Dung môi là gì? Ứng dụng của dung môi trong đời sống như thế nào?

Trong cuộc sống, chúng ta hay bắt gặp và sử dụng đến thuật ngữ ”dung môi”. Vậy, dung môi là gì? Có bao nhiêu loại dung môi? Và ứng dụng của nó đối với đời sống thực tiễn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để giải đáp những thắc mắc đó!

Dung môi là gì?

Khi được tiếp xúc với môn Hóa học 8, chúng ta đã được biết đến dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Tuy nhiên, một khái niệm đúng và chi tiết nhất chính là: Dung môi là một chất, có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như: lỏng, rắn, hoặc khí. Chúng dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một thể đồng nhất. Tùy từng loại chất, dung môi có thể hòa tan theo thể tích nhất định ở một nhiệt độ chuẩn. Dung môi có tính bắt lửa và độ bay hơi cao nên thường được sử dụng với tỉ lệ xác định.

Giải đáp dung môi là gì?

Giải đáp dung môi là gì?

Các loại dung môi

Có rất nhiều cách để phân loại, tiêu biểu, ta thường chia thành các loại dung môi chính sau đây:

  • Dung môi không phân cực: Đây là loại dung môi mà các phân tử tạo nên nó không có sự phân cực ở hai đầu phân tử. Chúng ta có thể kể đến một số loại dung môi không phân cực như benzen, dầu hoả, xăng, axeton…

  • Dung môi phân cực: Là loại dung môi có thành phần là các phân tử phân cực, điển hình như nước. Phân tử nước có hai đầu phân cực với một đầu mang điện dương (chứa H+) và một  đầu còn lại mang điện âm (chứa nhóm OH-). Các loại dung môi phân cực thường được sử dụng để hòa tan các chất vô cơ có khả năng điện ly. Những dung môi có hằng số điện môi tĩnh tương đối lớn hơn 15 có thể được chia thành 2 loại là protic và aprotic.

    + Dung môi protic hòa tan anion là các chất tan mang điện tích âm rất mạnh nhờ vào liên kết hydro, ví dụ như nước.

    + Dung môi aprotic, ví dụ như acetone hoặc dichloromethane sẽ có xu hướng mang moment lưỡng cực lớn để tách một phần điện tích dương và một phần điện tích âm trong cùng một phân tử, sau đó hòa tan các dạng mang điện tích dương thông qua lưỡng cực âm.

    Trong các phản ứng hóa học, dung môi protic phân cực sẽ tạo điều kiện cho cơ chế phản ứng SN1 còn dung môi aprotic phân cực sẽ tạo điều kiện cho cơ chế phản ứng SN2.

  • Dung môi hữu cơ: Là loại dung môi có chứa nguyên tố cacbon hữu cơ được dùng chủ yếu trong công tác làm sạch khô, chất pha loãng sơn, chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo, tẩy tại chỗ như hexane, petrol ether, dung môi trong nước hoa như ethanol, trong tổng hợp hóa học.…. Các loại dung môi hữu cơ dễ bay hơi nên dễ gây hại cho con người qua đường hô hấp như VOCs, Benzen, Toluen.

Dung môi tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc khí

Dung môi tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc khí

Dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ thường được gọi là dung môi công nghiệp.

Dung môi phân cực và dung môi không phân cực (các dung môi có hằng số điện môi được coi là không phân cực).

Ứng dụng của dung môi

Dù có phân loại theo cách nào thì chúng ta không thể phủ nhận tính ứng dụng của dung môi trong sản xuất và đời sống thực tiễn. Ví dụ:

  • Dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ có tính ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế biến cũng như công nghiệp sản xuất như: chất tẩy sơn đánh móng tay (ethyl acetate), chất pha loãng sơn (nhựa thông), chất sử dụng trong nước hoa (ethanol), chất dùng trong chiết xuất dược phẩm và tổng hợp hóa học khác.

  • Dung môi công nghiệp còn được ứng dụng trong khoa học nghiên cứu và trong một số quy trình công nghệ nhất định.

  • Thêm vào đó, trong đời sống của chúng ta luôn tiếp xúc và sử dụng những dụng cụ có chất liệu được làm từ nhựa, sơn, cao su, keo dán, mực in… Để có được tất cả những thứ đó, một trong những dung môi không thể thiếu chính là dung môi công nghiệp Methanol.

  • Ngoài ra, dung môi Isophorone còn là một dung môi thông dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ và được sử dụng rộng rãi trong ngành sơn, đặc biệt là sơn lụa.

    Dung môi trong công nghiệp

Dung môi trong công nghiệp

Bên cạnh những ứng dụng tích cực của các loại dung môi thì có một số loại dung môi lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường như:

  • Một số dung môi có chứa các thành phần hóa học như chloroform và benzene (một thành phần của xăng) là chất gây ung thư.

  • Một số khác có thể làm phá hủy các cơ quan nội tạng như gan, thận hoặc não bộ như Ethanol (rượu ngũ cốc), Diethyl ether,…

  • Một số nhà máy xử lí nước thải không đúng cách hoặc bị rò rỉ cũng là điều kiện cho một số dung môi ngấm vào đất, mà dung môi rất dễ di chuyển trong lòng đất nên sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân sử dụng nước và sinh sống tại vùng đó.

Dung môi vừa có tác động tích cực và tiêu cực đối với con người. Do đó, chúng ta không nên lạm dụng và phải có các kiến thức, sự hiểu biết nhất định về dung môi để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ứng dụng nó.

Hy vọng những thông tin về dung môi mà LabVIETCHEM chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về loại hóa chất thông dụng này. 

Xem ngay >> Các loại dung môi pha mực in hiệu quả nhất năm 2018

Tìm kiếm liên quan: 

– Dung môi nước

– Dung môi hữu cơ dễ bay hơi

– Dung môi nước là gì

– Sổ tay dung môi hữu cơ