Gà Tre Tân Châu Tại Phú Thọ Giá Rẻ 30K

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gà tre Tân Châu

Gà tre Tân Châu

Gà tre Tân Châu là một giống gà bản địa của Việt Nam, chúng là giống gà thường là lựa chọn ưa thích của dân chơi gà kiểng ở Việt Nam[1] đồng thời là một loại gà kiểng đẹp với màu sắc rực rỡ. Gà tre Tân Châu đã dần khẳng định được vị thế của mình trong giới đam mê gà.

 

 

Nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của giống gà tre bản địa của Việt Nam này. Có hai giả thiết cơ bản là chúng bắt nguồn từ gà rừng và được dân bản địa thuần hóa, thuyết thứ hai cho rằng chúng là kết quả lai tạo do những người Nhật hayngười Hoa mà ra[2].

Có thể gà tre Tân Châu là kết quả của quá trình lai tạo giữa giống gà tre kiểng du nhập từ nước ngoài với loại gà rừng bản địa. Lúc đó Nam Bộ là vùng đất hoang sơ, gà rừng sinh sống rất nhiều. Những nghệ nhân tại vùng đất Tân Châu xưa có thể là những người đầu tiên cho lai tạo ra giống gà tre như hiện nay do đo giống gà này mang tên của vùng đất sản sinh ra chúng[2]. Nguồn gốc của chúng có liên quan đên núi Nổi hoang vu với rừng tre dày đặc bao quanh. Rừng tre phân bố xung quanh núi đến khoảng 6 – 7 công đất và kéo dài xuống tận giồng Trà Dên. Đó là môi trường thuận lợi để các loại thú hoang sinh sống, nhất là gà rừng. Con người ngày xưa đã thuần hóa giống gà rừng từ rừng tre này thành gà tre Tân Châu[3].

Một giả thiết khác cho rằng giống gà du nhập vào vùng đất Nam Bộ có nguồn gốc từ Nhật Bản là giống gà tre Nhật Bản (Japaness Bantam). Đây là giống gà kiểng xưa, được vua chúa, quý tộc của Nhật ưa thích. Chúng đã theo chân các thương nhân đến Việt Nam, rồi được các nghệ nhân đất Tân Châu lai tạo trở thành giống gà kiểng nổi tiếng. Một giả thuyết khác cho rằng, Tân Châu vốn là vùng đất phát triển hưng thịnh, sự xuất hiện của những thương nhân người Hoa và người Hoa ưa thích việc chơi chim, hoa kiểng. Có thể họ đã thuần dưỡng, lai tạo giống gà rừng vùng Thất Sơn trở thành gà tre Tân Châu ngày nay[3].

Chúng có vóc dáng gần giống gà rừng nhưng nhỏ con, thấp. Trọng lượng tối đa 800 – 900 gam với con trống, 700 – 800 gam cho con mái. Gà tre ít có giá trị về thịt nhưng ngoại hình đẹp mắt. Gà Tân Châu chân ngắn, lông mượt, màu sắc đẹp như một vũ công đầy kiêu sa. Gà chọn làm cảnh thường là con trống bởi hình dáng oai vệ. Màu khét là sắc đặc trưng của gà Tân Châu[1].

Để chọn làm gà cảnh chúng còn phải đáp ứng các tiêu chí về màu sắc và bộ lông. Cụ thể, nên chọn gà có màu tươi sáng, sặc sỡ, bắt mắt, mặt và mào nhỏ, tích (dưới càm) ngắn, lông bờm dài, dày. Riêng bộ cánh phải dài phủ chấm chân, đuôi dài, dầy và cong chênh chếch 45 độ. Vì lông gà mềm nên còn có cách gọi là gà tre xứ lụa.Một chú gà lông trắng tuyền không bị pha gọi là màu nhạn. Lông bờm phủ lên phần trên lưng tiếp giáp sát đuôi được gọi là đẹp[1].

Mỗi con gà tre Tân Châu có được bộ mã đẹp là thành quả của một quá trình lai tạo khá vất vả. Thế hệ gà đầu tiên phải là một đôi trống-mái có hình thể đẹp. Sau quá trình lai tạo nhiều thế hệ, người chơi sẽ có một con gà trống có đặc điểm hình dáng lý tưởng. Con gà đó được nuôi lớn và lai tạo với con mái khác để tận dụng nguồn gen quý. Phải thực hiện việc đổ gà nhiều đời như thế mới có được những con ưng ý nhất[3].

Gà Thái không đẹp như gà tre Việt, gà Thái chỉ một đoạn, còn gà Việt hình dáng gồm ba đoạn. Gà Thái đuôi cong lên như đuôi bồ câu, đẹp nhưng phá tướng con gà. Nhìn đầu gà và đuôi gà liền nhau che mất thân mình nên gà Thái như hình vuông. Còn gà Việt đầu, mình, đuôi phân biệt từng đoạn rất rõ. Một con gà tre trống đẹp phải hội tụ được nhiều điểm như gà phải lùn, chân vuông, lông đuôi cụp xòe như đuôi tôm, thân hình phải thẳng, đầu nhỏ, cánh hơi xệ dài chấm chân, lông cổ phủ lưng, long mã đều.

Người chơi mê gà tre bởi màu lông sặc sỡ và tiếng gáy nhẹ nhàng của chúng. Gà tre có điểm hay là đúng 3 giờ sáng mới gáy, sau đó cứ cách đúng 1 tiếng là gáy đều đều. Lúc nó vỗ cánh bay đậu lên chậu kiểng, giương cổ gáy phùng lông lên màu sắc hòa với hoa lá cành. Gà tre không bươi phá như gà nòi nên thả một con gà tre trong vườn kiểng vừa thưởng thức gà đẹp vừa yên tâm cây kiểng không bị phá[4].

Hiện nay, giống gà Tân Châu đã xuất hiện từ lâu và được giới chơi kiểng rất yêu thích. Sau chiến tranh Việt Nam, do cuộc sống còn khó khăn, thú chơi gà kiểng dần mai một song một số người đam mê vẫn còn nuôi gà Tân Châu. Những năm 2000, phong trào nuôi gà kiểng ở thị xã Tân Châu phát triển trở lại rồi lan mạnh sang nhiều nơi. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm lại bùng phát, đẩy gà Tân Châu tới bờ vực tuyệt chủng[5].