ERM: Tuyến phòng thủ của doanh nghiệp

(ĐTCK-online) Tiếp theo loạt bài viết đăng trên các số báo trước đây về chủ đề quản lý rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM), ERM đã trở nên không còn là mới lạ trong cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp ăn nên làm ra, khái niệm ERM chưa được đặt vào đúng vị trí quan trọng của nó trong nhiều doanh nghiệp. Cho đến khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp giảm giá mạnh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý mới nhận thấy được tầm quan trọng của ERM.

Bà Lý Xuân Thu, Chủ nhiệm dịch vụ tư vấn và ông Đặng Hồng Tân là Giám đốc dịch vụ tư vấn tại Văn phòng TP. HCM, Công ty Ernst&Young Việt Nam cùng trao đổi thêm với độc giả Báo Đầu tư Chứng khoán về ERM như là tuyến phòng thủ của doanh nghiệp.

 

Vị thế của ERM hiện nay

Kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do Tổ chức Economist Intelligence Unit thực hiện trong ngành bảo hiểm cho thấy một số nhận xét khá thú vị như sau:

– Sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của ngành bảo hiểm khả quan hơn ngành ngân hàng.

– Các nhà bảo hiểm tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý rủi ro. Thời gian của các thành viên HĐQT tập trung cho công tác quản lý rủi ro và quản lý vốn tăng lên đáng kể, từ 23% lên 36%.

Rủi ro được khảo sát trên đây là rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp. Khuynh hướng gần đây về việc tăng cường quản lý rủi ro qua việc thành lập các ủy ban rủi ro tại doanh nghiệp. Vai trò của ủy ban rủi ro là thiết lập và theo dõi chiến lược quản lý rủi ro đã được xây dựng ở cấp độ doanh nghiệp và được giám sát bởi bộ phận quản lý rủi ro nội bộ. Qua cuộc khảo sát, hơn 2/3 câu trả lời của các nhà quản lý cho thấy, họ đã bổ nhiệm hay đang trong quá trình thành lập các ủy ban rủi ro và ủy ban kiểm toán tại doanh nghiệp.

 

ERM là gì?

Có thể định nghĩa khái quát về ERM như sau:

* ERM là một hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp, là khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý tình trạng bấp bênh trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho doanh nghiệp.

* ERM là một tập hợp quy trình và thủ tục:

– ERM chịu sự chỉ đạo bởi HĐQT, bị chi phối bởi bộ phận quản lý điều hành và các nhân sự khác trong doanh nghiệp;

– ERM được sử dụng trong việc lập chiến lược và được phổ biến rộng rãi trong doanh nghiệp;

– ERM được thiết lập để nhận diện, đánh giá một cách có hệ thống các tác động và khả năng xảy ra rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp; và

– ERM đưa ra sự đảm bảo thích đáng trong việc đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

 

Giám đốc quản lý rủi ro

Một vị trí không thể thiếu trong quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp đó là giám đốc quản lý rủi ro (Chief Risk Officer – CRO). Vai trò và trách nhiệm của CRO là tổ chức và thực hiện ERM, phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. CRO cần có quan điểm độc lập với các cấp quản lý điều hành doanh nghiệp về những vấn đề kinh doanh do họ đưa ra và CRO cần phải đưa những vấn đề đó ra phân tích kỹ dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp của HĐQT.

 

Tại sao doanh nghiệp cần ERM?

ERM giúp doanh nghiệp thoát khỏi mối lo âu từ những áp lực về danh tiếng, bảo vệ lợi ích cổ đông và nhà đầu tư, đảm bảo việc tuân thủ luật lệ của doanh nghiệp.

ERM giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn thông qua việc tập trung vào hoạch định hiệu quả chiến lược, tăng cường hệ thống quản trị doanh nghiệp, giúp HĐQT, ban giám đốc và toàn thể doanh nghiệp hiểu được rủi ro và cách thức quản lý rủi ro, hỗ trợ doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh thông qua việc đảm bảo rằng, những thay đổi đó được đánh giá kịp thời và có những kế hoạch được triển khai nhằm giảm thiểu rủi ro, đưa ra các kế hoạch kinh doanh khả thi hơn nếu chúng được gắn liền với kế hoạch chiến lược và cuối cùng, ERM là thiết lập nền tảng chắc chắn cho văn hóa nhận thức rủi ro tại mọi cấp độ trong doanh nghiệp.

 

Những rủi ro ảnh hưởng đáng kể lên doanh nghiệp

Có thể liệt kê tại đây 10 rủi ro hàng đầu có tác động đến hoạt động của một doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó đang hoạt động trong ngành kinh doanh nào.

1. Rủi ro khủng hoảng tài chính.

2. Rủi ro luật lệ và tuân thủ luật lệ.

3. Rủi ro suy thoái sâu rộng.

4. Rủi ro thay đổi khí hậu.

5. Rủi ro đối thủ cạnh tranh mới.

6. Rủi ro cắt giảm chi phí.

7. Rủi ro quản lý nhân tài.

8. Rủi ro mua bán và sáp nhập (M&A).

9. Rủi ro thay đổi hay loại bỏ mô hình kinh doanh do sự thay đổi nhanh chóng của thị trường hay công nghệ.

10. Rủi ro danh tiếng do áp lực cạnh tranh hay những bê bối làm suy giảm lòng tin từ nhà đầu tư.

 

Thực hành tốt nhất trong ERM

Theo lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, tại nhiều nước phát triển, thực hành tốt nhất của ERM là tạo ra và duy trì thường xuyên mối quan hệ giữa các tuyến phòng thủ của doanh nghiệp và có thể được trình bày qua sơ đồ.

 ERM: Tuyến phòng thủ của doanh nghiệp ảnh 1

ERM: Tuyến phòng thủ của doanh nghiệp ảnh 2

ERM: Tuyến phòng thủ của doanh nghiệp ảnh 3

Lợi ích của ERM

Áp dụng ERM trong quản trị doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Cải thiện sự hiểu biết của ban quản lý đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp sẽ có các quyết định do HĐQT và ban giám đốc ban hành, căn cứ vào sự hiểu biết của họ về các rủi ro có liên quan;

– Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa lợi ích một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư, tức nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn và nhân lực;

– Doanh nghiệp được chuẩn bị trước để có biện pháp quản lý, đáp ứng với trường hợp tích tụ yếu tố tiềm tàng để xảy ra rủi ro;

– Doanh nghiệp được phép tập trung vào hoạt động làm ra lợi nhuận và từ bỏ lĩnh vực làm ăn không có lãi;

– Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm vốn và tiến tới không cần bổ sung vốn đối với hoạt động hiện tại;

– Doanh nghiệp sẽ thấy hiệu quả mang lại nhờ vào ERM, mà không cần chờ vào kết luận kiểm tra của các cơ quan điều tiết hay kiểm toán;

– Cho phép doanh nghiệp phân loại khách hàng của mình căn cứ vào độ rủi ro của khách hàng từ hồ sơ đánh giá rủi ro và sử dụng các công cụ tính toán để phản ánh mức độ rủi ro thực tế cho từng khách hàng.

 

Lời kết

Qua trao đổi về ERM như trên, chúng ta thấy khái niệm ERM ngày càng trở nên gần gũi với doanh nghiệp Việt

Nam
, đặc biệt là sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt

Nam

.

Với tinh thần chủ động, sáng tạo, nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cổ đông, ban quản lý của doanh nghiệp Việt

Nam

đã và đang nghiên cứu, học tập và vận dụng kiến thức về ERM để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Trong xu thế này, việc áp dụng ERM sẽ dần trở nên phổ biến tại Việt

Nam
, góp phần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp nói chung tại Việt

Nam

.