Free Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh , Mới Nhất

4.7/5 – (43 bình chọn)

📢📢 Tải Free !!! Tải Ngay Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh là nguồn tài liệu với những nội dung mới nhất mình có để nút tải dưới bài sau khi xem xong các bạn có thể tải ngay và liền nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm du lịch tâm linh,đặc trưng của du lịch tâm linh,loại hình du lịch tâm linh,ý nghĩa của du lịch tâm linh… Đây sẽ là nguồn tài liệu hứa hẹn ít nhiều sẽ gợi ý và đồng thời đem đến cho bạn nhiều kiến thức để bạn có thể tự triển khai bài luận văn của mình. 

Bạn đang cần làm một bài luận văn hoàn chỉnh? Nhưng bạn chưa có nhiều thời gian làm bài? Giáo viên đưa ra yêu cầu quá khó so với năng lực của bạn…Để hoàn thiện một bài luận văn các bạn học viên cần phải dành nhiều thời gian,công sức, tìm kiếm tài liệu, số liệu. Quả thật nếu muốn làm một bài luận văn không phải chuyện dễ dàng,nếu các bạn gặp khó khăn trong các vấn đề trên có thể liên hệ với dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn và báo giá dịch vụ viết bài trọn gói.

1. Khái niệm du lịch tâm linh

* Khái niệm du lịch

“Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, du lịch được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, được đăng và nhà nước đầu tư, quan tâm với định hướng chiến lược và chính sách phát triển riêng.”

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “ Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thưởng xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.

Luật du lịch Việt Nam năm 2017 thì quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Khái niệm du lịch có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu như sau:“Du lịch trước hết là chuyển đi ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người thứ hai mục đích của chuyến đi phần lớn là đáp ứng nhu cầu tinh thần vui chơi giải trí tham quan, tìm hiểu, thăm thần, thiên nguyên của khách du lịch và được thực hiện trong một khoảng thời gian có định.”

XEM THÊM :Báo Giá Viết Luận Văn Thạc Sĩ Thuê

* Khái niệm tâm linh

Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay . Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén; “linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” còn dùng để nói đến những ứng nghiệm, bói toán. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” (Trần Ngọc Thêm, 2001, tr.897).“Hiểu như vậy ta có thể xác định tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng.

Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là khái niệm tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy”: “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr.11).

Cơ sở lý luận về phát triển du lịch tâm linh cũng được tác giả Sơn Nam đề cập trong bài Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam : “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở thành tâm linh” (Nguyễn Đăng Duy,2002, tr.130)

“Nói đến tâm linh là nói đến niềm tin của con người bởi không ai sống mà không có niềm tin. Nó là hạt nhân cơ bản xác lập mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.”Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy, niềm tin được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, song có thể quy về ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”.

Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh trong đó niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, gắn liền với niềm tin thiêng liêng vì nó có sự “hòa quyện cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy” (Mai Thanh Hải, 2002, tr.16).“Đó là niềm tin thiêng liêng về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng … Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nội hàm tâm linh, thiết nghĩ chúng ta nên đặt nó trong mối tương quan với các khái niệm khác: tâm linh với tín ngưỡng – tôn giáo, tâm linh với mê tín dị đoan.”

Có thể hiểu:“Tâm linh là một phần đời sống tinh thân của con người. Là sự hội tụ thế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người.”

* Khái niệm du lịch tâm linh

“Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác.”

Khái niệm du lịch tâm linh được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Tại Việt Nam có thể nhắc đến khái niệm du lịch tâm linh của tác giả Nguyễn Văn Tuấn: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần”.

“Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác..”

Theo đó: “du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch”(Nguyễn Văn Tuấn, 2013, tr.1).“Từ quan điểm trên, có thể nhận định du lịch tâm linh là một hình thức biểu hiện của du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa tâm linh là yếu tố cốt lõi để hình thành nên các hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Thông qua việc thụ hưởng các giá trị văn hóa tâm linh du khách sẽ hình thành nên những suy nghĩ tích cực hướng đến sự cân bằng và phát triển về mặt tinh thần.”

Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh khái niệm của tác giả Nguyễn Văn Tuấn cũng khá gần gũi với sự nhận định về du lịch tâm linh  của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh, cụ thể nhóm tác giả này cho rằng: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các lợi ích kinh tế – xã hội – văn hóa cho nơi đến như những loại hình du lịch khác, còn giúp những người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng” (Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh, 2014, tr.122).

Gần đây nhất có thể nhắc đến khái niệm du lịch tâm linh do tác giả Hồ Kỳ Minh đề xuất: “Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều dạng. Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình” (Hồ Kỳ Minh, 2015, tr.5).

“Thông qua nội hàm du lịch tâm linh của Hồ Kỳ Minh, có thể nhận thấy các hình thức của du lịch tâm linh được phân cấp thông qua mức độ tham gia của du khách. Nền tảng để có thể hình thành và phát triển du lịch tâm linh là các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Hay nói giá trị cốt lõi để xây dựng hoạt động du lịch tâm linh là các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo.”

“Du khách có thể thực hiện các hoạt động được phân cấp từ thấp đến cao tại các cơ sở tôn giáo này bao gồm: ngắm nhìn; thực hiện nghi thức tôn giá; tìm hiểu sân sắc và vận dụng các triết lý và niềm tin tôn giáo để hoàn thiện đời sống tinh thần và nâng cao thể chất cho bản thân.”

“Như vậy, những không gian có thể chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh bao gồm các công trình chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, chùa, miếu, phủ thờ, … Các công trình này không những chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh thuần túy mà còn là các điểm đến lưu giữ các giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc sắc.”

“Bên cạnh đó, du khách có nhu cầu tìm hiểu du lịch tâm linh còn quan tâm đến sự kiện và các hoạt động thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng và đức tin. Liên đới với nội dung này có thể nhắc đến các lễ hội gắn liền với niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng dân gian là yếu tố rất quan trọng để xây dựng nên các hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch tâm linh một cách ấn tượng.”

“Qua đó có thể thấy được các giá trị văn hóa tâm linh bao gồm cả hai yếu tố được hình thành từ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị văn hóa tâm linh của điểm đến có tính trội khi đồng thời thụ hưởng được cả hai yếu tố này.”

Bên cạnh các quan điểm nghiên cứu trong nước, các tác giả nước ngoài cũng đưa ra các quan điểm về du lịch tâm linh.

Cụ thể, nhà nghiên cứu Alex Norman đã có định nghĩa về du lịch tâm linh ngắn gọn là: “du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng”. (Alex Norman, 2011, tr.193)

Riêng hai tác giả Farooq Haq – John Jackson  cho rằng “khách du lịch tâm linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống  của mình với ý định gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; có thể họ có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại điểm đến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/nhân vật năng quyền nào đó” (Farooq Haq – John Jackson, 2009, tr.142).

Tóm lại du lịch tâm linh là một hình thức biểu hiện của du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo là nền tảng quan trọng để hình thành và phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Mục đích của khách du lịch tâm linh có thể chia thành nhiều thang bậc khác nhau nhưng xuất phát điểm của họ có sự giống nhau là có sự tôn kính/niềm tin với một lực lượng siêu nhiên gắn liền với một không gian văn hóa tín ngưỡng nhất định. Trải nghiệm của họ tại các không gian linh thiêng sẽ có khả năng mang lại ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết hoặc gia tăng niềm tin cho chính mình. Hơn thế nữa, thông qua các hoạt động du lịch tâm linh du khách còn có kỳ vọng  nâng cao trí lực và thể lực của bản thân.

Trong quá trình triển khai Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh với những nội dung về khái niệm du lịch tâm linh hoàn toàn xuất sắc chẳng những thế trước đây mình đã từng viết một bài mẫu luận văn thạc sĩ du lịch bao gồm cả đề tài và bài mẫu chất lượng nên các bạn có thể xem và tham khảo tại đây. Quay trở lại với nguồn tài liệu cơ sở lý luận về phát triển du lịch tâm linh thì đương nhiên nếu bạn đang cần thêm thông tin để có thể triển khai tiếp bài luận văn thì hãy cùng mình xem và theo dõi hết phần còn lại sau đây nhé.

Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh

2. Đặc trưng của du lịch tâm linh

Nhiều quan điểm thống nhất cho rằng du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa. Đơn cử như việc công bố các thông tin về du lịch tâm linh của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch tâm linh lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Do đó, việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại”.

Như  vậy, trước tiên có thể hình dung du lịch tâm linh là một hình thức biểu hiện của du lịch văn hóa.

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2013), du lịch tâm linh có những đặc trưng khá riêng biệt, cụ thể: “Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất – chiếm tới 90% cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo… Triết lý phương Đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.

Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những  vị tiền bối có công với nước, dân tộc – Thành Hoàng trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Du lịch tâm linh gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.

Du lịch tâm linh gắn với  những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát  trong  đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ngoài ra du lịch tâm linh còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí” (Nguyễn Văn Tuấn, 2013, tr.2)

“Tài nguyên du lịch tâm linh có tính hấp dẫn và đặc trưng rất độc đáo. Nhìn rộng hơn, tài nguyên du lịch tâm linh có tính  bản sắc cao vì thường gắn liền với văn hóa tộc người. Mỗi cộng đồng dân tộc lại có những biểu hiện văn hóa đặc sắc thông qua việc tổ chức đời sống sản xuất và sinh hoạt tinh thần, đặc biệt là tín ngưỡng  và tôn giáo. Dựa vào tính chất này, có thể nói tài nguyên du lịch tâm linh là một trong những nội lực quan trọng để hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương.” (Nguyễn Văn Tuấn, 2013, tr.2)

“Đặc điểm tiếp theo có thể dễ dàng nhận thấy, du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét. Vào mùa cao điểm nhất là dịp các sự kiện, lễ hội lớn được tổ  chức tại các không gian văn hóa tâm linh vấn đề sức chứa là vấn đề cần được tính toán kỹ lưỡng cho hoạt động du lịch tâm linh.”

“Khách du lịch tâm linh trong nước có thành phần đa dạng từ khách có khả năng chi trả thấp đến cao. Nhưng khách du lịch tâm linh ra nước ngoài thường là khách có khả năng chi trả cao và khi họ hoàn thành chuyến đi họ có những niềm tin và vị  thế phát triển một cách vượt bật trong cộng đồng có cùng niềm tin về tôn giáo.”

“Đối với du khách tham gia vào các tuyến du lịch tâm linh có sự phân hóa theo hoạt động và đặc điểm tôn giáo của họ. Trước tiên nếu đoàn du khách có cùng niềm tin tôn giáo và có mục đích thực hành nghi lễ tôn giáo thì tuyến du lịch tâm linh có bản chất là tuyến du lịch chuyên đề vì thế trong một hành trình du lịch tâm linh có thể xuất hiện nhiều điểm tham quan du lịch có tính chất văn hóa tâm linh khá tương đồng hoặc sự mâu thuẫn về niềm tin là rất hạn chế. Ngược lại nếu đoàn du khách tham gia vào hoạt động du lịch tâm linh chỉ dừng lại ở mức độ tham quan và tìm hiểu và không có nhu cầu thực hành nghi lễ tôn giáo thì tuyến du lịch tâm linh rõ ràng có thể kết hợp nhiều điểm tham quan du lịch tâm linh có tính chất khác nhau và lúc này du lịch tâm linh là một biểu hiện thường gặp của loại hình du lịch văn hóa.”

Cuối cùng có thể thấy rằng du lịch tâm linh có mục đích hướng thiện rất rõ nét nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của người tham gia.

XEM THÊM : 60+ Đề Tài Mẫu Ngành Du Lịch Và Lữ Hành

3. Loại hình du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh ngày càng phát triển, các hình thứ du lịch tâm linh cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn. Các loại hình du lịch tâm linh phổ biến hiện nay như:

“Thứ nhất là các hoạt động vãn cảnh, tham quan tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Khách du lịch tới các địa điểm tôn giáo như đền, chùa,…để tham quan, vãn cảnh. Loại hình du lịch tâm linh này mặc dù chưa thể hiện rõ được ý nghĩa của du lịch tâm linh nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài.” (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr. 17)

“Thứ hai là các hoạt động tham quan, vãn cảnh kết hợp cúng bái, cầu nguyện tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Loại hình này cũng khá phổ biến hiện nay, nhưng thường chỉ mở rộng ở phạm vi khách du lịch trong nước”. (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr. 17)

“Thứ ba là loại hình du lịch tâm linh có mục tiêu giáo lý giúp con người trở nên thư thái trong tâm hồn nhờ đó cải thiện tình trạng sức khỏe và có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng nhất”. (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr. 17)

4. Ý nghĩa của du lịch tâm linh

“Không giống với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh vừa có ý nghĩa thư giãn lại vừa mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa bản địa,…Mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang ý nghĩa khác nhau giúp khách tham quan có dịp khám phá cũng như hiểu thêm về lịch sử của địa điểm du lịch đó..”

“Các địa điểm du lịch tâm linh phổ biến tại Việt Nam như đền, chùa, khu tưởng niệm hay những vùng đất gắn liền với lịch sử dân tộc,…Thông qua các địa điểm du lịch tâm linh như vậy không chỉ giúp người dân Việt Nam mà còn giúp khách du lịch thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời giúp giải thoát đời sống tâm hồn của con người, củng cố niềm tin về những giá trị chân, thiện, mỹ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.” (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr. 20)

“Du lịch tâm linh cũng là hình thức du lịch góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa không bị mai một theo thời gian. Bằng việc duy trì hoạt động du lịch tâm linh người dân địa phương cũng có thêm việc làm, tạo thêm thu nhập cho dân cư trong vùng và thúc đẩy kinh tế xã hộ phát triển”. (Nguyễn Đăng Duy, 2002, tr. 20)

Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi, nguồn tài liệu này đã được mình thu thập từ các bạn học viên khoá trước cho nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tham khảo và đồng thời có thể dựa vào nguồn tài liệu này của mình để triển khai tiếp bài luận văn. Cảm ơn tất cả các bạn đã xem và theo dõi nguồn tài liệu này cùng mình, nếu như nguồn tài liệu trên đây vẫn chưa đủ làm bạn hài lòng hoặc bản thân bạn cần làm một bài luận văn hoàn chỉnh thì đương nhiên là không thể bỏ qua dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài luận văn và hỗ trợ từ A đến Z nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

ngan