị doanh nghiệp bằng với giá trị thanh lý doanh nghiệp.
Giá trị thanh lý thực hiện xác định giá trị trên các nhóm tài sản hữu hình. Bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, hay các hàng hóa tồn kho. Bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có thể kể đến như nhà xưởng, trụ sở doanh nghiệp. Các chi nhánh hay nhà ở,… Máy móc, thiết bị là các công cụ, phương tiện được trang bị cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như dây chuyền máy móc tự động trong sản xuất. Các trang thiết bị văn phòng như máy in, máy tính,… Các phương tiện vận chuyển hay tài sản khác. Ngoài ra, còn có hàng tồn kho được xác định giá trị khi thanh lý.
3. Ví dụ về giá trị thanh lý:
Hoạt động thanh lý chỉ tiến hành với các tài sản hữu hình. Ngoài ra, các tài sản vô hình không được tham gia vào giao dịch. Do đó mà không mang lại giá trị thanh lý cho doanh nghiệp. Khi tiến hành xác định giá trị thanh lý. Doanh nghiệp có thể thực hiện cho các tài sản hoặc nhóm tài sản. Với tính chất là các tài sản phục vụ trong một dây chuyền sản xuất,…
Bất động sản thuộc sở hữu doanh nghiệp. Có giá trị thanh lý là 3 tỷ Vnđ.
Các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Có giá trị thanh lý là 1 tỷ Vnđ.
Các thiết bị, phương tiện là tài sản phục vụ sản xuất, vận chuyển,… Có giá trị là 500 triệu đồng.
Hàng tồn kho có giá trị là 500 triệu Vnd.
Như vậy, theo giá trị thanh lý doanh nghiệp, ta có thể xác định được tổng giá trị tài sản thanh lý là:
3 tỷ + 1 tỷ + 500 triệu + 500 triệu = 5 tỷ Vnđ.
Nói cách khác, giá trị doanh nghiệp trong trường hợp thanh lý được định giá là 5 tỷ Vnđ.