Giá đắt cho rào cản ngành công nghiệp bán dẫn
Trong 30 năm qua, ngành công nghiệp bán dẫn luôn ở vị trí trung tâm của tiến bộ công nghệ, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế, quốc phòng Mỹ, cũng như người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Lĩnh vực bán dẫn cũng đem lại lợi nhuận cho Trung Quốc, đất nước có nền công nghệ sử dụng linh kiện bán dẫn nước ngoài để phát triển các thiết bị điện tử có tính cạnh tranh ngày càng cao và chiếm dần thị phần toàn cầu. Những tiến bộ của sản phẩm bán dẫn là trái ngọt của việc đổi mới công nghệ liên tục dựa vào việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đầy đủ và sự tiếp cận tự do và công bằng với các thị trường toàn cầu – cả về công nghệ lõi lẫn công cụ – cũng như các chuỗi cung ứng ngày càng chuyên môn hóa cao để đưa các đổi mới công nghệ đến với người dùng cuối.
Căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc, càng nóng lên do lo ngại an ninh quốc gia, đã dẫn đến các chính sách áp đặt rào cản tiếp cận thị trường, công nghệ và nguồn lực giữa hai nước. Dĩ nhiên, bảo vệ lợi ích quốc gia là quan trọng. Nhưng cơ chế chính sách cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tổn hại lâu dài đến mô hình cải tiến cho phép ngành công nghiệp bán dẫn thành công.
Từ quan điểm của nước Mỹ, phân tích chỉ ra rằng áp dụng các lệnh hạn chế đơn phương lên các công ty bán dẫn Mỹ nhằm ngăn cản họ phục vụ khách hàng Trung Quốc có thể phản tác dụng và gây ra rủi ro tổn hại sự dẫn đầu toàn cầu của ngành bán dẫn Mỹ về lâu dài.
Duy trì quyền tiếp cận công nghệ tiên tiến cũng có lợi cho Trung Quốc, đặc biệt khi nước này tìm cách thúc đẩy công cuộc chuyển hóa đất nước theo mô hình phát triển mới dựa nhiều hơn vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và các cải tiến năng suất nhờ công nghệ.
Tìm ra các phương thức mang tính xây dựng để giải quyết một số lo ngại của Mỹ, như tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các công ty bán dẫn nước ngoài, có thể cũng sẽ có lợi cho mong muốn phát triển công nghệ của chính Trung Quốc. Các biện pháp này sẽ thúc đẩy thêm đầu tư nước ngoài vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Trung Quốc, khơi thông luồng kiến thức và nhân lực mà Trung Quốc cần để nâng cao năng lực ngành công nghệ quốc gia, và cuối cùng, kích thích cạnh tranh lành mạnh trong đổi mới và chất lượng công nghệ.
Nền công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ của Mỹ, tích hợp chặt chẽ trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, là tối quan trọng đối với cải tiến không ngừng làm nên kỷ nguyên chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI). Cũng như cuộc cách mạng di động, lợi ích to lớn của những đột phá trong hai lĩnh vực trên sẽ đến tay người dùng và doanh nghiệp ở tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Mỹ. Do đó, điều cấp bách hệ trọng là Mỹ và Trung Quốc phải tìm ra điểm cân bằng mới, vừa bảo vệ lợi ích an ninh của mỗi quốc gia, vừa cho phép các công ty bán dẫn của Mỹ tiếp tục đầu tư mạnh vào R&D và tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao đến tay các nhà sản xuất thiết bị mang tính đổi mới khắp thế giới, bất kể nước nào.
Tầm quan trọng chiến lược của ngành công nghiệp bán dẫn đối với Mỹ
Sự lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn rất cần thiết để cạnh tranh kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia, đặc biệt khi thế giới tiến vào kỷ nguyên chuyển đổi số và AI. Nước Mỹ với vị trí hàng đầu, từ lâu luôn cấp 45% – 50% nhu cầu chất bán dẫn trên toàn thế giới, được xây dựng trên một mô hình chuyên sâu về đổi mới công nghệ phụ thuộc vào việc tiếp cận thị trường toàn cầu. Việc tiếp cận này cung cấp cơ sở khách hàng lớn cần thiết để đạt được quy mô nhằm tài trợ cho mức đầu tư cao vào R&D cho phép các công ty Mỹ duy trì lợi thế công nghệ so với các đối thủ toàn cầu, và nhờ việc tiếp cận thị trường mới thực hiện được các chuỗi cung ứng chuyên môn cao cần thiết cho các quy trình sản xuất phức tạp của ngành bán dẫn.
Trung Quốc chiếm tỉ trọng rất lớn trong thị trường bán dẫn toàn cầu, tạo ra khoảng 23% nhu cầu trong năm 2018. Các cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra khó khăn lớn cho các công ty bán dẫn Mỹ.
Kích hoạt đột phá công nghệ
Ngành công nghiệp bán dẫn là trung tâm của những tiến bộ quan trọng liên tiếp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong ba thập kỷ qua. Ngược lại, các đột phá về CNTT-TT lại trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép Mỹ vượt xa với các nước thu nhập cao khác cả về tăng trưởng năng suất và tăng trưởng GDP thực kể từ năm 1988.
Những lợi ích của tiến bộ công nghệ nhờ ngành công nghệ bán dẫn của Mỹ cũng đã mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ví dụ, truyền thông di động đã trở thành công nghệ được áp dụng nhanh nhất trên toàn cầu từ trước đến nay và tác động kinh tế toàn cầu của truyền thông di động được ước tính hơn 1 nghìn tỉ USD.
Công nghệ thúc đẩy các thay đổi to lớn trong nền kinh tế toàn cầu
Chúng ta hiện đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên mới của kinh tế toàn cầu nhờ đổi mới công nghệ: kỷ nguyên chuyển đổi số và AI. Các ứng dụng mang tính cách mạng như trải nghiệm thực tế ảo (VR), xe tự lái, Internet vạn vật (IoT) và hệ thống Công nghiệp 4.0, cùng với các thành phố thông minh, đang trên đường trở thành hiện thực thương mại. Từng ứng dụng mới trở thành hiện thực là nhờ những tiến bộ trong công nghệ bán dẫn, bao gồm:
– Các cảm biến thu thập dữ liệu với ngữ cảnh phong phú trong thời gian thực;- Công nghệ 5G có thể cung cấp kết nối không dây tốc độ cao, độ trễ thấp cho hàng tỉ thiết bị;- Các bộ vi xử lý hiệu suất cao để máy tính có khả năng học máy (machine learning);- Bộ xử lý công suất thấp tích hợp trong tất cả các loại thiết bị điện toán tiên tiến có thể thực hiện các tác rất phức tạp, chẳng hạn như thị giác máy tính và hiểu ngôn ngữ tự nhiên.
Một ngành công nghiệp bán dẫn mạnh rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế toàn cầu và an ninh quốc gia của Mỹ trong kỷ nguyên chuyển đổi số và AI. Như đã nói ở trên, vị thế hàng đầu của Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn phụ thuộc rất lớn vào việc mở cửa thị trường.
Những lệnh cấm nhằm ngăn chản Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ có thể xói mòn thị phần của các công ty Mỹ. Mất đi 18 % thị phần toàn cầu và 37% tổng doanh thu, là hệ quả nếu Mỹ cấm hoàn toàn các công ty bán dẫn bán hàng cho Trung Quốc, phân đôi thị trường công nghệ giữa hai quốc gia.
Các nhà cung cấp thay thế cho các công ty Mỹ hiện đã phục vụ được hơn 70% nhu cầu bán dẫn của Trung Quốc. Trong ba đến năm năm tới.
Sự sụt giảm doanh thu của các công ty bán dẫn Mỹ chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắt giảm nghiêm trọng R&D và chi tiêu vốn, và mất từ 15.000 đến 40.000 việc làm trực tiếp cho lực lượng lao động tay nghề cao trong ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ.
Từ kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng truyền thông và các ngành công nghệ khác cho thấy, một khi Mỹ mất vị trí lãnh đạo toàn cầu, chu kỳ đổi mới công nghệ của ngành bán dẫn sẽ hoàn toàn bị phá bỏ, đẩy các công ty Mỹ vào vòng xoáy giảm nhanh khả năng cạnh tranh và thu hẹp thị phần và lợi nhuận. Đầu tư R&D ít lại sẽ ức chế khả năng của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ tạo ra đột phá mà nền công nghệ và quốc phòng của Mỹ đang dựa vào để duy trì vị thế đứng đầu toàn cầu, và cuối cùng có thể buộc Mỹ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp chất bán dẫn nước ngoài.
Để tránh những kết quả tiêu cực này, các nhà hoạch định chính sách phải đưa ra các giải pháp đồng thời giải quyết các mối quan ngại về an ninh quốc gia của Mỹ trong khi vẫn duy trì được khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của các công ty bán dẫn Mỹ – một trụ cột cơ bản của mô hình đổi mới, cho phép ngành bán dẫn tiếp tục mang đến những đột phá công nghệ. quan trọng để Mỹ có thể cạnh tranh về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia.
Huawei là nhà cung cấp thiết bị và công nghệ viễn thông lớn trên toàn cầu và là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chất bán dẫn là nền tảng của điện tử hiện đại, công nghệ thông tin, dịch vụ đám mây, cơ sở hạ tầng và quốc phòng quan trọng. Ngoài vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, chất bán dẫn hiện đang đóng một vai trò mật thiết trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng do đại dịch COVID-19.
Chất bán dẫn thúc đẩy hiệu quả vận hành các chức năng trong các thiết bị y tế tiên tiến để nhân viên y tế và hệ thống y tế từ xa (telehealth), và cho phép mọi hoạt động học tập, làm việc, v.v trong nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày.
Chất bán dẫn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp tương lai và phục hồi kinh tế một khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng.
Nếu không có các thiết bị và công nghệ tiên tiến với hiệu quả chi phí cao, Huawei sẽ không thể có được sự công nhận trên toàn thế giới.
Huawei đã cam kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các kỹ năng số trên toàn thế giới. Sáng kiến TECH4ALL (Công nghệ cho tất cả mọi người) của Huawei tập trung vào công nghệ nhằm mang lại lợi ích cho mọi người và mục đích của sáng kiến là để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa nhất. Tập đoàn Trung Quốc cũng tin tưởng vào sáng kiến Eduacation4All (Giáo dục cho tất cả mọi người), để mang lại quyền học tập và bình đẳng cơ hội cho con người bất cứ nơi đâu.
Nếu Huawei buộc phải ngừng sản xuất chip, toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn phải gánh chịu hậu quả.
Huawei đã không nhận được bất kỳ gỡ bỏ lệnh trừng phạt và tấn công của Mỹ và một số tin tức truyền thông gần đây cho thấy Mỹ đang chuẩn bị chặn đứng nguồn cung chip toàn cầu của Huawei. Ngoài ra, một số quan chức Mỹ đang đề xuất đưa ra các biện pháp trừng phạt gắt gao hơn đối với Huawei, như dùng pháp lý ngăn Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) sản xuất chip cho Huawei.
Đây là một động thái rất nguy hiểm. Ngay cả khi một công ty có trụ sở tại Mỹ không tham gia vào chuỗi cung ứng giữa các nhà sản xuất chip bán dẫn và Huawei, thì thay đổi trong chính sách chính phủ thông qua “Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài” có thể gián tiếp gây áp lực khiến doanh thu công ty Mỹ giảm sút. Nhiều nhà máy sản xuất chip (fab) và dây chuyền lắp ráp sử dụng thiết bị sản xuất bởi các công ty Mỹ, nên đề xuất thay đổi sẽ buộc các công ty đó phải lấy giấy phép Mỹ trước khi cung cấp sản phẩm cuối cho Huawei. Tất nhiên, các công ty nước ngoài không bắt buộc phải tuân theo đề xuất thay đổi, nhưng nếu không làm vậy, họ sẽ chịu rủi ro ngầm từ các lệnh cấm và biện pháp trả đũa từ chính phủ Mỹ. Điều này các công ty công nghệ thông tin – truyền thông khó có thể mạo hiểm. Điều đó sẽ làm tổn thương nặng nề toàn bộ ngành công nghệ thông tin – truyền thông và nền kinh tế toàn cầu.
Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) làm việc với các nhà hoạch định chính sách để xây dựng nhận thức về thiệt hại do các hạn chế thương mại của Mỹ.
SEMI nhấn mạnh rằng các biện pháp kiểm soát đơn phương đối với các thiết bị, công cụ, vật liệu và công nghệ bán dẫn có nguồn gốc Mỹ có thể gây tổn hại đáng kể mà không đem lại lợi ích tương xứng cho các công ty Mỹ, làm giảm sút đầu tư và đổi mới công nghệ ở Mỹ, đồng thời cũng tác động đến các công ty nước ngoài. Chính sách hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ sẽ gây tổn hại cho xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của Mỹ, lĩnh vực mang lại hơn 20 tỉ USD mỗi năm.
Các quốc gia, đặc biệt là các nhà lãnh đạo toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để đảm bảo CNTT-TT tiếp tục phát triển để chúng ta có thể đảm bảo rằng toàn xã hội sẽ giành thắng lợi.
Debra Ruh
Debra Ruh (sinh năm 1958) là nữ doanh nhân Mỹ. Bà là người sáng lập TecAccess, công ty cung cấp giải pháp để người khuyết tật dễ tiếp cận công nghệ thông tin. Bà hiện là CEO của hai doanh nghiệp xã hội do chính bà thành lập: Ruh Global và AXSChat, đồng thời là Chủ tịch Cơ quan G3ict EmployAbility Task Force của Liên Hợp Quốc, tổ chức có nhiệm vụ hỗ trợ thông tin, công nghệ và đánh giá 104 quốc gia về việc thực thi Công ước bảo vệ quyền lợi người khuyết tật. Ngoài ra, bà còn là tác giả của nhiều tựa sách, diễn thuyết gia và chuyên gia về công nghệ tiếp cận số.