GÓC CHIA SẺ – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN – TQM

GÓC CHIA SẺ – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN – TQM

Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên.

1. Cách thức để tiến hành xây dựng và áp dụng TQM

Bước 1: Bước khởi  đầu:  để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM cần bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất, thống nhất cao độ trong ban lãnh đạo và các cán bộ  chủ chốt và thực hiện cam kết về chất lượng của các cấp thông qua: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động chung TQM.

Bước 2: Tổ chức và nhân sự: Để chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai và tổ  chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức, kỹ năng xây dựng và áp dụng hệ thống TQM. 

Bước 3: Xây dựng chương trình TQM: Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp cho từng giai đoạn.

Bước 4: Phát  động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM: Để  truyền thông rộng rãi. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ tổ  chức tham gia để thực hiện thành công chương trình.

Bước 5: Đánh giá chất lượng: Đo lường chi phí hiện tại của doanh nghiệp; Xác  định các vấn  đề  chất lượng; và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng và các giai  đoạn của chương trình cần xác định các Chi phí ẩn và các chi phí khác; đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề xuất Kế hoạch hành động.

Bước 6: Hoạch định chất lượng: Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược, chương trình tổng thể TQM, kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp Chính sách, chiến lược chung của doanh nghiệp. Cần thiết lập các Chương trình, Kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt  động doanh nghiệp.

Bước 7: Thiết kế chất lượng: Thiết kế các quá trình liên quan  để  “Đúng ngay từ đầu” và “Đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng” bao gồm Thiết kế Sản phẩm, Quá trình sản xuất- kinh doanh và Quá trình kiểm soát chất lượng.

Bước 8: Tái cấu trúc Hệ thống: Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo Mô hình TQM.

Bước 9: Xây dựng Hệ thống chất lượng: Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống chất lượng theo TQM. Cần thực hiện tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của doanh nghiệp.

Bước 10: Phát triển Hệ thống chất lượng TQM: Đảm bảo hệ thống chất lượng thực hiện  đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu chất lượng toàn diện  đã  đề ra: Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bởi mọi thành viên để  theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng không ngừng.

Bước 11: Duy trì và cải tiến: Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống theo các triết lý, quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần lựa chọn các phương pháp, công cụ  năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống TQM.

2. Lợi ích áp dụng

Các tổ chức hay doanh nghiệp áp dụng thành công TQM sẽ đem lại một số lợi ích sau:

– Giảm lãng phí và chi phí.

– Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, khách hàng nội bộ, xã hội và gia tăng thị phần.

– Hình thành thói quan cải tiến liên tục để đạt được thành công mới.

– Có được sự cam kết thực hiện từ các thành viên.

– Đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

Nguồn ST