Dùng nồi nhôm nấu ăn sai cách làm gan, thận, não kiệt quệ: Chỉ mẹ những lưu ý khi sử dụng
Nồi nhôm được dùng phổ biến trong rất nhiều gia đình. Tuy nhiên mẹ không biết rằng dụng cụ nấu nướng này lại mang đến rất nhiều tác hại. Lý do là phân tử nhôm có hoạt tính cao, sau khi gặp nhiệt hay các loại thức ăn chua, có tính kiềm thì càng dễ xảy ra các phản ứng hóa học, hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này khi hòa tan vào thức ăn, tích tụ trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận và tổ chức não. Do đó, khi sử dụng nồi nhôm để nấu ăn, mẹ cần nhớ một số lưu ý để tránh hại sức khỏe nhé.
Đá viên ở nhà hàng nhìn “tinh khiết” nhưng soi ra hàng tỷ vi khuẩn, mẹ gọi nước ướp lạnh cho lành
Không đựng cơm, canh, rượu, giấm, nước mắm… trong nồi nhôm
Cơm, canh, rượu, giấm, mắm là những thức ăn có tính axit, chất kiềm mà nhôm lại không chịu được các chất có tính ăn mòn, làm sinh ra phản ứng hóa học, tạo ra hợp chất có hại cho cơ thể. Thế nên, các mẹ không nên để những đồ này ở trong nồi nhôm qua đêm.
(Hình minh họa – Nguồn: Internet)
Không sử dụng nồi nhôm đã quá cũ
Trên thị trường, các loại nồi nhôm kém chất lượng được bán tràn lan và thu hút được rất nhiều người mua vì giá rẻ. Với loại nồi nhôm kém chất lượng, trong quá trình tái chế, người ta sẽ sử dụng nhôm bẩn, độn thêm các hóa chất, phụ gia khác. Các tạp chất này rất dễ bị bong ra khi đun nấu hay cọ rửa. Về lâu dài cơ thể sẽ phải hấp thụ rất nhiều nguyên tố nhôm vào người. Vì vậy, chị em chỉ nên chọn mua nồi nhôm có nguồn gốc rõ ràng, có lớp phủ oxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt.
Không để nồi nhôm lên bếp quá lâu trong khi không có nước hay thức ăn
Nồi không có nước, thức ăn nhưng đặt lên bếp lửa quá lâu sẽ làm cho nồi bị cháy và kéo theo đó là lớp bảo vệ cũng bị bong ra, làm hiện tượng ăn mòn xảy ra thường xuyên hơn. Tốt nhất, mẹ nên vặn nhỏ lửa sau khi đặt nồi nhôm lên bếp, đổ thức ăn vào rồi mới vặn lửa to dần.
Không dùng vật cứng để cọ rửa nồi nhôm
Những vật cứng như thìa sắt, lưỡi dao, bùi nhùi sắt có thể làm bong lớp bảo vệ của nồi nhôm, khiến các phân tử nhôm bị lẫn vào thức ăn. Khi nồi bị cháy, mẹ nên pha khoảng 10% chất tẩy rửa, đun sôi khoảng 10 phút cho lớp cháy bong ra rồi pha thêm nước lạnh vào để cọ rửa sạch bằng giẻ mềm. Cách này vừa giúp bảo vệ nồi lại làm sạch vết cháy.
(Hình minh họa – Nguồn: Internet)