GIỚI THIỆU CHUNG

GIỚI THIỆU CHUNG

 

GIỚI THIỆU CHUNG

 

– Tên đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu trồng & Chế biến cây thuốc Hà Nội.

– Tên giao dịch: Ha Noi Research Centre for Cultivation and Processing of Medicinal Plants.

– Tên viêt tắt: Research Centerfor Medicinal Plants (RCMP).

– Trụ sở chính: Km 12,9 Đường Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

– Số điện thoại: 0243.6860963

Fax

0243.6860997, 0243.8614796.

– Cơ quan ra quyết định thành lập: Bộ Y tế.

– Quyết định số: 1600/1998/QĐ-BYT, Ngày 2/7/1998.

+ Giám đốc Trung tâm: TS. Phan Thúy Hiền; Tel: 024.36860963, 0913.360.166

​+ Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn: TS. Nghiêm Tiến Chung ; Tel: 0988.269.076

+ Phó giám đốc phụ trách Hành chính quản trị: ThS. 

Trần Danh Việt

; Tel: 0988.673.578.

Cơ quan chủ quản: Viện Dược Liệu – Bộ Y tế.

I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị:

1- Quá trình hình thành và phát triển:

Trung tâm Nghiên cứu trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu. Tiền thân từ vườn thuốc Viện Đông y thành lập ngày 10/10/1957, Viện Đông y bàn giao lại cho Viện Dược liệu theo quyết định số 428/BYT- TC và lấy tên: “Trại nghiên cứu trồng cây thuốc Văn Điển” trực thuộc Viện Dược liệu Trung ương. Sau một thời gian Phòng Trồng trọt Viện Dược liệu sáp nhập vào “Trại nghiên cứu trồng cây thuốc Văn Điển”. Qua bao nhiêu năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành “Trại nghiên cứu trồng cây thuốc Văn Điển” được Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Trung tâm số: 1600/1998/QĐ – BYT, ngày 2/7/1998, đổi tên từ “Trại nghiên cứu trồng cây thuốc Văn Điển” thành “Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội” trực thuộc Viện Dược liệu ngày nay.

Trung tâm được Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận hoạt động đăng ký lần đầu ngày 11/02/1999 (Số đăng ký: 611). Đăng ký lại lần 2, ngày 04/10/2010 (Số đăng ký: A – 936).

Vị trí Trung tâm cách trung tâm thành phố Hà Nội 12,9 Km trên đường Ngọc Hồi, thuộc địa bàn xã Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, có tổng diện tích hơn 9,4 ha. Trung tâm được giao nhiệm vụ nghiên cứu phát triển tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất dược liệu trong nước, chế biến thuốc và thực phẩm chức năng, chăm sóc tốt sức khỏe cộng đồng.

2. Tóm tắt tình hình biên chế và cơ cấu tổ chức:

– Tình hình biên chế: Hiện tại Trung tâm có tổng số: 54 Cán bộ CNVC, trong đó: Tiến sĩ 6; Thạc sỹ 19; Đại học 4; Trung cấp và công nhân 3 (Trong số này có 01 NCVCC, 6 NCVC, 19 NCV, 02 chuyên viên, Trung cấp các loại, công nhân 03 và 01 cán bộ hợp đồng).

– Cơ cấu tổ chức: Trung tâm gồm có Ban Giám đốc và các phòng ban chuyên môn trực thuộc như sau:

+ Ban Giám đốc Trung tâm: 03 người. 01 Giám đốc trung tâm Phụ trách chung và 02 Phó giám đốc phụ trách chuyên môn và công tác hành chính quản trị. Trung tâm gồm có các Bộ môn và Phòng ban:

+ Phòng Giống Dược Liệu : Tổng số 10 người.

+ Phòng Canh tác & Bảo vệ thực vật: Tổng số 11 người.

+ Phòng Công Nghệ Sau Thu Hoạch: Tổng số 03 người.

+ Văn Phòng Trung Tâm: Tổng số 06 người, gồm có 3 bộ phận chính: Bộ phận hành chính văn thư lưu trữ; Bộ phận TCKT; Vật tư, kho tàng, y tế, lái xe; phục vụ điện nước, tưới tiêu đồng ruộng…

– Tỷ lệ cán bộ (là nghiên cứu viên) tham gia hoạt động KHCN: 24 cán bộ là nghiên cứu viên tham gia hoạt động KHCN.

– Chi bộ Trung tâm gồm: 11 đồng chí đảng viên (Tham gia Chi ủy: 03 đồng chí).

– Có Ban chấp hành công đoàn bộ phận: Gồm 54 đoàn viên công đoàn.

– Có Chi Đoàn Thanh niên gồm: 22 đồng chí.

II. Chức năng, nhiệm vụ:

1. Chức năng của Trung tâm: Nghiên cứu toàn diện về kỹ thuật nhân giống, di thực nhập nội giống cây thuốc, kỹ thuật trồng trọt, bảo tồn quỹ gen cây thuốc, bảo tồn nguồn cây thuốc YHCT, quy trình sơ chế biến và chiết xuất dược liệu nhằm mục tiêu:

– Tạo vùng trồng phát triển sản xuất dược liệu trong nước, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc cho công nghiệp dược, nguyên liệu làm thuốc cho Y học cổ truyền và tham gia xuất khẩu.

– Tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho lĩnh vực nghiên cứu các thuốc mới.

– Chuyển giao KHCN cho các cơ sở, địa phương phát triển trồng trọt tạo nguồn dược liệu trong nước và bảo tồn cây thuốc.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và xây dựng quy trình trồng cây thuốc (Các biện pháp nông học tác động lên năng suất và chất lượng giống cây thuốc và dược liệu thu hoạch từ cây làm thuốc).

2.2. Nghiên cứu toàn diện về công tác phát triển giống cây thuốc trong nước:

– Di thực nhập nội, chọn lọc, phục tráng và lai tạo giống mới.

– Xây dựng quy trình sản xuất giống chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn giống cơ sở tiến tới xây dựng giống cây thuốc cấp ngành, cấp Quốc gia.

– Nghiên cứu lưu giữ, bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc.

– Nghiên cứu tổ chức hệ thống sản xuất và cung cấp các loại giống cây thuốc.

– Nghiên cứu phát triển các loài giống cây thuốc theo quy trình công nghệ nuôi cấy mô.

2.3. Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên các loài cây làm thuốc, tìm biện pháp phòng trừ hữu hiệu hướng an toàn cho sản phẩm dược liệu làm thuốc và bảo vệ môi trường.

2.4. Nghiên cứu xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP). Quy hoạch và xây dựng các vùng trồng cây thuốc, giúp các địa phương phát triển dược liệu, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.

2.5. Sản xuất và cung cấp các loại giống cây thuốc, các loại dược liệu cho việc phát triển vùng trồng cây làm thuốc, phục vụ công tác YDHCT phòng và chữa bệnh trong nước, tham gia xuất khẩu. Đồng thời chuyển giao quy trình công nghệ nuôi trồng cây làm thuốc và các mô hình sản xuất giống, dược liệu.

2.6. Quy hoạch và xây dựng các vườn cây thuốc cho các Trung tâm, bệnh viện, trạm xá và các cơ sở địa phương có nhu cầu sử dụng cây thuốc và phục vụ đào tạo, giảng dạy, giới thiệu các loài cây thuốc quý ở Việt Nam cho các đoàn tham quan, học tập. Đồng thời lưu giữ nguồn gen và giống cây thuốc đã có.

2.7. Nghiên cứu và xây dựng quy trình sơ chế biến, quy trình chiết xuất và bảo quản dược liệu. Bào chế và sản xuất các loại trà thuốc từ nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và chủ động từ các đề tài nghiên cứu, tạo sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và nhu cầu sản xuất thuốc Đông dược trong cả nước.

2.8. Phối hợp với các đơn vị: Trường Đại học Dược Hà Nội, Học viện 103 quân đội, các đơn vị trong và ngoài Viện Dược liệu tham gia đào tạo và huấn luyện cán bộ chuyên ngành về nhận biết các loài cây làm thuốc, quy trình kỹ thuật trồng các loài cây làm thuốc, xây dựng các vùng phát triển cây thuốc và sơ chế biến dược liệu.

2.9. Tham gia đấu thầu các Đề tài/Đề án/Dự án chuyên ngành phát triển tạo nguồn cây thuốc để phát triển sản xuất dược liệu, tạo nguyên liệu làm thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh và phát triển Y Dược học cổ truyền.

3. Dịch vụ KHCN:

– Chuyển giao các quy trình kỹ thuật về trồng, sơ chế dược liệu cho các địa phương có thế mạnh đặc thù về phát triển các loài cây thuốc.

– Chuyển nhượng và cung cấp các loại giống cây thuốc có chất lượng cao cho các địa phương, các công ty, đơn vị, các cơ sở và cá nhân trồng phát triển tạo nguồn dược liệu trong nước.

4. Sản xuất thử nghiệm:

– Sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ các loài cây làm thuốc quý lấy dược liệu có nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu.

– Nghiên cứu sản xuất, bào chế một số dạng thuốc, trà thuốc, trà thảo dược dạng thực phẩm chức năng, phục vụ nhu cầu sử dụng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng.

– Có khả năng chiết xuất thử nghiệm các loại Dược liệu trên dây chuyền công suất 3 tấn Dược liệu/ngày.

– Tranh thủ hợp tác Quốc tế nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm một số mặt hàng từ Dược liệu trong khuôn khổ cho phép phục vụ nhu cầu sử dụng và xuất khẩu.

 

Phụ trách trung tâm                                       

 

 

 

 

 

TS. Phan Thúy Hiền