Giá trị của nhân viên y tế và những thách thức của họ gặp phải

1. Cán bộ y tế – họ là ai?

Họ là những người làm công tác chăm sóc sức khỏe. Ở đây, chăm sóc không chỉ đơn thuần là dừng lại ở việc điều trị bệnh mà còn là quá trình nuôi dưỡng mối quan hệ tin tưởng giữa nhân viên y tế với người bệnh (và thân nhân của người bệnh). Vậy giá trị của nhân viên y tế là những gì? Và họ đã gánh chịu những thách thức nào?

Trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe, cán bộ y tế phải đối mặt với nhiều khía cạnh khác nhau như nền tảng, bối cảnh, đạo đức nghề nghiệp, chú trọng cả về thể chất và tinh thần của người bệnh.

2. “Những cái được” khi trở thành cán bộ y tế

Mỗi ngành nghề, khi chúng ta dành trọn đam mê và dẫn thân vào ngành thì chúng ta đều có những cái được và mất của mỗi ngành nghề. Tuy nhiên, nếu có cơ hội lắng đọng sâu sắc về ngành Y thì chúng ta có những giá trị

  • Một ngành cứu sống được nhiều người bằng những chuyên môn của mình như BS Chu Trọng Hiệp – Giám đốc Ngoại khoa – Tiến sĩ y khoa – Phẫu thuật viên trưởng – Bệnh viện Tim Tâm Đức chia sẻ trên trang facebook cá nhân.

“Một người bệnh nhân được phẫu thuật là tác phẩm nghệ thuật của bác sĩ phẫu thuật, thật vậy những ca mổ thành công là nguồn cảm hứng vô tận cho người bác sĩ và nhiều người bạn tôi là bác sĩ ngoại khoa với đôi bàn tay vô cùng khéo léo đã tạo nên vô vàn tác phẩm có thể nói là kiệt tác !“

  • Khi chọn ngành Y thì nhân viên y tế đã có sẵn những giá trị của lòng vị tha, bao dung và tinh thần đoàn kết. Trong môi trường nghề nghiệp, chắc hẳn họ được nuôi dưỡng các giá trị của nhân viên y tế đó để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người.
  • Các bác sĩ và điều dưỡng luôn có một cuộc sống đầy ý nghĩa vì mang nhiều giá trị đến nhân loại vì động lực bên trong là niềm đam mê nghề y và mong muốn cống hiến cho xã hội.
  • Họ con là những người được xã hội ngưỡng mộ và kính trọng vì đó là ngành nghề thiêng liêng và đặt y đức là nền tảng giá trị quan trọng
  • So với các ngành nghề khác thì ngành y còn là công việc và thu nhập ổn định.

Khi biết được những ích lợi từ công việc của nhân viên y tế, động lực thúc đẩy họ gắn bó với nghề với những giá trị cao quý giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua những thách thức của ngành trong môi trường y tế có những biến đổi của thời đại và những vấn đề của xã hội để trở thành những người bác sĩ hay điều dưỡng chuyên nghiệp

3. Những trở ngại, khó khăn của người cán bộ y tế

Công việc liên quan đến sức khỏe con người là một công việc rất phức tạp với nhiều tiêu chuẩn phải tuân thủ (tính chính xác, khoa học và hiệu quả). Sự nỗ lực hết sức của cán bộ y tế nhiều khi vẫn không đem lại kết quả điều trị hay sự hài lòng của người bệnh và thân nhân. Có những gian đoạn họ phải chịu áp lực và sự quá tải công việc trong một thời gian dài gây ra cảm xúc tiêu cực, kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Một số có thể được biểu hiện bên ngoài dễ dàng và có thể quan sát được, tuy nhiên một số khác diễn ra âm thầm bên trong đôi khi cả bản thân họ cũng không nhận ra.

Kiệt sức, một trong những thách thức của cán bộ y tế

  • Cảm giác thất bại, bất lực, đôi khi thấy bản thân vô dụng
  • Căng thẳng, stress (vì họ không có thời gian đủ để chăm sóc tất cả các bệnh nhân, không đủ thời gian dành cho gia đình và các nhu cầu cá nhân như họ mong muốn)
  • Không được thừa nhận trong môi trường cạnh tranh cao, khốc liệt, mỗi một sai sót nhỏ có thể dẫn đến bị kỷ luật, mất danh tiếng…
  • Ấm ức, thất vọng với những tình huống phi lý khi những việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát;
  • Giá trị bản thân chưa được công nhận đúng nghĩa bởi những quan điểm, suy nghĩ khác nhau từ bệnh nhân, i cấp trên, gia đình hay từ chính bản thân họ chưa nhìn nhận được giá trị của mình đúng nghĩa
  • Có đôi lúc không kiềm chế được những cảm xúc tiêu cực, nhân viên y tế có những cử chỉ hay hành động chưa phù hợp với người xung quanh: bệnh nhân, gia đình, ê kíp trực ví dụ như cảm xúc giận dữ dẫn đến lời nói hay hành động chưa đúng mực của một nhân viên y tế;  hay tự gây hấn với chính bản thân mình: về cơ thể/ thể hình, trầm cảm (khi không được nhìn nhận đủ)
  • Các xung đột, những hiểu lầm do thiếu giao tiếp, thiếu sự chuyển tải thông tin trong ê-kíp hoặc là sự thấu cảm cùng nhau)
  • Ảnh hưởng những cảm xúc lo âu và sợ hãi từ bệnh nhân, của gia đình, hay của chính bản thân mình;
  • Chịu đựng/ khi chứng kiến nỗi đau về thể xác của người bệnh;
  • Xảy ra hiệu ứng gương soi/ phóng chiếu, khi NVYT
  • Mệt mỏi về thể xác khi làm việc do quá tải, thiếu ngủ, không đủ thời gian chăm sóc cho chính cơ thể mình;
  • Mệt mỏi về tinh thần;
  • Kiệt sức nghề nghiệp.

Những tâm lý này xuất hiện rất thường xuyên, đặc biệt khi nhân viên y tế làm việc trong môi trường áp lực cao (chẳng hạn như ở khoa hồi sức cấp cứu). Điều then chốt là nhân viên y tế cần nhận diện ra những cảm xúc tiêu cực của mình như lo âu, mất ngủ, căng thẳng; chấp nhận cảm xúc đó và tìm nguyên nhân của cảm xúc đó đến từ đâu để tìm ra được những giải pháp phù hợp. Luôn cân bằng cuộc sống giữa công việc và gia đình; đảm bảo sự tự tin. Nhân viên y tế tạo cơ hội cho mình tiếp xúc những năng lượng tích cực thông qua tiếp nhận những thông tin tốt, duy trì động lực bên trong và lắng đọng để nhìn ra được những điều tốt của mỗi người, điều này sẽ khích lệ và động viên mình có ý chí trong ngành Y.

Nhìn chung, dù mang trọng trách chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về cơ bản, nhân viên y tế  vẫn là một con người, vẫn có những vấn đề tâm lý cần được quan tâm. Do vậy, tâm lý cán bộ y tế là một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nó có thể ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực lên hiệu quả điều trị. Sự quan tâm đúng mức đến giá trị của nhân viên y tế  này không chỉ là cách đồng hành cùng những bác sĩ, điều dưỡng mà còn là một phương cách cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe.

Đánh giá của bạn post