Đường Dây Nóng Tố Giác Tội Phạm Công Nghệ Cao Của Nước Ta

Đường dây nóng tố giác tội phạm công nghệ cao của nước ta bao gồm những đường dây nào. Khi bị lừa đảo trên mạng thì chúng ta phải làm thế nào?Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về các đường dây nóng tố giác tội phạm công nghệ cao bạn nhé.

đường Dây Nóng Báo Tội Phạm Công Nghệ Cao

                                Đường dây nóng báo tội phạm công nghệ cao

1.Đường dây nóng tố giác tội phạm công nghệ cao

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;

– Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

2.Khi bị lừa đảo phải làm gì?

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, hành vi lừa đảo qua mạng trở nên ngày càng phổ biến với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:

– Đơn trình báo công an;

– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);

– Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

3.Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí, nếu đồng ý thì mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp. Lợi dụng lòng tin của người dân, khi người dân đóng tiền vào để nhận thưởng thì các đối tượng chặn liên lạc lại và chiếm đoạt số tiền đó.

Giả danh Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng yêu cầu thì các đối tượng chặn liên hệ và chiếm đoạt các số tiền đó.

Tạo các tài khoản mạng xã hội ảo như zalo, facebook, … để đăng bán: vật liệu xây dựng, các dụng cụ y tế chống dịch,…. Sau đó yêu cầu những bị hại đặt cọc hoặc thanh toán đầy đủ số tiền theo thỏa thuận mua bán, khi nhận được tiền các đối tượng chặn liên hệ và chiếm đoạt số tiền đã nhận được.

4.Mức xử phạt một số tội phạm công nghệ cao phổ biến

Mỗi tội phạm công nghệ cao sẽ có dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng như mức xử phạt khác nhau. Dưới đây là một số tội phạm công nghệ cao phổ biến và mức xử phạt:

– Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự)

Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản:

+ Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

+ Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Lừa đảo trong thương mại, thanh toán điện tử, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, mức phạt thấp nhất áp dụng với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mức phạt cao nhất là từ 12 – 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 Bộ luật Hình sự).

Theo Điều 289 Bộ luật Hình sự, người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa hoặc bằng phương thức khác để thực hiện một trong các hành vi dưới đây có thể bị xử lý về Tội xâm nhập trái phép mạng máy tính:

+ Sử dụng quyền quản trị của người khác;

+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;

+ Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;

+ Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.

Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm, khung hình phạt cao nhất là 07 – 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

5.Bị lừa đảo qua mạng, tố cáo ở đâu?

Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.

Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

Bài viết trên đã nêu đầy đủ những đường dây nóng tố giác tội phạm công nghệ cao cùng những thông tin chi tiết và cụ thể liên quan đến vấn đề này. Nếu có những thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn.

2.3/5 – (3 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin