[GDCD 10] Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc – THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
[GDCD 10] Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
A. Lý thuyết
1. Lòng yêu nước
a. Lòng yêu nước là gì?
– Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
– Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
– Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.
– Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ, kiên cường chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước
– Biểu hiện:
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
+ Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động.
– Ý nghĩa: Là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc, đất nước ta vượt qua khó khăn thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặt ngoại xâm vươn lên với đầy đủ bản sắc của mình. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc
– Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có mục đích động cơ học tập đúng đắn.
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội.
– Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.
– Tích cực tham gia bằng việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
– Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
– Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
B. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?
A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.
D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Câu 2: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là:
A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.
B. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.
C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.
D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Câu 3: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm?
A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.
B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.
C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.
D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.
Câu 4: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ.
B. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C. Giữ gìn trật tự,vệ sinh lớp học, trường học.
D. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Tình yêu quê hương, đất nước.
B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.
D. Tình thương yêu nhân loại.
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Là cội nguồn của hàng loạt các giá trị đạo đức khác của dân tộc.
B. Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm.
C. Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
D. Là truyền thống tự trong dân tộc Việt Nam sản sinh ra.
Câu 7. Theo em, nội dung nào dưới đây không nói về lòng yêu nước?
A. Truyền thống đạo đức cao đẹp của người Việt Nam.
B. Tình cảm trong sáng mà con người hình thành trong cuộc sống.
C. Tình yêu quê hương đất nước của mình.
D. Ước muốn trở thành ngôi sao ca nhạc để mọi người nể phục.
Câu 8. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của:
A. Tất cả các cơ quan, ban ngành. B.Toàn dân.
C. Học sinh. D. Đoàn viên, thanh niên.
Câu 9. Xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của ai?
A. Nhà nước. B. Các tổ chức kinh tế, xã hội.
C.Mọi công dân. D. Mọi gia đình.
Câu 10. Những hành vi nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
A.Tham gia luyện tập quân sự ở các cơ quan, trường học.
B. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nếp sống văn hóa.
C. Trốn tránh trách nhiệm chung của cộng đồng.
D. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải.
Câu 11. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta…”. Câu nói này là của ai?
A. Nguyễn Trãi. B. Lý Thường Kiệt.
C.Hồ Chủ Tịch. D. Mạc Đĩnh Chi.
Câu 12. Lòng yêu nước được thể hiện ở nội dung nào?
A. Tình yêu quê hương, gia đình, sẵn sàng hi sinh khi cần.
B.Yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
C. Yêu bạn bè, đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn.
D. Tình yêu quê hương, gia đình, sống hòa nhập với cộng đồng.
Câu 13. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam là bao nhiêu?
A. Từ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. B. Từ 18 tuổi đến hết 23 tuổi.
C. Từ 18 tuổi đến hết 24 tuổi. D.Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 14. Bà A định cư ở Mỹ, nghĩ đến bà con còn nghèo khó ở quê hương Việt Nam, bà đã dùng tiền đầu tư phát triển nông nghiệp ở quê nhà. Hành động của bà A thể hiện
A. lòng yêu nước. B. thương dân nghèo.
C. lòng nhân đạo. D. tình đồng bào.
Câu 15. Hành động tìm kiếm và trau trả hài cốt các binh sĩ cho nước Mỹ là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Sự hợp tác. B. Lòng vị tha cao thượng.
C. Lòng nhân ái. D. Sự tương trợ giúp đỡ nhau.
Câu 16. Trước sự dụ dỗ của kẻ thù, Trần Bình Trọng vẫn khẳng khái nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc”. Câu nói đó, thể hiện
A. sự dũng cảm. B. sự kiên cường.
C. lòng yêu nước. D. lòng tự hào dân tộc.
Câu 17. Sau khi bạn A đi du học với kết quả xuất sắc. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước, theo em bạn A cần
A. ở lại trên đất bạn để rèn giũa tài năng
B.trở về quê hương tìm cách ứng dụng khoa học vào sản xuất.
C. về nước và yêu cầu được làm việc với những điều kiện tốt nhất.
D. tìm đất nước nào phù hợp để ở và làm việc.
Câu18. Các vận động viên của đội tuyển thể thao Việt Nam quyết tâm thi đấu dành huy chương vàng trong Đại hội thể thao quốc tế để lá cờ tổ quốc được kéo lên trong tiếng nhạc quốc ca Việt Nam hùng tráng. Đó là hành vi thể hiện
A. khao khát cống hiến cho đất nước. B. lòng tự hào dân tộc.
C. lòng hướng về dân tộc, giống nòi. D. niềm kiêu hãnh Việt Nam.
Câu 19. Đồng bào Việt Nam ở Châu Âu, cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào Miền trung bị lũ lụt. hành động đó thể hiện
A. lòng tự hào dân tộc. B. tình yêu dân tộc, giống nòi.
C. tình cảm gắn bó với quê hương. D. sự sẻ chia, thương cảm.
Câu 20. Bạn A kết thúc những năm du họctại học viện N, với thành tích xuất sắc bạn được học viện N giữ lại làm giảng viên, nhưng bạn A đã chối từ và trở về nước mong muốn cống hiến tài năng của mình. Đó là hành vi thể hiện
A. lòng tự hào dân tộc. B. tình yêu dân tộc, giống nòi.
C. tình cảm gắn bó với quê hương. D. sự sẻ chia, thương cảm.
Từ khóa:
công dân, sự nghiệp, xây dựng, bảo vệ
Tổng số điểm của bài viết là: 175 trong 59 đánh giá
Click để đánh giá bài viết