GS.TS Trịnh Hồng Sơn – “Người chữa lành” bẩm sinh

Hơn 3 thập kỷ đưa người bệnh trở về từ “cửa tử”
 
Một nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới đã từng nói: “Nếu ai đó nở hoa thành bác sỹ, bạn sẽ thấy sự chữa lành tuyệt vời xảy ra xung quanh anh ta. Anh ta sẽ là người chữa lành bẩm sinh”. Tôi xin mượn tạm quan điểm này để nói về GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trịnh Hồng Sơn, một người thầy đáng kính của ngành ngoại khoa Việt Nam. 
 
Hơn 30 năm gắn bó với ngành Ngoại khoa, GS.TS Trịnh Hồng Sơn được biết đến như người đưa người bệnh trở về từ “cửa tử”. Chính “khả năng chữa lành” đặc biệt này, mà ông đã cứu chữa được những ca bệnh nặng, những bệnh nhân ung thư di căn đa tạng, hay những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có khi chỉ còn vài phần trăm cơ hội sống sót,… 
 
Nếu bệnh viện Việt Đức được biết đến như cái nôi hàng đầu đào tạo ra những bàn tay vàng của ngành Ngoại khoa Việt Nam, thì GS.TS Trịnh Hồng Sơn là “bàn tay vàng đặc biệt” trong đó. 
 
Ông là một trong số ít người mà khi chúng tôi tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội hay trên các mặt báo, những câu chuyện về ông lại do người nhà hay thậm chí chính người bệnh được ông trực tiếp cứu chữa chia sẻ. 
 

Chân dung GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trịnh Hồng Sơn ( tháng 12/2021). Ảnh: Trần Thanh Giang


GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phát biểu tại Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện. Ảnh: Trần Thanh Giang

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phát biểu tại Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện. Ảnh: Trần Thanh Giang


Ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại buổi Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện. Ảnh: Trần Thanh Giang

Ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại buổi Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện. Ảnh: Trần Thanh Giang


 
Tại một buổi tọa đàm trực tuyến GS.TS Trịnh Hồng Sơn chia sẻ nhiều câu chuyện trong quá trình làm nghề của mình. Ảnh: Trần Thanh Giang

Tại một buổi tọa đàm trực tuyến GS.TS Trịnh Hồng Sơn chia sẻ nhiều câu chuyện trong quá trình làm nghề của mình. Ảnh: Trần Thanh Giang


Các đại biểu cùng GS.TS Trịnh Hồng Sơn chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm trực tuyến
về chủ đề Hiến tạng và nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán chết não tại các bệnh viện cơ sở. Ảnh: Trần Thanh Giang

Các đại biểu cùng GS.TS Trịnh Hồng Sơn chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm trực tuyếnvề chủ đề Hiến tạng và nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán chết não tại các bệnh viện cơ sở. Ảnh: Trần Thanh Giang

Trong số đó có câu chuyện của vị Giám đốc công ty luật chia sẻ trên trang cá nhân, và sau đó đã được một số tờ báo trích dẫn nguyên văn. Mẹ của anh bị ung thư giai đoạn cuối, với nhận định khả năng sống sót chỉ có 5%. Nhưng điều kỳ diệu đã đến với bà, sau ca mổ kéo dài 8,5 giờ đồng hồ do bác sĩ Trịnh Hồng Sơn trực tiếp phẫu thuật.  
 
Nhưng câu chuyện được chú ý không phải chỉ có vậy. Cuộc đối thoại giữa anh và bác sĩ Sơn trong hành trình cứu sống mẹ anh đã vẽ lên một chân dung sinh động về y đức của một người thầy thuốc đáng kính và những điều khó giải thích hết của một ngành nghề đặc biệt. 
 
Ngành y là ngành rất đặc thù nên không phải ai cũng hiểu được rằng bác sỹ đã luôn cố hết sức. Bởi vậy, khi mất người thân, ai cũng đau khổ, và khi đau khổ, có khi họ sẽ đổ lỗi cho bác sỹ. Bác sĩ Sơn đã đưa cho anh một bản cam kết với lý do e ngại có thể bị kiện. Nhưng e ngại này không phải cho bản thân, mà vì “một ngày chú mổ vài ca, toàn các ca khó như mẹ của cháu nên chú mà dính kiện tụng thì không còn tâm sức để tập trung cho bệnh nhân nữa. Chú sợ cho bệnh nhân chứ không phải sợ cho bản thân mình”. Anh luật sư sau đó đã viết lại một bản cam kết và dặn Bác sĩ Sơn “hãy sử dụng nó về sau”. Bởi theo lời anh, bản cam kết mà Bác sĩ Sơn đưa cho anh, được viết quá đơn giản, không đủ để bảo vệ người bác sĩ trước những thủ đoạn hại nhau bằng câu chữ mà người đời vẫn làm. 
 
Bác sĩ Trịnh Hồng Sơn còn có một thói quen đặc biệt đó là không chỉ tự tay ghi chép tỉ mỉ tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình cũng như thu nhập của từng bệnh nhân mà còn thuộc lòng các thông tin này. Như lời chia sẻ của một nhà văn nổi tiếng đã được Bác sĩ Trịnh Hồng Sơn cứu chữa: “Tâm và Tài. Cả hai chữ đẹp nhất ấy đã được Bác sĩ Sơn dâng hiến trọn vẹn cho người bệnh…”. Những bệnh nhân này họ đều chung một suy nghĩ đó là được nhận cái “phúc” mà GS.TS.Trịnh Hồng Sơn trao cho. Thật vậy, nếu một người bác sĩ được “nở hoa”, thì trên tất thảy, bệnh nhân là những người được hưởng “phúc lành” từ họ. 
 
Hành trình phát triển ghép tạng ở Việt Nam: Sẽ làm đến hơi thở cuối cùng
 
Theo thông tin từ Hội Ung thư Việt Nam công bố tại Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên, 

tỷ lệ mắc ung thư

 

tại Việt Nam đang ở mức báo động (tăng 9 bậc). Việt Nam xếp thứ 4 trong 25 nước có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới. 
 
Làm việc tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Đức, GS.TS Trịnh Hồng Sơn là người hàng ngày nhìn thấy rõ nhất những nỗi đau, niềm hy vọng, đôi khi là những giấc mơ còn dang dở của những bệnh nhân mắc ung thư. Nhưng trăn trở hơn, các bệnh nhân này hoàn toàn có cơ hội cứu sống nếu được ghép tạng kịp thời. Nhưng những cơ hội này đã bị bỏ lỡ chỉ vì lý do duy nhất đó là nhận thức của người dân về hiến tạng. 
 
Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, ghép tạng gồm 4 quá trình: chuẩn bị người cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị nhân lực kỹ thuật và theo dõi chăm sóc sau ghép. Hiện nay, Việt Nam đã làm khá tốt ba trong bốn quy trình này. Chỉ còn duy nhất quy trình chuẩn bị người cho là yếu. 
 
GS.TS Trịnh Hồng Sơn đã được cử sang Pháp học về ghép tạng, ghép gan từ năm 1997. Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, nơi ông đang làm Giám đốc, được vận hành theo mô hình của Mỹ kết hợp với Nhật Bản và học tập kinh nghiệm từ nước bạn Trung Quốc. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia Nhật Bản mà ngành ghép tạng Nhật Bản được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là mô hình chuẩn để các quốc gia trên thế giới áp dụng.
 

GS.TS Trịnh Hồng Sơn trong một ca phẫu thuật tiêu hóa tại phòng mổ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: Trần Thanh Giang


Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật được GS.TS Trịnh Hồng Sơn đến thăm hỏi và động viên tại giường bệnh. Ảnh: Trần Thanh Giang

Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật được GS.TS Trịnh Hồng Sơn đến thăm hỏi và động viên tại giường bệnh. Ảnh: Trần Thanh Giang


GS.TS Trịnh Hồng Sơn trong một ca phẫu thuật tiêu hóa tại phòng mổ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: Trần Thanh Giang


Các bác sĩ trẻ được GS.TS Trịnh Hồng Sơn chỉ bảo kinh nghiệm phẫu thuật tiêu hóa qua cách đọc phim. Ảnh: Trần Thanh Giang

GS.TS Trịnh Hồng Sơn trong một ca phẫu thuật tiêu hóa tại phòng mổ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: Trần Thanh GiangCác bác sĩ trẻ được GS.TS Trịnh Hồng Sơn chỉ bảo kinh nghiệm phẫu thuật tiêu hóa qua cách đọc phim. Ảnh: Trần Thanh Giang

Theo Bác sĩ Sơn, thực tế ở Việt Nam, nguồn cho từ người cho chết não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh lý mạch não,… rất phong phú. Số người chờ ghép tạng, mỗi năm cũng tăng lên rất nhiều. Thế nhưng do sự thiếu hiểu biết về chết não, mà đặc biệt là vấn đề về yếu tố văn hóa, truyền thống đang là rào cản lớn nhất của ghép tạng Việt Nam. 
 
Bởi vậy, thời gian đầu, khi hiến tạng vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ trong xã hội Việt Nam, GS.TS Trịnh Hồng Sơn như người độc hành trên con đường này.Chính vì vậy, ông sẵn sàng làm “tuyên truyền viên” ở bất kỳ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả đi giảng bài hay nói chuyện chuyên đề. GS.TS Trịnh Hồng Sơn và đồng nghiệp luôn mang theo tập phiếu đăng ký hiến tạng. Dù có lúc ra về được vài phiếu, có khi chẳng được phiếu nào. Ông còn viết hẳn cả một cuốn sách có tựa đề “ghép tạng và chết não” để nâng cao khả năng chẩn đoán chết não ở các cơ sở bệnh viện. Có thời gian, Bác sĩ Sơn gặp ai cũng vận động hiến tạng, khiến nhiều người không hiểu đã có thái độ khiếm nhã với ông, trách ông là “gở miệng”. Nhưng GS.TS Trịnh Hồng Sơn vẫn kiên định. Bởi ông là người hiểu rõ hơn ai hết, mỗi lá đơn là một cơ hội sống. Ghép tạng không chỉ cứu sống con người mà còn giảm đi đáng kể những gánh nặng về tài chính, tinh thần cho xã hội. 
 
Thực tế, trong vài năm trở lại đây, đã có một sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của xã hội về hiến tạng, mặc dù chưa nhiều như kỳ vọng của GS.TS Trịnh Hồng Sơn. Trung tâm Điều phối tạng quốc gia hiện đã nhận được hàng nghìn lá đơn đăng ký hiến mô tạng đến từ các thành phần trong xã hội. 
  
Có một nhà tư tưởng đã chia sẻ, nếu con người hiểu được tất cả quy luật tuần hoàn sự sống của tự nhiên, hẳn họ sẽ không cố líu kéo, bám víu vào sự sống sinh học ngắn ngủi không có ý nghĩa đó. Mà ngược lại, còn có thể làm cho sự ra đi của mình có ý nghĩa hơn, nhân đạo hơn, và hơn thế có thể góp phần vào sự tuần hoàn của sự sống. 
 
Đây cũng chính là nỗi lòng của GS.TS Trịnh Hồng Sơn, người luôn cận kề với cửa sinh tử của con người, với sứ mệnh “chữa lành”, mỗi sự sống được tái sinh, với ông, đó là niềm vui bất tận, là sức khỏe và năng lượng sống của mình./.