GỢI Ý KINH NGHIỆM VÀ QUY TRÌNH KINH DOANH THỜI TRANG – PA Marketing

GỢI Ý KINH NGHIỆM VÀ QUY TRÌNH KINH DOANH THỜI TRANG

Nhân tiện mình đang viết bài và quay video chia sẻ kinh nghiệm về “Marketing Bán lẻ & Thời trang” mình xin cắt cúp một phần nội dung nhỏ xin phép gửi qua Group QTKN để anh chị tham khảo và đóng góp ý kiến. Lưu ý rằng đây chỉ là một phần nội dung nhỏ.

  1. Lựa chọn các ý tưởng mở shop

Bạn đang có kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh quần áo lo lắng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết làm thế nào để tạo được dựng được thương hiệu và phong cách thời trang ấn tượng của riêng mình? Lựa chọn thị trường chính, lựa chọn thị trường ngách? Lựa chọn phân khúc giá? Lựa chọn tập khách hàng?

* Kinh doanh thời trang, giầy dép trẻ em

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh quần áo tự thiết kế cho trẻ em. Hiện nay, các bậc phụ huynh đặc biệt là những người nổi tiếng luôn muốn xây dựng phong cách thời trang cá tính cho con yêu của mình. Giống như thương hiệu Crown Space của chúng tôi đã xây dựng và phát triển từ năm 2007 đến nay. Thị trường này còn rất tiềm năng, các bạn có thể quan tâm đến dòng sản phẩm thời trang trẻ em vnxk được các bậc phụ huynh hiện nay mua rất nhiều.

*. Mở shop bán quần áo tự may cho người trung tuổi

Không chỉ có những người trẻ mới muốn làm đẹp mà cả những người cao tuổi cũng luôn muốn làm đẹp mọi lúc mọi nơi. Mọi người thường tập trung thiết kế cho trẻ em và người trẻ tuổi mà quên mất thị trường tiềm năng này. Người trung tuổi cũng có những gu thời trang riêng, dòng sản phẩm hướng tới việc ở nhà, đi lễ chùa, đi thể thao, du lịch…

*. Dịch vụ in và thêu gia công cho các nhà sx

Các công ty may mặc hoặc các nhà thiết kế thời trang luôn cần tăng cường vẻ đẹp của những mẫu thiết kế với các chi tiết thêu trang trí, đính in họa tiết,…

*. Sản xuất và thiết kế đồng phục, quần áo bảo hộ

Bạn có thể sản xuất đồng phục cho các công ty, tổ chức xã hội, các đội thể thao hay đồng phục học sinh, sinh viên,… Đồng phục luôn được thay mới thường xuyên nên nếu bạn biết nắm bắt cơ hội và tìm được đầu ra thì bạn hoàn toàn có thể có được lượng khách hàng lớn mỗi năm. Điều quan trọng nhất vẫn là sản phẩm phải có thiết kế tốt, chất liệu vải đảm bảo, logo đẹp và giá cả phải chăng.

*. Cho thuê quần áo

Cho thuê quần áo, đặc biệt là hàng hiệu cao cấp là một hình thức kinh doanh mới và chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu được áp dụng rộng rãi ở nước ngoài và hiệu quả kinh doanh rất tốt. Đối với những người nổi tiếng, những trang phục đi dự sự kiện họ chỉ mặc một lần mà ít khi sử dụng lại lần hai, hoặc là hàng trang phục thi đấu, trang phục biểu diễn, trang phục nghệ thuật.

*. Kinh doanh quần áo Vintage

Xu hướng các bạn trẻ giờ cũng rất thích dòng sản phẩm thời trang Vintage mọi người có thể cân nhắc tham khảo sản phẩm này trong ngành.

*. Bán hàng thùng, hàng sida

Hàng thùng hàng sida giờ không hot như xưa, nhưng mà cũng vẫn bán tốt, nhất là hàng hiệu tầm trung và cao cấp.

*. Dịch vụ sửa chữa quần áo

Đôi khi may quần áo, mua quần áo may sẵn không vừa, muốn sửa chữa và tùy biến thêm chút, khách hàng không biết phải sửa ở đâu, bạn có thể bắt đầu với dịch vụ này.

*. Thời trang thiết kế

Trở thành một nhà tạo mẫu thời trang cho những người nổi tiếng trong các buổi chụp ảnh và trong các sự kiện cũng là một ý tưởng bạn nên cân nhắc. Nên lựa chọn các sản phẩm thị trường ngách để tránh việc đối đầu với các đối thủ quá mạnh trên thị trường và chết ẻo (ví dụ manh như Vingroup đầu tư vào một thương hiệu thời trang cũng bị chết ẻo).

*. Thiết kế, in, sx áo thun

Bạn từng nghe đến mô hình thành công Teespring rồi chứ? Dân Việt Nam cũng đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới thông qua mô hình tmdt Teespring và nhiều website khác. Áo thun luôn có thị trường của riêng nó, rất đa dạng và phổ biến, nhu cầu luôn thay đổi.

Những mẫu áo thun có thiết kế đặc biệt, có họa tiết in ấn mới lạ, luôn là điểm nhấn và được thị trường giới trẻ đón nhận. Bạn có thể tận dụng ý tưởng này để lên các bản thiết kế sáng tạo và hấp dẫn và bán lại mẫu cho các công ty sản xuất, hoặc tự tay gia công, biến mẫu thiết kế của mình thành sản phẩm đời thực.

 

*. Trở thành nhà cung cấp nguyên liệu

Nếu có thể, bạn có thể trở thành nhà môi giới hoặc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà sx, xưởng sx, đơn vị gia công, các nhà thiết kế.

*. Kinh doanh đồ lót tự thiết kế

Đồ lót là trang phục vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Những mẫu đồ lót tự thiết kế sang trọng, quyến rũ mang đến sự thoải mái cho người sử dụng là một ý tưởng kinh doanh vô cùng mới mẻ và hấp dẫn. Hoặc thậm chí là đồ lót có chất lượng, có thương hiệu tốt dành cho trẻ em – một thị trường mà tôi nghĩ rằng đang rất thiếu “thương hiệu dẫn đầu”.

*. Mở lớp dạy thiết kế thời trang

Việc mở trường thiết kế thời trang để đào tạo và tìm kiếm tài năng của các nhà thiết kế trẻ là một ý tưởng kinh doanh vô cùng táo bạo. Mặc dù, ban đầu bạn sẽ mất rất nhiều tiền đầu tư, nhưng chắc chắn trường học thiết kế của bạn sẽ đem lại doanh thu lớn. Học phí cho trường thời trang thường rất cao nên chắc chắc bạn sẽ sớm thu hồi lại được vốn đầu tư và kiếm lời lớn khi trường hoạt động.

*. Làm đại lý phân phối vải, phụ kiện

Ngoài việc cung cấp vải cho các nhà thiết kế thì bạn có thể trở thành đại lý phân phối vải của các nhà sản xuất vải, là người trung gian giữa các cửa hàng bán lẻ và nhà sản xuất vải.

*. Tư vấn mua sắm thời trang cá nhân (trở thành stylist)

Người có tiền nhiều chưa chắc đã biết cách ăn mặc đẹp. Vậy họ sẽ cần tìm những người có hiểu biết về lĩnh vực thời trang, có óc thẩm mỹ tinh tế tư vấn chọn đồ cho họ.  Nếu bạn nắm bắt được thị hiếu và sở thích của khách hàng, biết về các mùa, các xu hướng mới nhất, biết nơi nhận được giao dịch tốt nhất? Bạn hoàn toàn có cơ hội trong ngành công nghiệp thời trang khi trở thành một người tư vấn mua sắm cá nhân kiếm bạc triệu đơn giản.

*. Mở shop kinh doanh quần áo, phụ kiện các kiểu

Nếu yêu thích thời trang mua sắm và quan tâm đến những bộ quần áo có thiết kế đẹp, tại sao bạn không mở ngay một shop thời trang để kinh doanh nhỉ? Nhưng cũng đừng vì thế mà vội vã thực hiện. Bạn hãy đi khảo sát thị trường xung quanh và tìm ra một thị trường ngách có tiềm năng nhất và bám theo nó.

 

  1. Thiết kế logo, thương hiệu chuẩn, bao bì chuẩn cho cửa hàng

– Xu hướng thiết kế logo thời trang: thường là dạng typo (logo dạng chữ luôn), một số sử dụng biểu tượng cách điệu như Channel

– Nên có biểu tượng về màu sắc (giầy đế đỏ Christian Louboutine, áo kẻ sọc Burberry; gạch sọc xanh đỏ Gucci, chữ H hermes…)

– Thuê thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, quy tắc thương hiệu, cẩm nang thương hiệu, giá thị trường khoảng từ 15-20 triệu trở lên, tiền trăm triệu cũng có, tiền vài triệu cũng có. Hoặc là tự thiết kế, thuê người vẽ lại một chút, giá là vài triệu!

– Một bộ thương hiệu chuẩn thì gồm những gì: logo; slogan (thông điệp truyền thông) biển hiệu, túi xách, tem mác, bao bì, danh thiếp, hóa đơn, lookbook mẫu, tờ rơi, tờ gấp, các vật phẩm quảng cáo; quy cách sắp xếp, vị trí sắp xếp (cái này thường ghi trong cẩm nang hướng dẫn sử dụng thương hiệu). Nên sử dụng logo đạng dạng 2D và tính toán sao cho phù hợp để thêu logo trên sản phẩm và tag nổi bật nhất.

– Thường thì các hãng thời trang họ có xu hướng sử dụng các tone màu đen, trắng, đỏ là chủ đạo (ví dụ Zara Đen, HM đỏ, hàng hiệu cao cấp chủ đạo là màu đen) và gắn với các logo biểu tượng. Còn bạn thích màu gì thì cứ chiến thôi J nhưng theo quan điểm của tôi thì nên “đi theo xu hướng chuẩn”.

– Thương hiệu thì nên có xu hướng quốc tế (biết đâu đấy dòng đời xô đẩy lại global được thì sao, bán sang lào cam, miến, mã, thái thì cần một cái tên thật là Tây (latin nhé), tất nhiên tên là nhím, nghé, tí tèo, sóc cũng được thôi, nhưng hãy nghĩ xa một chút. Những cái tên là tên người cũng OK nhé, nhưng tránh những cái có dấu như là “Tăng Tốc” bỏ dấu đi thành “Tang tóc” đấy. Một cái tên lạ lạ ví dụ như FCUK nhìn thoáng qua cứ tưởng chữ bậy bạ nên rất dễ nhớ, FCUK nhìn thoáng rất giống chữ FUCK trong tiếng Anh nhưng thực ra tên thương hiệu là French Connection UK.

– Xu hướng dùng tên viết tắt các chữ cái cũng đc các hãng thời trang sử dụng rất nhiều: YSL (yếu sinh lý); GC; DG; AX, DvB (thương hiệu của vic và beck), MCQ (Mc queen), lV…

– Một số thì lại thích cái tên nó phải xuất phát từ các điển tích như là các nữ thần trong truyện thần thoại Hy Lạp..

– Logo đẹp và sang trọng là cần thiết, nhưng phải tính toán kỹ về mặt dài hạn để sử dụng logo, biểu tượng, màu sắc nổi bật, nhận diện đặc trưng (nếu có) để đưa vào sản phẩm như Burberry, Gucci, LV mọi người nhé

3. Xây dựng cửa hàng, điểm bán chuẩn (chuẩn hóa điểm hóa)

Thế nào là một điểm bán được chuẩn hóa?

Khái niệm điểm bán chuẩn là tôi muốn các bạn xây dựng cái đầu tiên nó chuẩn chỉ để sau này có thể phát triển cái thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ n theo phương pháp mở chuỗi hoặc là nhượng quyền.

Mục đích là cũng mong muốn giúp cho các Nhà bán lẻ, chủ thương hiệu, shop thời trang phát triển được nhiều điểm bán trong tương lai.

Một cửa hàng chuẩn, điểm bán chuẩn bạn cần tính đến việc đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng, có tiêu chí ngay từ đầu cho việc mở điểm bán. Ví dụ hãng café Highland coffee yêu cầu rất cao và khắt khe về mặt bằng và diện tích mặt bằng, nếu mặt bằng “không đẹp” thì bạn không được làm nhượng quyền hay không nhận được nhượng quyền của Highland Coffee đâu. Ví dụ như tiêu chí là Phố lớn, đông đúc, địa điểm phải ở ngã 3, ngã 4, 2 mặt tiền trở lên, mặt tiền tối thiểu bao nhiêu m2 trở lên… diện tích tối thiểu phải bao nhiêu m2 trở lên v.v…

Bạn cần có 01 bản thiết kế cửa hàng chuẩn, mang tính nhận diện thương hiệu, bao gồm logo chuẩn, biển hiệu chuẩn, màu sắc nổi bật của cửa hàng (đỏ, xanh, vàng, trắng…), bố cục sắp xếp, quy chuẩn hàng hóa, phần mềm và phần cứng bán hàng, đồng phục nhân viên, tuyển dụng & đào tạo nhân viên bán hàng, đào tạo nhân viên bán hàng theo quy trình, đưa ra quy trình bán hàng, quy trình thanh toán, quy trình kiểm soát bán lẻ.

 

4 Tính toán các chi phí để xây dựng một điểm bán chuẩn.

Để xây dựng một điểm bán (shop/ store) bạn cần tính toán các yếu tố phi tài chính và yếu tố tài chính như sua

Yếu tố phi tài chính: Địa điểm ở đâu, chọn mặt bằng diện tích bao nhiêu, phố đó bán gì, nhà mình thuê trước đó bán gì, bên cạnh bán gì, phố đó có phải là phố của sp mà mình đang bán tốt không, có chỗ để xe thuận tiện không, an ninh có tốt không, có bị ngập lụt khi mưa hay không, có bụi bặm khi nắng hay không, cần xem xét cẩn thận và tính toán tầm nhìn trong 1-2 năm trở lên; có cần thuê bảo vệ trông xe dắt xe cho khách hay không.…

Yếu tố về tài chính: diện tích mặt bằng, tiền thuê, giá thuê, chi phí đầu tư sang sửa, chi phí nhận sang nhượng lại, phí môi giới thuê bất động sản v.v…

Cụ thể, bao gồm các khoản chi phí sau

– Chi phí sang nhượng (nếu có): bao gồm tiền đồ, tiền quần áo, tiền thuê nhà còn lại

– Chi phí thuê nhà hàng tháng: cần xem chi phí thuê nhà hàng tháng là bao nhiêu tiền/ tháng; đóng tiền mấy tháng 1 lần (đàm phán đóng càng ít càng tốt, ví dụ 3 tháng/ lần), hợp đồng thuê nhà tăng giá sau bao nhiêu lâu?

– Chi phí thi công và thiết kế cửa hàng: Liệu cơm gắp mắm nhé, nên lựa chọn các chất liệu đẹp nhưng bền và rẻ, tránh việc đầu tư vào các thiết bị và vật liệu quá đắt tiền khiến chi phí đầu tư cao. Thông thường như tôi thường thấy các cửa hàng đầu tư giá kệ gỗ đơn giản, giá kệ gỗ kết hợp với sắt ống, tường làm dẹp sau đó dùng giấy dán tường là tạm ổn, nếu đầu tư mạnh mẽ hơn nữa thì toàn bộ là giá kệ gỗ, ốp gỗ. Có thể từ vài chục triệu đến vài trăm triệu tùy vào diện tích và mức độ đầu tư.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc tự làm, nếu như bạn khéo tay hoặc có người giúp, mua đồ thanh lý (nhiều lắm, lên các group FB mà mua), tự đi đóng đồ chở đến lắp đặt (làm được nhé) hihi.

Ví dụ như cửa hàng Crown Space của chúng tôi thường đầu tư hết khoảng 200-250tr/ 1 cửa hàng/ diện tích bình quân 30m2 (đây là con số tham khảo để các bạn nắm được, với mức độ đầu tư tạm được đánh giá là “sang xịn”).

– Chi phí thiết kế biển hiệu đèn đóm (có thể bao gồm trong gói thi coogn và thiết kế cửa hàng). Nên thuê 1 đơn vị chuyên thiết kế và thi công cửa hàng, cửa hiệu chuyên nghiệp nào đó mà làm, đàm phán kỹ về thời gian thi công thiết kế, chất liệu (phải xem kỹ), giá tiền, cách thức làm việc, trả tiền, đảm bảo tiến độ công trình, các hình phạt hợp đồng. Trước đây tôi cũng làm việc với rất nhiều bên thi công công trình là cửa hàng rồi vì chúng tôi thường xuyên và liên tục mở các shop mới nên cũng có chút kinh nghiệm.

Mới đây tôi cũng vừa mới tư vấn cho một khách hàng mở một shop thời trang nữ bán hàng vnxk, chi phí đầu tư cũng khá hợp lý, tôi khuyên nên tiết kiệm, chi phí thuê mặt bằng cũng khoảng 8tr/ tháng, chi phí sang nhượng không có mấy, đóng bàn ghế giá kệ bằng chất liệu sắt ống và gỗ công nghiệp, cửa hàng thì sơn màu trắng trên nền gạch (không cần ốp gỗ), đèn điện đi dây nổi + với vài cái đèn màu đen trông hơi nghệ thuật 1 tí là ổn chi phí đầu tư rất thấp; biển hiệu thì tận dụng của người trước làm lại, dán decan lên và gắn logo của mình vào, mở shop để có chỗ cho khách đến lấy hàng hoặc mặc thử, hoặc để khách yên tâm vì bán trên mạng và bán trên FB đang khá tốt rồi. Tất nhiên đây là phù hợp với số vốn nhỏ (chừng 150 triệu) của chủ shop.

– Bạn có thể cân nhắc thêm hệ thống các thiết bị phần cứng và phần mềm bán hàng và quẩn lý bán hàng: ví dụ như máy tính và phần mềm bán hàng; máy đọc mã vạch; máy chống trộm, camera giám sát, việc đầu tư các thiết bị máy móc và phần mềm có thể tiêu tốn của bạn bình quân từ 10-20 triệu đồng/ 1 cửa hàng tùy vào mức độ đầu tư của bạn. Theo kinh nghiệm của mình nếu bạn không quá dồi dào về tài chính, bạn có thể mua laptop/pc cũ chừng 3-5tr là ok, cài 1 phần mềm bán hàng miễn phí hoặc mua phần mềm bán hàng kèm máy đọc mã vạch, đầu tư thêm cái máy cà thẻ thanh toán di động (mpos) của ngân hàng nữa là OK vì giờ nhiều người thanh toán thẻ lắm. Đừng quên đầu tư 1 cái wifi và sử dụng tính năng “wifi marketing” tính năng này trong FB cũng có nhé (xem khóa học FB marketing của tôi là biết) để biết được khách hàng là ai, xem gì, chơi gì.

– Chuẩn bị đồng phục cho nhân viên, túi đựng, danh thiếp, quy trình bán hàng v.v… là ok

– Bạn cần làm việc chi tiết và biết chính xác số tiền bạn phải bỏ ra để hoàn thành một cửa hàng, và lưu ý rằng cần phải có “dư tiền” một chút vì thông thường chi phí có xu hướng bị đội lên nhiều.

– Bạn cần tính đến chi phí nhập hàng để bán: bạn cần bao nhiêu mặt hàng, các mã hàng là gì, số lượng, cân đối, bầy biện để cho kín shop. Vì chi phí hàng hóa cũng là chi phí tương đối lớn, đối với các cửa hàng lớn, họ có thể phải đầu tư từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng. Mới đây tôi vừa qua xem cửa hàng bán lẻ hàng Nhật nội địa của một khách hàng (mà tôi đang được đề nghị tư vấn và phát triển mảng online marketing cho họ) chi phí tiền hàng và tiền mặt bằng, thi công thiết kế hết khoảng gần 5 tỷ đồng/ 1 cửa hàng, tiền nội thất là hơn 700tr/ 1 cửa hàng rộng chừng 60m2.

– Chi phí tiền lương nhân viên: mấy nv, mấy ca, mỗi ca mấy nhân viên, nên thuê ca gẫy để giảm được chi phí, cũng nên dùng phương pháp trả lương cứng và thưởng để kích thích việc tăng doanh số bán hàng và trách nhiệm cho ng lao động.

– Bạn cũng cần tính toán thêm chi phí khai trương, chi phí marketing trước khai trương, chi phí marketing sau khai trương hoặc các khoản lỗ trong ngắn hạn vì mới mở cửa hàng bạn cũng có thể gặp phải tình trạng chưa có khách, vắng khách nếu như bạn mới mở lần đầu đầu tiên.

-Bạn cũng cần học hỏi những công cụ bán hàng trực tuyến, công cụ quảng cáo trực tuyến để giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho công ty/ shop/ cửa hàng/ thương hiệu của bạn.

v.v… (còn nữa).

Một vài ý nhỏ chia sẻ.

Phan Anh | PA Marketing JSC | Co-founder CROWN SPACE babies & kids Fashion

MBA Nice Sofia Antipolis | MA Economic Law Hanoi Law University

www.pamarketing.vn | www.phananhonline.com | www.fb.com/phananhvcu

NẾU CÁC BẠN CẦN HỌC KINH DOANH, CÁCH THỨC VÀ QUY TRÌNH MỞ SHOP THỜI TRANG, BÁN LẺ THỜI TRANG THÌ VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN.

CHÚNG TÔI CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC DỊCH VỤ: THIẾT KẾ LOGO THƯƠNG HIỆU; TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, ĐÀO TẠO THEO LỚP VỀ FASHION MARKETING 2017; BÁN HÀNG THỜI TRANG TRÊN INTENET/ FACEBOOK; ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CHO KHÁCH HÀNG VV….