[Funland] – Xin kinh nghiệm chuẩn bi và xin học bổng cho con du học
Mọi du học sinh sẽ phải trải qua các giai đoàn làm quen – hội nhập – hòa tan. Đi càng sớm thì làm quen càng dễ. Làm quen tức là quen với bạn bè, quen với trường lớp và môi trường xung quanh mình, từ làm quen rồi dần dần mới đến hội nhập được. Phải có bạn thì mới hay giao lưu, hay đi chơi. Phải giao lưu, phải đi chơi mới biết cuộc sống xứ người xung quanh mình nó như thế nào. Cũng như mấy chú Tây ngày đầu mới sang Việt Nam nhìn cảnh sang đường xe như mắc cửi, ko dám sang đường mặt ngệt ra chỉ chực khóc, rồi độ hai năm sau đầu trần phóng xe máy ầm ầm trên phố, ăn tất tần tật từ mắm tôm đến sầu riêng. . Khi hội nhập rồi mới có thể hòa tan (nếu muốn), tức là ở lại làm việc, yêu đương, lập gia đình hay định cư ở xứ người.
Du học rất cần có mục đích cụ thể. Đi để làm gì ? Nếu đi du học để trở về thì trước hết cân nhắc là tài chính. Học một trường tốt học phí 100.000 đô và một trường bình thường học phí 30.000 đô khi trở về Việt Nam thì cơ hội cơ bản là như nhau thôi. Mọi công ty đều yêu cầu kinh nghiệm làm việc bên cạnh bằng cấp. Nếu gia đình có tài chính thực sự tốt thì ko bàn làm gì, nhưng nếu ko có nhiều tiền, hãy tính toán để đạt hiệu quả tối đa. Thay vì học 4 năm ở nước ngoài thì có thể tìm một trường đại học liên kết với đại học ở nước ngoài, con của các cụ vẫn có bằng cấp mà vẫn có trải nghiệm ở nước ngoài. Sẽ không có giai đoạn hội nhập và hòa tan nhưng trải nghiệm đó cũng rất tốt khi con của các cụ trở về. Tỷ suất đầu tư sẽ hợp lý hơn, và con các cụ đỡ vất vả hơn. Đi du học dù có làm thêm thì cũng cho vui thôi chứ đi làm kiếm tiền đi học thì cực khổ lắm.
4 năm du học ở Mỹ, sẽ mất 200k-400k USD, và rất khó để các em xin được việc bên Mỹ và ở lại, quay về VN xin đi làm lương 1000-2000 đô max, coi như không bao giờ thu hồi được vốn. Các nước đều có những chính sách rất ngặt nghèo đối với lao động nước ngoài. Trừ phi con em mình rất giỏi, rất xuất sắc thì tất nhiên, người ta sẽ tìm mọi cách để offer công việc và mời ở lại. Lương sẽ rất cao. Một sinh viên MIT ngành Toán sau khi tốt nghiệp xin được việc tại một công ty tài chính ở phố Wall, công việc của anh ta là phân tích các dữ liệu tài chính, thu nhập 180k/năm. Vài năm sau anh lập một công ty phân tích tài chính riêng cùng với bạn bè, thu nhập có thể đến hàng triệu. Mua nhà, mua xe, sống ở New York tận hưởng giấc mơ Mỹ của mình. Nhưng anh ta đã sống ở nước ngoài nhiều năm, học cấp 3 tại Mỹ và trải qua ba giai đoạn làm quen – hội nhập – hòa tan. Mọi sự đầu tư dù tốn kém bao nhiêu thì cũng sẽ không hề lãng phí.
Nếu có điều kiện tài chính, hãy cho con cái đi sớm hơn từ cấp hai hoặc đầu cấp 3 (lớp 9) để các con có cơ hội được làm quen – hội nhập – hòa tan và tìm kiếm một cơ hội sau này cho bản thân mình tại xứ người. Thế giới bên ngoài vẫn còn rất bao la và mới mẻ với tất cả chúng ta.
Nếu không có điều kiện, con đi du học rồi trở về, thì nên tính toán một chút. Ví dụ Canada cho phép du học sinh được ở lại để kiếm việc bằng với thời gian mình học. Hoặc như vừa rồi dịch bệnh Canada cho phép nộp hồ sơ định cư luôn với những người đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học từ năm 2019 đến nay (và người tốt nghiệp hiện vẫn đang ở Canada). Nói chung Canada thì dễ hơn các nước khác rất nhiều, Mỹ thời Donald Trump thì cực kỳ khó.
Nhiều gia đình lựa chọn đánh đổi bằng cách di chuyển gia đình sang Canada từ sớm, con cái theo đó sẽ được học hành miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu xin định cư được thì nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên, học phí người Canada đóng chỉ bằng 30-40% so với sinh viên quốc tế. Nếu ko có tiền thì chính phủ cho vay. Có các gói tiết kiệm kiểu gia đình một phần chính phủ cho một phần nếu con cái đi học đại học. Cha mẹ đỡ được một khoản lo khi con cái vào đại học.