Gần ngày sinh không nên ăn gì để dễ đẻ? Top thực phẩm không nên ăn và nên ăn cho bà bầu cuối thai kỳ – Nhà thuốc 365

Cuối thai kỳ, thai nhi sẽ có tốc độ phát triển nhanh để hoàn thiện các bộ phận của cơ thể trước khi chào đời. Chính vì vậy, giai đoạn này, mẹ bầu cần được chăm sóc, quan tâm và cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Bài viết dưới đây, Nhà thuốc 365 sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

I. Gần ngày sinh không nên ăn gì?

Gần cuối thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh. Trong khi đó, cơ thể mẹ trở nên nặng nề, thường xuyên mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, đứng ngồi hay đi lại.

Gần ngày sinh, mẹ cần tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài việc chú ý đa dạng các thực phẩm, bà bầu chú ý không sử dụng các thực phẩm có hại cho mẹ bầu và thai nhi như:

1. Món ăn mặn, có nhiều dầu mỡ

Khi sử dụng các món ăn mặn trong thai kỳ sẽ khiến bà bầu có nguy cơ huyết áp tăng cao. 

2. Thực phẩm chua và lên men

Đồ chua và lên men

Các thực phẩm chua tiêu biểu như cam chanh, rau củ muối rất dễ khiến bà bầu gây đau bụng, tăng cảm giác nóng rát cho mẹ bầu và dễ khiến bà bầu buồn nôn sau khi ăn xong. 

3. Đồ ngọt và chất béo

Đồ chiên rán

Thực  phẩm nhiều đường mang rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, bà bầu khi nạp thực phẩm có nhiều đường đồng thời cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn.

Không chỉ vậy, nếu tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và chất béo gần ngày sinh còn khiến mẹ mất ngủ trầm trọng. Vậy nên, mẹ bầu cố gắng kiêng các món  đồ ngọt, đồ ăn chiên rán sắn và thực phẩm nhiều chất béo.

4. Đồ cay nóng

Đồ cay nóng

Có nhiều mẹ bầu gần đến giai đoạn sinh nở rất thích ăn các món ăn cay nóng. Tuy nhiên, ăn đồ ăn cay nóng dễ khiến mẹ bị tiêu chảy, khó thở và co thắt bụng liên tục.

5. Không dùng đồ uống kích thích

Bầu không nên uống chất kích thích

Chất kích thích như cafein, cocain,…rất có hại cho mẹ bầu và thai nhi. Khi sử dụng các chất này, thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao. Ngoài ra, lượng cafein quá cao còn ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp của mẹ.

II. Chế độ dinh dưỡng của mẹ sắp đẻ nên biết

Bên cạnh các thực phẩm mẹ hết sức cần tránh trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ cũng cần làm phong phú và đa dạng thực đơn của mình hàng ngày. Nhóm thực phẩm nhất định cần có trong chế độ dinh dưỡng của mẹ cần kể đến:

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ

Trong giai đoạn gần sinh nở, sự phát triển nhanh của thai nhi tạo áp lực lên bụng của mẹ. Từ đó gây nên tình trạng táo bón. Đó là lý do mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. 

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ mẹ có thể tham khảo như rau củ xanh đậm, ngô khoai,…

2. Thực phẩm bổ sung sắt

Bổ sung sắt

Sắt là một vi chất rất quan trọng trong suốt quá trình mẹ mang bầu. Đến những ngày gần thai kỳ, sắt vẫn rất cần được bổ sung cho cơ thể mẹ. Sắt không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu và tránh sinh non khi mang bầu.

Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến thịt bò, thịt heo, thịt cừu, cá hồi, cải bó xôi,…

3. Thực phẩm chứa canxi

Thực phẩm bổ sung canxi

Cũng tương tự như sắt, canxi là một vi chất quan trọng không kém với mẹ bầu và thai nhi. Lượng canxi cần thiết lên đến 1500mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cho mẹ bầu sẽ luôn cảm giác đau mỏi, uể oải, tê bị chân tay và nguy cơ loãng xương rất cao.

Một số thực phẩm bổ sung canxi mẹ bầu có thể tham khảo như tôm, cua, cá, rau, bắp cải, cải xoăn.

4. Thực phẩm chứa axit folic

Axit folic

Thực phẩm chứa axit folic là thực phẩm cần có để giúp mẹ bầu giảm rủi ro khi sinh con bị dị tật bẩm sinh. Lượng axit folic mẹ bầu cần bổ sung giai đoạn cuối thai kỳ đến 600 – 1000 microgam folate. Để đảm bảo lượng axit folic đầy đủ cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ có thể tham khảo những viên uống vitamin tổng hợp bổ sung axit folic hoặc bổ sung qua các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, măng tây, bơ, lòng đỏ trứng,…

5. Thực phẩm giàu DHA

Thực phẩm bổ sung DHA

DHA không chỉ quan trọng trong việc hình thành trí não ở bào thai. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu thiếu DHA sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật. Vì vậy, bổ sung DHA xuyên suốt thai kỳ là điều cần thiết đảm bảo cho sự an toàn của mẹ và sự phát triển của bé. 

Một số thực phẩm giàu DHA như cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa tươi, bí ngô,…

Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm viên uống dầu cá phù hợp để bổ sung DHA tăng cường cho mẹ và bé.

6. Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein

Protein là dưỡng chất đặc biệt mẹ bầu cần bổ sung. Protein giúp mẹ cung cấp năng lượng để có đủ sức lực vượt cạn thành công.

Nhiều thực phẩm bổ sung protein mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình như: sữa, bí đỏ, cá, hải sản, thịt,…

>>>Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu.

III. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho bà bầu sắp đẻ

Dưới đây là một số mẹo dân gian an toàn chúng tôi đã tổng hợp được giúp bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ có thể áp dụng:

1. Chè vừng đen cùng bột sắn dây

Trong chè vừng đen có chứa một loại tinh dầu giúp hỗ trợ quá trình sinh thường cho các mẹ bầu hiệu quả. Vừng đen có chứa nhiều protein, vitamin , axit folic có lợi cho quá trình sinh thường

Vào tuần thứ 33, 34 của thai kỳ, nấu chè vừng đen với bột sắn, đường phèn giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, đẹp da. Đồng thời, chè vừng đen cùng bột sắn ngăn ngừa thiếu máu và giúp tiêu hóa được tốt hơn.

2. Nước rau húng quế

Rau húng quế

3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể uống nước rau húng quế để giúp quá trình sinh nở có thể chuyển dạ nhanh chóng. 

3. Rau khoai lang 

Rau khoai lang

Rau khoai lang có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng chất xơ trong khoai lang nhiều giúp cải thiện táo bón cho bà bầu hiệu quả. Trong những tháng cuối thai kỳ, ăn rau khoai lang giúp cổ tử cung mềm, rút ngắn thời gian chuyển dạ và giúp bà bầu dễ sinh thường hơn. Đặc biệt, sau sinh, rau khoai lang cũng là một loại rau tốt cho sữa mẹ.

4. Cà tím

Cà tím

Ăn cà tím vào những tháng cuối thai kỳ cũng sẽ giúp cổ tử cung co giãn tốt và mẹ bầu chuyển dạ thuận lợi hơn.

5. Nước ép dứa 

Nước ép dứa

Uống nước ép dứa rất tốt cho phụ nữ sắp sinh. Trong thành phần của dứa chứa enzyme bromelain có tác dụng làm mềm và co bóp cổ tử cung. Nếu vào các giai đoạn thai kỳ trước, ăn dứa dễ dẫn đến sảy thai. Vậy nên, chỉ đến tuần thứ 39 của thai kỳ, mẹ bầu mới bắt đầu ăn dứa.

6. Lá tía tô

Lá tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm và có tác dụng an thai, giảm cơn ốm nghén của mẹ bầu. Vào ngày sắp sinh, sử dụng lá tía tô có tác dụng giúp cổ tử cung mềm ra, mở nhanh hơn và giúp bà bầu có thể sinh thường dễ dàng hơn.

7. Trà cam thảo

Trà cam thảo

Vào tuần thứ 38, 39 của thai kỳ sử dụng trà cam thảo sẽ có lợi cho quá trình sinh thường của mẹ bầu. Trà cam thảo sẽ tạo nên những cơn co thắt, thúc đẩy quá trình chuyển dạ, dễ sinh em bé hơn. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không sử dụng trà cam thảo vào thời gian trước đó, vì cảm thảo có thể có tác dụng ngược và gây sảy thai.

IV. Lưu ý với bà bầu gần sinh

1. Thói quen sinh hoạt

  • Trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ thường xuyên và ghi nhớ những lời dặn dò của bác sĩ.

  • Những ngày sát với ngày dự sinh, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều ngày, kê chân cao và nằm nghiêng sang bên trái.

  • Nên đi bộ sau bữa tối để có thể dễ dàng lưu thông mạch máu và dễ cho quá trình sinh nở sau này.

  • Cảm xúc của mẹ giai đoạn cuối thai kỳ cũng rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến bé và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong tương lai. Mẹ cần giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, tránh mệt mỏi thời gian này.

  • Không nên quan hệ tình dục trong những tháng cuối vì có thể gây co bóp tử cung và dễ dẫn đến tình trạng sinh non của cơ thể.

  • Thay vì đi xa, mẹ bầu nên ở nhà để chuẩn bị kỹ càng cho quá trình vượt cạn. Vì có thể em bé sẽ chào đời sớm hơn dự kiến 1 vài tuần.

2. Chế độ dinh dưỡng

chế độ dinh dưỡng bà bầu

  • Chế độ dinh dưỡng cần lành mạnh và phù hợp với bà bầu.

  • Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

  • Mẹ chia nhỏ bữa ăn để không tạo cảm giác đầy hay khó chịu bụng.

  • Ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Thời gian này mẹ không cần bổ sung quá nhiều chất bổ, hãy ăn uống thoải mái nhất để em bé được phát triển thật khỏe mạnh.

Lời kết: Trên đây là những kiến thức chia sẻ về vấn đề “Gần ngày sinh không nên ăn gì để dễ đẻ”. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn đọc có một hành trình vượt cạn an toàn và hạnh phúc.

>>>Cập nhật sức khỏe bà bầu tại đây.