F And B là Gì? Tìm Hiểu Ngành F&B Và Cơ Hội Việc Làm
F and B là gì? F&B có phải là một ngành dịch vụ hay không và F&B chính xác là làm gì? Nếu bạn đang có những câu hỏi như vậy, bài viết dưới đây của Glints chính là dành cho bạn. Tiếp tục đọc và tìm hiểu về ngành F&B, kinh doanh ngành FnB và những cơ hội việc làm cùng Glints bên dưới nhé.
Giải nghĩa F and B là gì?
F and B là gì? F and B lần lượt là các chữ cái đầu của Food và Beverage – hay còn được biết đến như các loại hình dịch vụ ẩm thực tại nhà hàng, khu du lịch, khách sạn, v.v.
Ngành F&B phổ biến nhất tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc và những khu du lịch với nhiều khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của mình F&B hiện nay đã có mặt ở hầu hết mọi nơi.
Ngoài những đơn vị kinh doanh F&B với quy mô lớn như hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch, v.v, chúng ta còn có thể thấy những doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn, thức uống một cách nhỏ lẻ hơn như các nhà hàng nhỏ, quán ăn, quán cafe, v.v.
Dịch vụ F&B được chia thành 3 nhóm chính:
- Waiter service – Phục vụ tại bàn: Với hình thức này, khách hàng sẽ được phục vụ tại ngay bàn ăn của mình.
- Sefl service – Tự phục vụ: Với hình thức này, khách hàng sẽ là người tự phục vụ mình, tự chọn phần ăn và tự lấy dụng cụ ăn uống.
- Assisted service – Phục vụ hỗ trợ: Khách hàng tự phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ các món ăn, đồ uống tự chọn.
Có thể thấy, F&B là chuyên ngành nhỏ nằm trong ngành dịch vụ rộng lớn. F and B là gì và có nhiệm vụ gì? Đó chính là đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống cho khách hàng.
F and B là loại hình dịch vụ ẩm thực tại nhà hàng, khách sạn
Vai trò của ngành F&B là gì?
Mang lại doanh thu
F&B là một ngành dịch vụ thiết yếu của xã hội. Hơn thế, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về việc ăn uống, nghỉ ngơi của con người ngày càng tăng cao hơn, do đó ngàng F&B đã, đang và sẽ mang lại nguồn doanh thu vô cùng lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.
Nâng cao thương hiệu và khả năng nhận diện
Trong kinh doanh, việc bị so sánh là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là đối với ngành F&B. Đó vừa là một cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp biết tận dụng việc này để tăng cường chất lượng dịch vụ của mình, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhanh chóng phát triển và nhận được sự ủng hộ của khách hàng.
Ngược lại, nếu công ty không thường xuyên cải thiện chất lượng dịch vụ và bị đánh giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thì họ sẽ khó có thể tiếp tục phát triển trong ngành F&B.
Việc có chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và độ nhận diện trong công chúng.
“Marketing 0 đồng”
Nếu doanh nghiệp có sản phẩm với chất lượng tuyệt vời, đặc biệt là khi bạn kinh doanh F&B, bạn hãy tận dụng marketing truyền miệng – một chiến dịch marketing ít tốn kém nhất, thậm chí doanh nghiệp sẽ không mất một khoản chi phí nào.
Những món ăn độc, lạ, đi kèm với sự phục vụ tận tình chu đáo sẽ dễ dàng nhận được sự chú ý của khách hàng và họ sẽ không ngại ngần khi chia sẻ những cửa hàng, quán ăn, địa điểm mà họ yêu thích cho bạn bè, người thân, v.v. Đó chính là chiến dịch marketing truyền miệng 0 đồng mà chúng tôi vừa nhắc đến ở trên.
Kết hợp bán các dịch vụ khác
Các mô hình F&B thường kết hợp nhiều dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, v.v, vì vậy bạn có thể kết hợp bán các dịch vụ với nhau để tăng doanh thu cũng như quy mô của doanh nghiệp.
Làm giàu trải nghiệm chăm sóc khách hàng
Dịch vụ F&B có thể làm giàu trải nghiệm khách hàng và giúp khách hàng cảm nhận được mình đang được chăm sóc một cách tận tình nhất. Chẳng hạn như việc buổi sáng bạn thức dậy ở khách sạn sẽ có ngay bữa sáng phục vụ sẵn, quán cafe cho bạn trò chuyện cùng bạn bè và nhà hàng để ăn trưa, v.v. Như vậy, khách hàng chắc chắn sẽ muốn trải nghiệm dịch vụ của bạn trong thời gian dài.
Dịch vụ F&B giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng
Đọc thêm: Ngành Dịch Vụ Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Của Ngành Dịch Vụ
Các mô hình kinh doanh FnB Việt Nam phổ biến
Mô hình kinh doanh F&B trong khách sạn
Nhiệm vụ chính của hoạt động kinh doanh khách sạn là phục vụ nhu cầu lưu trú của khách hàng. Bên cạnh đó, các khách sạn có thể kinh doanh thêm dịch vụ F&B để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng trong thời gian họ lưu trú tại đây.
Mô hình kinh doanh F&B công nghệ
Mô hình kinh doanh F&B công nghệ mới trở nên phổ biến trong một vài năm trở lại đây nhưng nó đã khẳng định được vai trò của mình trong thời đại mới. Mô hình này giúp khách hàng không phải ra ngoài mà vẫn có thể thưởng thức các món ăn mình thích bằng cách đặt hàng qua các ứng dụng và chờ đơn vị vận chuyển giao đến.
Mặc dù được nhiều người yêu thích nhưng mô hình này hiện chỉ diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, v.v.
Mô hình hoạt động kinh doanh F&B phi thương mại
Mô hình hoạt động kinh doanh ngành FnB phi thương mại không đặt nặng vấn đề doanh thu hay các yếu tố thương mại, thay vào đó sẽ đề cao các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng cho người sử dụng.
Những mô hình F&B phi thương mại phổ biến đó chính là các bếp căn, căng tin trong bệnh viện, kí túc xá, v.v.
Hoạt động kinh doanh F&B thương mại
Hoạt động kinh doanh FnB thương mại là hoạt động phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng mà không bị giới hạn, với mục tiêu là chính là doanh thu cho các doanh nghiệp.
Một số mô hình phổ biến trong hoạt động kinh doanh FnB thương mại là:
- Nhà hàng hoạt động toàn phần: Là mô hình kinh doanh phục vụ đầy đủ các bước từ khi khách hàng đến nhà hàng cho đến khi họ thanh toán và rời đi. Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh F&B. Một số mô hình nhà hàng hoạt động toàn phần có thể kể đến là Bistro Restaurant (nhà hàng tổng hợp bao gồm quán cafe, quán rượu, nhà hàng, v.v.), Ethnic Restaurant (nhà hàng phục vụ các món ăn ẩm thực của một quốc gia), Fine Dining Restaurant (nhà hàng phục vụ ẩm thực cao cấp.)
- Nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh (fast food): Đây là mô hình kinh doanh thiên về mức giá cả hợp lý và để khách hàng tự phục vụ và thường chỉ cung cấp một số dịch vụ cơ bản. Một số mô hình kinh doanh fast food nổi tiếng có thể kể đến như KFC, Lotteria, Starbuck, v.v.
- Đồ ăn đường phố (street food): Đồ ăn đường phố dường như là mô hình kinh doanh FnB phổ biến nhất ở nhiều quốc gia. Đặc trưng của mô hình này là các món ăn được bán trên các xe đẩy, hoặc ven đường, v.v.
Các bộ phận chính của F and B là gì?
Thông thường ở những nhà hàng lớn, khách sạn 3-4 sao trở lên thì FnB sẽ có các bộ phận chính sau:
- Lobby Bar (Quầy bar): Quầy bar là nơi cung cấp cho khách hàng đồ uống theo yêu cầu.
- Restaurant (Nhà hàng): Nơi phục vụ bữa ăn cho khách hàng.
- Room Service (Dịch vụ phòng): Dịch vụ phòng là nơi cung cấp sự phục vụ kịp thời cho khách hàng tại phòng ở của họ.
- Banquet (Yến tiệc): Nơi tổ chức những sự kiện, buổi tiệc, v.v, theo sự đặt hàng trước của khách hàng.
- Executive Lounge: Nơi cung cấp các dịch vụ cao cấp trong khách sạn, phục vụ nhu cầu của đối tượng khách VIP.
- Kitchen (Bếp): Nơi phụ trách việc cung cấp món ăn cho khách hàng tại khách sạn.
Room Service là một bộ phận chính của F and B
Học ngành FnB ra làm gì?
FnB đang là một ngành nghề khá hot và được nhiều sinh viên yêu thích. Vậy học ngành FnB ra làm gì? Bạn có thể làm trong lĩnh vực thực phẩm và khách sạn, cụ thể hơn đó là:
- Giám đốc bộ phận F&B: Người đóng vai trò ra quyết định, chịu trách nhiệm trước các lãnh đạo cấp trên về chất lượng hoạt động kinh doanh ẩm thực của doanh nghiệp. Ngoài ra, giám đốc bộ phận FnB còn có vai trò đưa ra phương hướng hoạt động, các chiến dịch hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu doanh thu lợi nhuận.
- Quản lý nhà hàng: Người trực tiếp quản lý một nhà hàng về tất cả các yếu tố như khu vực ăn uống, bếp, đồ ăn, nước uống, v.v. Quản lý nhà hàng cần phối hợp với lãnh đạo để đưa ra tiêu chuẩn phục vụ và có trách nhiệm đào tạo nhân viên.
- Trưởng nhóm: Mỗi bộ phận tại nhà hàng đều có trưởng nhóm quản lý từng hoạt động tại các khu vực để đảm bảo việc phục vụ khách hàng diễn ra trơn tru và không có bất kỳ sự cố nào.
- Nhân viên order: Là những người làm nhiệm vụ ghi lại các món ăn khách hàng yêu cầu. Những người này cần có hiểu biết về menu đồ ăn để tư vấn cho khách hàng.
- Nhân viên phục vụ: Nhân viên phục vụ là những người trực tiếp phục vụ khách hàng đồ ăn, đồ uống.
- Nhân viên trực bàn: Ở các nhà hàng lớn sẽ có nhân viên trực tại mỗi bàn để phục vụ trực tiếp khi khách hàng dùng bữa.
Thu nhập, tiềm năng ngành F&B có hứa hẹn?
Tiềm năng của ngành FnB là cực kỳ lớn. Theo một báo cáo nghiên cứu, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp FnB. Vào năm 2021, ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào GDP quốc gia và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Vì vậy, cánh cửa việc làm dành cho sinh viên theo học FnB là vô cùng rộng mở.
Thêm vào đó, mức lương của ngành FnB cũng khá cao. Với các vị trí như giám đốc, quản lý, mức lương có thể lên tới 25 – 50+ triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí trưởng bộ phận, trưởng ca, mức lương rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng, và những vị trí như nhân viên phục vụ, nhân viên bếp là khoảng 8 – 20 triệu/tháng. Ngoài ra, vào những thời gian cao điểm như ngày lễ, mùa du lịch, các công ty sẽ có chính sách thưởng thêm cho nhân viên.
Đọc thêm: Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Là Gì? Có Dễ Xin Việc Không?
Tạm kết
Như vậy trong bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu về ngành FnB, F and B là gì, và học FnB ra làm gì. Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về ngành FnB.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả