Dược sĩ học mấy năm? Mức lương và việc làm sau khi tốt nghiệp

Dược sĩ luôn là một trong những ngành nghề hot và nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội. Một trong số những câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu về nghề dược sĩ là thời gian đào tạo của ngành này và mức lương sau khi tốt nghiệp. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này và tìm hiểu thông tin liên quan đến ngành dược sĩ.

 Dược sĩ học mấy năm? Mức lương và việc làm sau khi tốt nghiệp

I. Vai trò của ngành Dược

Vai trò của ngành Dược

Pharmacist trong tiếng Anh là cách gọi của chung của các dược sĩ hay “thầy thuốc” trong ngành Y – Dược Việt Nam. Thuật ngữ này chỉ những người làm trong lĩnh vực y tế và có chuyên môn về thuốc. Trách nhiệm của họ là nghiên cứu và sản xuất thuốc, bán thuốc và tư vấn thuốc cho người bệnh để nhằm chữa bệnh một cách hiệu quả. Hiện nay, dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển xã hội.

Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:

– Dược sĩ bán thuốc An Khang

– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)

– Tiếp Bước Dược Sĩ – Thực tập sinh Nhà thuốc An Khang

II. Dược sĩ học bao nhiêu năm?

Dược sĩ học bao nhiêu năm?

1. Học Đại học ngành Dược mất bao nhiêu năm?

Hiện nay, việc học dược sĩ tại Đại học sẽ thường kéo dài trong khoảng từ 5 – 6 năm tùy theo lộ trình đào tạo của các trường. Các môn học nổi bật của ngành này tại Đại học có thể kể đến như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng và quản lý dược dược phẩm. Ngoài ra, những sinh viên dược sĩ tại Đại học còn phải học các kỹ năng giao tiếp bán thuốc và hướng dẫn người bạn sử dụng thuốc.

2. Học Cao đẳng ngành Dược mất bao nhiêu năm?

Hệ Cao đẳng tại Việt Nam hiện nay có thời gian đào tạo cho ngành dược sĩ là 3 năm. Đây là khoảng thời gian được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm giúp cho học viên dược sĩ được trau dồi kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc tốt nhất. Tại các cơ sở đào tạo Dược sĩ Cao đẳng, các học viên sẽ được đào tạo về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành với chuyên môn cao, ngoài ra còn có những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. 

3. Học Thạc sĩ ngành Dược mất bao nhiêu năm?

Phần lớn quá trình đào tạo Thạc sĩ hiện nay thường kéo dài trong vòng 2 năm. Ngành dược sĩ cũng có thời gian đào tạo tương tự như vậy. Cử nhân sau khi tốt nghiệp Đại học đều có thể theo học lên Thạc sĩ ngành dược. Điều kiện để học Thạc sĩ ngành Dược thường có yêu cầu chung như sau: đúng chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, các chứng chỉ,…

III. Học ngành Dược thì thi khối nào?

Học ngành Dược thì thi khối nào?

Theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay, các trường Cao đẳng, Đại học có thể tự do lựa chọn các khối thi đầu vào và hình thức xét tuyển. Do đó, các khối thi tuyển tại một số trường đào tạo ngành Dược có thể sẽ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, nhìn chung, trường đào tạo ngành Y Dược hệ Đại học, đặc biệt là với các trường đào tạo ngành Y Dược top đầu đều sẽ ưu tiên tuyển sinh dựa theo các khối thi như sau: 

Môn Toán, Lý, Hóa: Khối A00 

Môn Toán, Sinh, Hóa: Khối B00 

Môn Toán, Hóa, Anh: Khối D07 

Môn Văn, Hóa, Sinh: Khối C08

Ngoài ra, các trường đào tạo ngành Dược hệ Cao đẳng, nhìn chung có cơ chế xét tuyển thí sinh mang tính chất cởi mở hơn. Các trường Cao đẳng Dược hiện nay phần lớn được tự chủ trong các phương thức xét tuyển. Vì vậy phần lớn các trường hiện nay xét tuyển theo nhiều phương thức như: yêu cầu các thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT, xét học bạ, điểm thi tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia,…

IV. Những môn học nào mà sinh viên ngành Dược cần học?

Những môn học nào mà sinh viên ngành Dược cần học?

1. Các môn học đại cương

Ở các cấp độ Đại học, Cao đẳng hiện nay, sinh viên ngành Dược đều sẽ phải theo học các môn đại cương bắt buộc như: toán cao cấp, xác suất thống kê, hóa học, vật lý, sinh học, giới thiệu về Dược,…

2. Các môn học chung của khối, nhóm ngành

Sau khi hoàn thành các môn học đại cương, học viên ngành dược sĩ sẽ được đào tác các môn chung của khối và nhóm ngành có liên quan. Có thể kể đến một số như: Bệnh học, Kinh tế Dược, Hóa phân tích, Pháp chế Dược, Dược.

3. Các môn học chuyên ngành Dược

Sau năm đầu, sinh viên ngành dược sẽ được đào tạo thêm kỹ năng và kiến thức chuyên ngành Dược thông qua các môn: giải phẫu, hóa sinh và sinh lý bệnh dịch. Ngoài ra còn bao gồm các môn học chuyên ngành bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, dược lý học, như hóa sinh, thực vật, Dược học, quản lý bảo tồn thuốc. Bên cạnh đó, các sinh viên còn nắm được cách đọc và viết tên thuốc theo tiếng Latinh.

V. Mức lương của dược sĩ sau tốt nghiệp

Mức lương của dược sĩ sau tốt nghiệp

Mức lương hiện nay của dược sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào bậc hạng dược sĩ và một số yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực,… Lưu ý, mức lương dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, số liệu cụ thể, chính xác sẽ khác nhau theo từng thời điểm.

Mức lương cơ bản của Dược sĩ: Những cán bộ, công chức dược sĩ đang công tác tại bệnh viện sẽ được hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước là 1,3 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, mức lương của dược sĩ còn bao gồm tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp với dược sĩ bệnh viện + thưởng đạt doanh số (đối với những dược sĩ làm việc tại nhà thuốc).

Mức lương của Dược sĩ đại học: Dược sĩ đại học thường có mức lương khá cao với mức trung bình dao động trong khoảng 30 – 40 triệu/ tháng. Lý do là bởi công việc của họ có thể có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực như quản lý nhà nước về ngành dược, nghiên cứu dược phẩm, sản xuất và lưu thông thuốc, phân phối thuốc hay giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Mức lương của Dược sĩ cao đẳng: Mức lương dược sĩ bệnh viện dao động ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng lên khoảng 10 – 15 triệu tùy theo thâm niên công tác, năng lực chuyên môn và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.

Mức lương của dược sĩ mới tốt nghiệp: Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng.

VI. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các dược sĩ có cơ hội tìm việc làm tại nhiều vị trí có liên quan như: trong các phòng quản lý nghiệp vụ, viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe,… hay xin việc tại các chuỗi nhà thuốc tư nhân. Dưới đây là ví dụ cụ thể cho một số công việc dành cho dược sĩ.

Làm việc tại bệnh viện: Tại đây, các dược sĩ mới ra trường sẽ có nhiệm vụ cung cấp thuốc đủ số lượng, chất lượng, giúp bác sĩ kê đơn thuốc, cắt thuốc theo toa và hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc. 

Nghiên cứu, bào chế thuốc: Với vị trí này, dược sĩ sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu dược phẩm. Nhiệm vụ của họ khi này là nghiên cứu, bào chế các loại thuốc mới, giám sát quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất đạt chất lượng như yêu cầu.

Kiểm nghiệm thuốc: Những dược sĩ làm công việc kiểm nghiệm thuốc cũng sẽ công tác tại các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu dược phẩm. Họ phải tham gia vào quá trình kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng của các loại thuốc, phân biệt được các loại thuốc thật/giả.

Mở nhà thuốc tư nhân: Sau khi ra trường và đáp ứng đủ tiêu chuẩn mở nhà thuốc tư nhân, dược sĩ có thể tự mở quầy thuốc, cửa hiệu kinh doanh dược phẩm tại nhà. 

Xem thêm:

– Dược sĩ làm gì trong bệnh viện? Vai trò và công việc cụ thể

– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn

– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về số năm cần phải học đối với dược sĩ và mức lương sau khi tốt nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.