GIÁO án dạy THÊM NGỮ văn 7 cả năm
Ngày đăng: 03/09/2018, 09:14
Ngµy so¹n: 17 9 2017Ngµy d¹y: 18 9 2017 §iÒu chØnh: 9 2017Buổi 1 : ÔN TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪA Mục tiêu cần đạt: 1 Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về về các BPTT đã học. 2 Kĩ năng: Nhận diện được các BPTT được sử dụng trong các tác phẩm văn học và chỉ ra tác dụng của nó. Biết cách phân tích giá trị của BPTT trong tác phẩm văn học. Sử dụng hiệu quả các BPTT trong giao tiếp.B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài, sưu tầm tư liệu. HS: Tự ôn tập các BPTT đã họcC Tiến trình dạy học:Hoạt động của thầy và tròNội dung bài họcHĐ1: HDHS ôn tập về lí thuyếtHĐ1.1: Ôn tập về phép so sánh GV: ?Nêu khái niệm về phép tu từ so sánh?? Trình bày mô hình cấu tạo đầy đủ của BPTT so sánh? Lấy vd.?Có mấy kiểu so sánh? Lấy vd.? Nêu tác dụng của BPTT so sánh HS: Trình bày I So sánh Khái niệm: So sánh là đối chiếu sv,sv này với sv,sv khác có nét tương đòng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diẽn đạt. Cấu tạo :Vế A(SV được ss)Phương diệnso sánhTừ so sánhVế B(Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh)Rừng đướcdựng lên cao ngấtnhưhai dãy trường thành vô tậnMặt trờixuống biểnnhưhũn lửaTrẻ emnhưbỳp trờn cành Lưu ý : trong thực tế mô hành này có thể biến đổi ít nhiều. Các kiểu so sánh : 2 kiểu : ngang bằng . không ngang bằng. Tác dụng : Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sv, sv được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.HĐ1.2: Ôn tập về ẩn dụ GV: ?Hãy cho biết khái niệm về ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Lấy vd. HS: Trả lời. II ẨN DỤ Khái niệm : Là gọi tên sv,ht này bằng tên sv,ht khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt. Các kiểu ẩn dụ : AD hình thức : dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sv,ht. VD : Về thăm nhà Bác Làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (hoa dâm bụt) AD cách thức : dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động. VD : thắp – nở hoa. AD phẩm chất : dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sv, ht. VD : Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Người cha – BH. AD chuyển đổi cảm giác : dựa vào sự tương đồng về cảm giác. VD : Nắng giòn tan – nắng to,năng rực rỡ.HĐ2: HDHS Luyện tập. Bước1: BT chung BT 1 : Nối câu ở cột A với nhận xét ở cột B.A Ba Bẹ măng bọc kín thân cây non, phủ kỹ như chiếc áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đưa con non nớt.1 Dùng cách so sánh ngang bằng2 Dùng ẩn dụ.bThân trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cọc tre nhường cho con4 Mục đích chính của người viết là tả măng.5 Mục đích chính của người viết là tả ngươi. Gợi ý a ( 1,4 ) b ( 2,5 ) BT2: a Nêu tác dụng của một số phép so sánh trong bài Mẹ tôi Amixi: (1) Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. (2) Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhất, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. (3) …thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.b Tìm và nêu tác dụng của một số phép so sánh trong bài Cổng trường mở ra Lý Lanc Tìm và nêu tác dụng của một số phép so sánh trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh HoàiGợi ý:a Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của người bố. Đây là những lời dạy thể hiện sự chân tình, thẳng thắn và thái độ rất nghiêm khắc của người cha trước lỗi lầm của con. Nhờ các ha so sánh đó, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn. b Còn bây giờ … cái kẹ Gương mặt … mút kẹo. Bằng hành động …giáo dục.c Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai học lại giáng xuồng đầu anh em tôi nặng nề thế này. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Thuỷ như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá Tôi mếu máo và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. BT3: Tìm và nêu tác dụng của những BPTT được sử dụng trong các bài ca dao đã họcGợi ý:1 So sánh: Công cha … … chảy ra Lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh với công cha, nghĩa mẹ. Cách so sánh cụ thể, sinh động đó dễ dàng đi vào lòng người đọc, người nghe. Người đọc, người nghe cảm nhận được công lao trời biển của cha mẹ để rồi sống sao cho phải đạo làm con.2 So sánh: Yêu nhau như thể tay chân Lấy bộ phận của con người mà so sánh và nói về tình nghĩa anh em. Điều đó đã thể hiện được sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em. Từ đó nhắc nhở cách cư xử giữa anh em trong nhà phải hoà thuận để cha mẹ vui lòng.3 Thân em … … ban mai Lấy những cái của tự nhiên chẽn lúa đòng đòng và ngọn nắng hồng ban mai để so sánh với cô gái Đó là một thôn nữ trẻ trung và sức sông đang xuân; một thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống.4 Trong chùm bài Những câu hát than thânBài 2 Điệp ngữ (T54 mới học những GV có thể nói qua để HS nắm được đặc điểm và tác dụng chính của nó). Thương thay điệp lại 4 lần, mỗi lần diễn tả một nỗi thương thương thân phận mình và thương người cùng cảnh ngộ. Bốn câu cd là 4 nỗi thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường. Ẩn dụ: + Con tắm: thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.+ Con hạc: thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xh cũ.+ Lũ kiến li ti: thương cho những nỗi khổ chung cho những con người thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vật vả kiếm ăn mà vẫn nghèo khổ.+ Con cuốc: thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Bài 3: So sánh: lấy trái bần (loại cây mọc trên nước và bùn lầy, quả chua và chát) để so sánh với người phụ nữ trong xh cũ gợi sự liên tưởng đến sự nghèo khó, đắng cay. Sự so sánh lại được bổ sung bằng ha gió dập sóng dồi xô đẩy, quăng quất trên mặt nước mêng mông, không biết tấp vào đâu gợi ha về số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xh pk, họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, họ đã bị xh pk nhấn chím.Bước2: BT dành cho HS khá giỏi BT4: Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn sau:Ta đi tới trên đường ta bước tiếpRắn như thép, vững như đồng,Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp,Cao như núi, dài như sôngChí ta lớn như biển đông trước mặt (Tố Hữu) Gợi ý: Các từ ngữ ,hình ảnh so sánh: Rắn như thép, vững như đồng,Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệpCao như núi, dài như sông,Chí ta lớn như biển đông trước mặt. Tác dụng: Làm nổi bật sức mạnh, ý chí quyết tâm, số lượng đông đảo của con người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. BT5 : Tìm BPTT AD trong các VD sau và cho biết tác dụng của nó : a Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. c Thuyền về có nhớ bến chăng? – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. d Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. e Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng. Gợi ý a ăn quả : tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động. Còn kẻ trồng cây có nét tương đồng về cách thức với người lao động, người gây dựng. b Tương đồng về phẩm chất. c và d Phẩm chất. e Chuyển đổi cảm giác. BT6: a. Các từ kim cương, ngôi sao sáng trong các câu thơ sau có phải là ẩn dụ không? Phân tích các ẩn dụ đó. Nghe dào dạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thức. Không Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ Quốc Không Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời. Hứa một mùa gặt lớn ngày mai. (Chế Lan Viên)b. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta thường nói: Nói ngọt lọt đến xương. Nói nặng quá.v.v…Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào? Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự.Gợi ý a Kim cương, ngôi sao sáng trong đoạn trích là những ẩn dụ, dùng để biểu thị những cái quý giá của nhân phẩm con người.b Đây là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác lấy những từ chỉ cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác.+ Ngọt (vị giác > thính giác)Có thể lấy thêm các ví dụ khác như: Giọng chua, giọng ấm, giọng nhạt, … Nói nhẹ, nói sắc, nói đau, … Màu mát, màu nóng, màu ấm, màu lạnh…HĐ3: HDHS học ở nhàBT 1. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:Mẹ già nh¬ư chuối ba h¬ươngNh¬ư xôi nếp một, nh¬ư đ¬ường mía lau. (Ca dao) Gợi ý: Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây: Từ ngữ chỉ phư¬ơng diện so sánh bị lư¬ợc bỏ. Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối ba h¬ương – xôi nếp một đ¬ường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi ng¬ười mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý. D Củng cố dặn dò: Tự ôn tập và làm BT về nhà. Chuẩn bị: Ôn tập BPTT (TT). … Bi : Ngµy soạn: 12 / 11 / 20 17 Ngày dạy: 15 / 11 / 20 17 Điều chỉnh: / 11 / 20 17 ôn tập văn biểu cảm (Biểu cảm tác phẩm văn học) A- Mục tiêu cần đạt: 25 1/ Kiến thức: – Ôn… đoạn văn qua hai đoạn văn mà em viết *Bớc2: Bài tập dành cho hs – giỏi 12 4/ Viết đoạn văn biểu cảm vật em yêu thích Trong có sử dụng phép liên kết *HĐ3: HDHS học nhà 5/ Viết đoạn văn biểu cảm cảnh… Ngày soạn: 08 / 10 / 20 17 Ngày dạy: 11 / 10 / 20 17 Điều chỉnh: / 10 / 20 17 kiến thức chung văn (Văn bản) Buổi : A- Mục tiêu cần đạt: 1/ Kiến thức: – Ôn lại
– Xem thêm –
Xem thêm: GIÁO án dạy THÊM NGỮ văn 7 cả năm,