Freelancer là làm gì? Top 9 việc Freelancer kiếm tiền cao ngút
Freelancer có lẽ là thuật ngữ chẳng còn mấy xa lạ với bất cứ người nào trong chúng ta ở thời buổi công nghệ 4.0. Thế nhưng Freelancer là làm gì thì không phải ai cũng có thể hiểu được. Với Freelancer, hãy cùng TaxPlus cùng tìm hiểu để xem họ làm gì và Freelancer là dành cho những lĩnh vực nào dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Freelancer là làm gì?
Rất có thể nhiều người đã nghe thấy Freelancer và láng máng về cái nghề này. Thế nhưng Freelancer là làm gì thì khó mà định nghĩa được rõ ràng. Vì vậy với những ai đang có ý định đi theo hoặc nghe thấy từ này nhưng lại không hiểu bản chất của Freelancer là gì thì có thể cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu nào.
Bản chất của Freelancer
Freelancer được hiểu đơn giản là những người làm công việc ở các lĩnh vực khác nhau một cách tự do. Họ không chịu sự quản lý của công ty hay người chủ nào đó. Làm Freelancer có thể tùy thích làm việc mọi lúc, mọi nơi hoặc chẳng cần phải thức khuya hay dậy sớm vì công việc bắt buộc theo sự sắp xếp của công ty. Ngoài ra thì lương của một Freelancer không cố định, dựa theo năng lực, độ chăm chỉ.
Các ngành nghề của Freelancer
Freelancer hiện nay được chia thành 2 ngành nghề chính bao gồm:
- Freelancer thuộc ngành nghề sáng tạo: Sản xuất âm nhạc, nhiếp ảnh gia, thiết kế, tổ chức sự kiện, stylist, đạo diễn chương trình, kiến trúc sư, viết báo, PR, copywriter…
- Freelancer đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm: Tư vấn luật, tư vấn thành lập – tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, dịch thuật, bác sỹ, lập trình, IT…
Như vậy bạn sẽ cần phải chú ý đến 2 nhóm ngành nghề này có thể trở thành Freelancer được. Và theo đó bạn xem ngành nghề của mình có thể trở thành một Freelancer hay không.
Xem thêm: Khuyến mãi lên đến 80% có đúng với pháp luật
Làm Freelancer được gì và mất gì?
Trở thành Freelancer thực sự là một trong những thử thách và không phải ai cũng có thể đi theo được nghề này. Có những người thực sự thấy Freelancer chính là lý tưởng, lẽ sống của mình còn với nhiều người, Freelancer giống như một con thuyền giữa lòng đại dương. Vì thế nếu đi theo Freelancer, bạn hãy xác định bạn được gì và mất gì dưới đây.
Những cái được của Freelancer
Có lẽ bạn đã nghe thấy sự tự do khi làm việc nếu bạn là Freelancer chứ? Rất nhiều người vì điều này mà muốn trở thành một Freelancer. Không thể phủ nhận rằng trở thành một Freelancer bạn sẽ có được nhiều thứ, cụ thể:
- Thoải mái làm việc gì bạn thích, làm bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Miễn là có máy tính, kết nối Internet là được. Bởi thông thường Freelancer hay làm việc trên máy tính, trao đổi với khách hàng qua các phần mềm hoặc app nào đó để tiện bề theo dõi, triển khai.
- Bạn sẽ không phải chịu sự quản lý của Sếp, không cần phải lo lắng rằng Sếp sẽ soi mình và chẳng có chút không gian riêng tư nào. Nhưng làm Freelancer, bạn sẽ có không gian thoải mái, rộng lớn. Thậm chí ngồi trên giường, đắp chăn trong những ngày thời tiết giá lạnh thế này cũng chẳng vấn đề gì.
- Bạn có thích một mức thu nhập theo ý mình muốn mà chẳng phải lo kì kèo tăng lương hay sợ bị phạt lương như ở công ty không? Nếu có thì Freelancer chính là lựa chọn cho bạn. Chỉ cần nỗ lực, chăm chỉ và cố gắng thì mức lương bạn muốn sẽ đạt được dễ dàng thôi.
- Bạn có thể thoải mái mà vừa làm việc lại vừa có thể chạy ra nấu cơm cho bố mẹ hay chồng mình, thậm chí nấu bột cho con bạn hay vừa làmg việc vừa cho con bú cũng chả sao. Thậm chí một công đôi việc, ra quán cà phê với bạn bè rồi vừa tán gẫu thì cũng chả ai soi bạn hay trừ lương vì nghỉ làm.
- Không phải tốn thời gian chạy xe mỗi sáng, hít khói bụi hay phải đóng thùng, mặc đồng phục nhìn ai cũng như 1 hay mỗi sáng cứ phải ám ảnh sợ hãi với tiếng đồng hồ báo thức kêu. Làm Freelancer thì bạn có thể nướng tới 12 giờ trưa cũng chả sao. Miễn làm sao cứ hoàn thành công việc của bạn là được.
Nghe thế này thì ai mà không thích trở thành một Freelancer đúng không nào? Thế nhưng đừng vội mừng vì làm Freelancer cũng có những mặt trái mà bạn cũng phải lường trước nếu không bước chân vào rồi lại vội hối hận vì đã quyết định sai. Bởi lẽ nghề Freelancer có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác.
Làm Freelancer và những cái phải đánh đổi
Bên cạnh những cái được và cũng khá thú vị khi trở thành Freelancer thì bạn cũng đừng vội mừng vì bạn sẽ:
- Làm việc 1 mình 1 chỗ và đôi khi là buồn tẻ. Bạn sẽ không còn môi trường làm việc như công sở, tiếp xúc với nhiều người hàng ngày nữa và đôi khi người ta bảo bạn là “tự kỷ”. Có ai biết đâu là bạn đang bận túi bụi với đống việc khi trở thành Freelancer.
- Các chế độ của người lao động sẽ không còn nữa vì lúc này bạn coi như tự làm chủ. Không có công ty cũng không có bảo hiểm xã hội đâu.
- Thu nhập mặc dù có thể sẽ theo ý bạn muốn nhưng chắc chắn sẽ không cố định như khi làm ở công ty.
- Đôi khi bạn sẽ cảm thấy stress nặng vì “tự kỷ” trong nhà mà.
- Không có đồng nghiệp, chỉ có khách hàng và đương nhiên là cô đơn.
- Nhiều khi nhận phải khách “hâm hâm” thì thôi cứ phải cắn răng mà chịu hoặc rủi ro có thể bị quỵt tiền dự án.
Nói chung là có khá nhiều thứ khi trở thành Freelancer bạn sẽ phải đối mặt. Nhưng đổi lại bạn được tự làm chủ bản thân, tự quyết cho vấn đề kinh tế và luôn nỗ lực cố gắng chứ không ỷ lại hoặc chẳng có động lực nhàm chán khi sáng đi, tối về ở môi trường công sở và làm nhiều hay ít, chăm chỉ hay không thì lương cũng vẫn thế. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phù hợp với nghề này nên hãy cân nhắc kỹ những cái được và mất khi trở thành Freelancer.
Vậy để trở thành một Freelancer bạn cần gì?
Nếu bạn có ý định trở thành một Freelancer sau khi đã thấy và cân nhắc kỹ cái được và cái mất thì chúng tôi khuyên bạn nên chú ý đến những kỹ năng mà một người Freelancer cần có. Cụ thể:
Chuyên môn trong nghề
Chắc chắn chuyên môn trong nghề là thứ mà bạn phải nắm vững. Vì bạn gần như hoạt động 1 mình nên những kiến thức chuyên môn gần như bạn phải nắm thật vững mới được. Không phải ai khi trở thành một Freelancer cũng đã giỏi ngay nên bạn vừa phải học, học và kết hợp với làm việc, đúc rút kinh nghiệm thì mới có thể làm được thành công các dự án.
Luôn chủ động quản lý bản thân
Rất nhiều người vì tự do nên buông thả bản thân, chẳng hạn chả chịu kiến dự án hoặc có dự án nhưng lại lười không làm thì chắc chắn Freelancer không phải nghề dành cho bạn đâu. Làm Freelancer, làm bao nhiêu bạn hưởng lương bấy nhiêu. Vì thế nên nếu như bạn không chủ động quản lý về thời gian thì dám cá là thu nhập của bạn còn thấp hơn cả đi làm công ty.
Chăm chỉ
Chăm chỉ là yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi trở thành một Freelancer. Tự do nhưng không có nghĩa là bạn có thể lười. Thậm chí những người trở thành Freelancer còn phải “cày cuốc” gấp đôi những người khác. Nhất là thời gian đầu vì còn mới nên phải chăm chỉ kiếm dự án, chăm chỉ học hỏi… thì mới nhanh có thương hiệu của riêng mình.
Ngoài những thứ đó ra thì áp lực dành cho một Freelancer không hề nhỏ vì bạn phải tự túc mọi thứ nên bạn sẽ phải cố gắng thật nhiều.
Xem thêm: Tại sao website lại có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”
Top 9 nghề freelancer có thể làm để kiếm tiền phổ biến nhất
Hiện tại, bạn có rất nhiều lựa chọn công việc khi trở thành 1 Freelancer. Dưới đây là những nghề nghiệp phổ biến, có nhiều cơ hội việc làm nhất.
Tiếp thị, PR – Marketing Freelancer
Đây là một lựa chọn khó khăn vì khó lòng trở thành một người PR giỏi khi làm việc online. Chính vì vậy nhiều Freelancer bị choáng ngợp trong giai đoạn đầu tiên của công việc khi khó lòng kết nối với đối tác, đồng nghiệp của mình.
Tuy nhiên, chỉ cần chọn được chức danh phù hợp và dành thời gian để làm quen là được. Bạn sẽ sớm bắt nhịp với công việc và thấy nó tuyệt vời đến thế nào đấy.
Nghề viết bài – Blogger Freelancer
Viết lách là một trong những lựa chọn hàng đầu để bạn trở thành Freelancer. Bạn có thể viết blog cho các kênh truyền thông, hành nghề Copywriting, giới thiệu sản phẩm, làm phỏng vấn,… Mỗi hình thức sẽ mang những ưu nhược điểm riêng và đòi hỏi những kỹ năng riêng. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm là cơ hội nghề nghiệp Freelancer đối với người viết lách rất cao.
Chỉnh sửa nội dung – biên soạn lỗi
Rất nhiều bản thảo sách, đồ án tốt nghiệp, văn bản quan trọng được viết nhưng chưa được trau chuốt về câu từ. Và công việc của những người chỉnh sửa nội dung chính là kiểm tra, chỉnh sửa câu từ sao cho thật trôi chảy, rõ ràng, đảm bảo cấu trúc câu tốt nhất có thể.
Một biên tập viên giỏi sẽ đảm bảo được tính dễ đọc của bản thảo. Đồng thời, soát lỗi chính tả, ngữ pháp và chỉnh sửa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, ý muốn của người viết truyền tải trong bản thảo đó.
Freelancer thiết kế/code website
Nếu bạn là code, có trình độ về làm website, con đường freelancer sẽ rộng mở với bạn. Nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này trong thực tế đang ở mức rất cao. Và mức thu nhập của nó cũng là những con số đáng mơ ước.
Đặc biệt, nhân viên thiết kế website có thể làm việc với nhiều khách hàng đến từ các quốc gia trên thế giới mà không cần quá giỏi ngôn ngữ. Đây thực sự là ưu điểm khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Dịch thuật Freelacner
Công việc dịch thuật có thể phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau như luật, y tế, kế toán, kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, giải trí, xuất bản,… Để làm được công việc này, bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Đồng thời nắm được những điểm cơ bản của chuyên ngành mà mình có ý định tham gia.
Nhìn chung, dịch giả thành công khi làm freelacer đều là những người có ngôn ngữ, kỹ năng ngữ pháp tuyệt vời. Nhờ vậy, họ có thê tiến hành dịch thuật tốt, tạo ra những bản dịch chất lượng cho khách hàng của mình.
Làm trợ lý ảo
Nếu bạn đang tìm một lựa chọn để bắt đầu làm Freelancer, hãy thử với công việc trợ lý ảo. Đây là công việc cung cấp sự hỗ trợ hành chính qua điện thoại, internet hay mạng xã hội.
Dạy kèm online
Đây là công việc dành cho người có trình độ sư phạm. Freelancer sẽ giảng dạy nhiều bộ môn khác nhau cho học sinh thông qua hình thức online. Tuy linh động và có thu nhập tốt, những công việc này thường đòi hỏi bằng cấp, trình độ nhất định và kiểm tra thông tin ứng viên rất cẩn thận.
Nhập dữ liệu – Data entry freelancer
Nếu bạn có thể đánh máy với tốc độ đạt hơn 60 từ/ phút, bạn có thể lựa chọn công việc này để kiếm tiền online. Không đỏi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức hay hoạt động trí não, việc của bạn chỉ là đánh máy lại những dữ liệu có sẵn mà thôi. Công việc này có thể thực hiện từ nhiều vị trí khác nhau với thời gian linh động. Tuy nhiên, mức thu nhập có được từ nó cũng không cao.
Làm SEO Website
kinh doanh online .
Công việc SEO tập trung vào quá trình tối ưu một, nhiều website để nó thân thiện hơn, được Google/các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao hơn. Từ đó, có thứ hạng cao hơn trên thanh công cụ tìm kiếm. Đây chính là điều cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ và có thêm nhiều khách hàng trong cuộc chiến
Làm kế toán freelancer
Nếu bạn có nghiệp vụ kế toán, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành Freelancer. Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng kế toán tự do của các doanh nghiệp rất lớn. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể làm việc cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc để có được khoản thu nhập mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần xác định là những công việc này có rất nhiều áp lực đấy.
Lập trình ứng dụng di động
Tốc độ phát triển của các thiết bị di động cũng vẫn len lỏi vào tới từng nhà và từng người dân Việt Nam trong năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu giải trí khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng của mọi người là rất cao, vì vậy các nhà phát triển cũng “được đà” tạo ra thêm nhiều apps để phục vụ người dùng. Nhiều ứng dụng phổ biến như: chơi game, đọc sách/báo, học từ vựng tiếng Anh, làm bánh, v.v. được đặt hàng nhiều trong năm. Người làm trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động sẽ không lo “đói” khi số lượng việc này vẫn không ngừng gia tăng.
Thiết kế đồ họa
Đây luôn là nhóm việc có nhu cầu “đặt hàng” cao từ người thuê bởi nhu cầu làm một logo, cover cho facebook, banner, poster quảng cáo cho cả chiến dịch marketing online lẫn truyền thống đều rất phổ biến hiện nay. Cũng trong nhóm việc này, còn thấy nhiều nhu cầu về thuê người thiết kế infographic, thiết kế art, hình ảnh nhân vật, thiết kế áo thun, thậm chí là hình tattoo, v.v. Ngoài ra, do nhu cầu làm web, ứng dụng tăng mạnh nên nhu cầu thuê người thiết kế giao diện website, cho apps cũng tăng lên. Có nhiều người thuê tách riêng công việc này thành một lần thuê riêng và có một ngân sách riêng cho nó. Cho nên, nếu bạn có tay nghề “cứng” trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì sẽ không lo thiếu việc.
Phát triển phần mềm
bán hàng online cũng ra đời nhiều. Điều này tạo ra một nguồn công việc dồi dào cho các freelancer thiết kế, lập trình web.
Năm 2015, nhóm việc về làm web đặc biệt phát triển. Thời điểm 2022 hiện tại, nhu cầu tuyển dụng nhóm việc này vẫn chưa có xu hướng hạ nhiệt. Nhu cầu cần người làm web hiện nay là rất lớn. Các công ty đều cần những website đại diện cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nhu cầu về mua sắm online cũng tăng mạnh khiến việc website mua sắm trực tuyến,cũng ra đời nhiều. Điều này tạo ra một nguồn công việc dồi dào cho các freelancer thiết kế, lập trình web.
5 website freelancer uy tín
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hình thức làm việc tự do, rất nhiều website uy tín đã xuất hiện để kết nối chủ dự án với Freelancer trên toàn thế giới. Dưới đây là những website uy tín nhất mà Freelancer nên tham gia để tìm việc.
Freelancer
Freelancer là một website tìm kiếm công việc tự do sở hữu giao diện thân thiện, khiến người tiêu dùng đặc biệt thích thú. Để truy cập và sử dụng trang, bạn có thể dễ dàng đăng ký tài khoản qua Facebook và liệt kê tới 20 kỹ năng làm việc mà bạn có thể đáp ứng. Sau đó, trang Freelancer sẽ chủ động gợi ý cho bạn những công việc phù hợp để ứng tuyển, kết nối với nhà tuyển dụng.
Website này có tính năng đặc biệt là cho phép chủ sở hữu dự án đăng tải một cuộc đấu giá công khai dành cho Freelancer. Từ đó, họ có thể tìm ra những ý tưởng tốt nhất từ Freelancer với một mức chi phí cạnh tranh. Điều này có lợi với nhà tuyển dụng, nhưng với Freelancer thì không. Người lao động có thể mất thời gian làm việc, đưa ra những ý tưởng nhưng không được trả lương.
Upwork
Đứng đầu trong danh sách này chính là Upwork là một website sở hữu hơn 10 triệu lượt đăng ký của Freelancer. Con số đăng ký của nhà tuyển dụng trên trang này hiện tại cũng đã chạm mốc 5 triệu. Có thể khẳng định, Upwork chính là kênh tuyển dụng Freelancer lớn nhất hiện nay.
dịch vụ khách hàng , kế toán, nhân sự, viết lách, dịch thuật,… Vì số lượng tài khoản Freelancer trên trang rất lớn, bạn cần nỗ lực làm nổi bật hồ sơ nếu muốn kiếm được việc làm ưng ý.
Vậy Upwork có những công việc gì? Hiện tại, các công việc được đăng tải trên Upwork thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Như lập trình,, kế toán, nhân sự, viết lách, dịch thuật,… Vì số lượng tài khoản Freelancer trên trang rất lớn, bạn cần nỗ lực làm nổi bật hồ sơ nếu muốn kiếm được việc làm ưng ý.
Fiverr
Nếu bạn đang thắc mắc website để tìm việc Freelancer, hãy chọn Fiverr. Đây là một trong những trang tìm việc uy tín, được nhiều Freelancer lựa chọn. Tại đây, những người làm việc tự do giữ vai trò như người bán. Họ sẽ chủ động đăng tải dịch vụ cung cấp, kèm theo báo giá. Khách hàng sẽ chủ động nghiên cứu hồ sơ của Freelancer và liên hệ mua dịch vụ nếu cảm thấy phù hợp.
People Per Hour
Peopleperhour là nơi chủ dự án thường xuyên đăng tải thông tin dự án cũng như mức chi phí, ngân sách mà họ có thể chi trả cho công việc này. Phí trung gian của Peopleperhour.com trong tháng đầu tiên là 20% cho 500 đô. Sau đó, khoản phí này sẽ được hạ xuống còn 5% nên khá có lợi với Freelancer.
vLance
vLance.vn – Website tìm việc online uy tín nhất dành cho freelancer. Hiện nay đã có khá nhiều website cho phép bạn tự do tìm kiếm các công việc làm online không gò bó thời gian, không mất công di chuyển phù hợp với kĩ năng của mình. vLance.vn là một trong những website cung cấp một không gian tìm việc làm online văn mình – hiện đại cho những người đang có nhu cầu làm việc nhận tiền ngay online theo phong cách chuyên nghiệp.
Lời kết
Qua những gì chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu Freelancer là làm gì rồi chứ? Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về công việc này hoặc có vấn đề gì về Luật cần thắc mắc khi trở thành Freelancer, có thể liên hệ với TaxPlus theo thông tin sau đây:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: [email protected]
- Website: https://taxplus.vn/