“Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” & “Tôi là người Berlin” – John F. Kennedy

John F. Kennedy

Ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F.Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.  Lúc này tình hình chiến tranh lạnh đang căng thẳng trên thế giới.

Hai khối Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) vẫn đối đầu và chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt: khối Warszawa thành lập năm 1955, chiến tranh ở Việt Nam, mâu thuẫn tại Berlin, Liên Xô đang thắng thế trong công nghệ vũ trụ (phóng phi thuyền không người lái đầu tiên – 1957), Cuba vẫn tiếp tục là nước XHCN ngay sát nách Hoa Kỳ…

Do vậy, có thể thấy các vấn đề đặt ra cho vị tân tổng thống này chủ yếu là đối ngoại (mặt dù ông vẫn phải lưu tâm đến giải pháp phát triển kinh tế và giải quyết phân biệt chủng tộc). Do đó, ông cần thúc đẩy sự nhiệt tình của nhân dân Mỹ chiến đấu và cống hiến cho toàn thế giới, toàn nhân loại, mặt khác, ông cần liên kết các nước khác tập hợp xung quanh nước Mỹ tiếp tục chống khối Cộng sản.

Chúng ta hãy đọc và cảm nhận 2 bài diễn văn của ông:

Bài đầu tiên là diễn văn nhậm chức tổng thống trước dân Mỹ “Đừng hỏi nước nhà có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho nước nhà” đây là một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của Kennedy và là 1 trong những chi tiết người ta nhớ nhất khi nói về ông.

Về nội dung, dễ hiểu là bài diễn văn này chỉ đề cập đến các vấn đề đối ngoại, và chủ yếu là về xung đột giữa các “khối quốc gia”. Có một điểm đáng chú ý là Kennedy – Hoa Kỳ đã thể hiện 1 mong mong muốn hoà bình, để cả 2 bên “bắt đầu lại” vì cả hai đều “hao tốn quá nhiều” để chạy đua vũ trang. Ông chỉ ra rằng chạy đua vũ trang thật phi lý (Tuy nhiên, cả 2 khối NATO và Warszawa tiếp tục chạy đua thêm 20 năm nữa vì không ai dám dừng trước).

Và ông mong mỏi mọi người hãy cống hiến nhiều hơn cho đất nước, vì rõ ràng Hoa Kỳ còn rất nhiều việc phải làm trên toàn thế giới, nên nhân dân Mỹ cần nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là đòi hỏi. Điều này là do với văn hoá của Mỹ, là người dân quen với cuộc sống bình yên và có khuynh hướng đòi hỏi nhiều ở chính phủ, nay ông mong họ suy nghĩ theo chiều ngược lại hơn.

Đây là 1 bài diễn văn ý tứ rõ ràng, mạch lạch, giúp người đọc hiểu rất rõ từng ý, từng mảng ý, và từng định hướng của tổng thống:

Lạm bàn 1 chút về khẩu hiệu “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta; hãy hỏi ta làm gì cho tổ quốc” rất phổ biến ở Việt Nam thời Kiệt còn đi học, theo Kiệt cảm nhận thì nó không phù hợp với văn hoá của Việt Nam, người Việt mình không có thói quen đòi hỏi gì ở chính phủ. Thật ra hồi còn nhỏ Kiệt nghe khẩu hiệu này đã tự vấn tâm “có bao giờ mình đòi hỏi gì ở tổ quốc/ chính phủ? – chưa”. Giờ mới biết câu này nguyên gốc không phải của Việt Nam.

 

Bài thứ 2 là bài diễn văn đọc tại Tây Berlin năm 1961, vào lúc này các chính sách kinh tế chủ nghĩa xã hội đang ngày càng bộc lộ nhược điểm, khiến làn sóng di cư từ các nước khối XHCN sang Tây Berlin ngày càng nhiều. Liên Xô đành phải xây dựng 1 bức tường ngăn chặn làn sóng này, bức tường Berlin, chia cắt Berlin ra làm 2 – Tư bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa. Bài diễn văn này nhằm giúp dân Tây Berlin tự hào hơn về những thành công của “phần Tây Berlin” so với “Đông Berlin”. Đây là 1 bài diễn văn đọc cho các công dân Đức nhằm lôi kéo họ đoàn kết hơn xung quanh nước Mỹ

Kennedy đã khéo léo dùng cách lặp từ “hãy đến Berlin” trên mỗi luận cứ, để giúp khơi dậy sự tự hào của người dân xứ này, khiến cho bài diễn văn này tràn đầy sự hãnh diện được là “người dân Tây Berlin”, do đó rất có sức thuyết phục

Chúng ta hãy cùng đọc và cảm nhận 2 bài diễn văn rất thuyết phục của vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. Đáng tiếc là ông bị ám sát quá sớm khi còn rất nhiều dự định dang dở.

Về tác giả (Wikipedia)

John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5 năm 1917 – 22 tháng 11 năm 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị tổng thống: vì là phó tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày. Kennedy là tín hữu Công giáo Rôma, là người Mỹ gốc Ireland duy nhất trở thành ông chủ toà Nhà Trắng và là Tổng thống đạt giải Pulitzer duy nhất của Hoa Kỳ.  Ông cũng là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức.

Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. Ngày nay, ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở. Người kế nhiệm ông, Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy.

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu)

***

Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc

Diễn văn nhậm chức của John F. Kennedy – 20 tháng 01 năm 1961

Thưa phó Tổng Thống Johnson, Chủ tịch Hạ viện, Chánh Án Tối Cao Pháp Viện, Tổng thống Eisenhower, Phó Tổng thống Nixon, Tổng thống Truman, các giáo sĩ tôn kính, toàn thể đồng bào, hôm nay không phải để kỷ niệm chiến thắng của đảng, nhưng để ăn mừng cho tự do – tượng trưng cho một kết thúc, cũng là một khởi đầu – báo hiệu sự đổi mới, cũng như sự thay đổi. Vì tôi đã tuyên thệ nhậm chức trước các bạn và Đấng Toàn Năng với cùng lời thề nguyện trang trọng mà tổ tiên của chúng ta đã quy định gần một và 3/4 thế kỷ trước đây.

Thế giới ngày nay thay đổi rất nhiều. Vì loài người nắm trong bàn tay giới hạn của mình năng lực để xóa bỏ mọi hình thức nghèo đói cũng như tất cả mọi hình thức sống của con người. Tuy nhiên niềm tin cách mạng mà tổ tiên chúng ta đã chiến đấu để phục vụ vẫn còn là một vấn đề trên toàn thế giới – niềm tin rằng các quyền của con người không phải đến từ sự rộng lượng của nhà nước, mà từ bàn tay của Chúa.

Hôm nay chúng ta không dám quên rằng chúng ta là người thừa kế cuộc cách mạng đầu tiên đó. Hãy để tiếng nói lan tỏa từ bây giờ và nơi đây, đến với bạn bè cũng như kẻ thù, rằng ngọn đuốc đã được sang tay một thế hệ mới của người Mỹ – sinh ra trong thế kỷ này, tôi luyện bởi chiến tranh, kỷ luật bằng hòa bình khó khăn và cay đắng, tự hào với di sản cổ đại – và không muốn chứng kiến hoặc cho phép sự thoái lui của nhân quyền mà Quốc gia này đã luôn luôn cam kết, và chúng ta cam kết hôm nay tại nước nhà cũng như trên toàn thế giới.

Hãy để mỗi quốc gia biết, cho dù quốc gia chúc lành hay trù ếm chúng ta, rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ gánh nặng nào, gặp bất cứ khó khăn nào, hỗ trợ bất cứ người bạn nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào, để đảm bảo sự sống còn và sự thành công của tự do.

Chúng ta cam kết nhiều như vậy – và hơn thế nữa.

Đối với những đồng minh cũ có cùng nguồn gốc văn hóa và tâm linh, chúng ta cam kết sự trung thành của những người bạn trung thành. Đoàn kết, có rất ít điều mà chúng ta không thể làm trong một loạt phiêu lưu hợp tác. Chia rẽ, có rất ít điều mà chúng ta có thể làm – vì chúng ta không dám đáp ứng một thách thức mạnh mẽ đối nghịch và tách chìm xuống đáy.

Với những quốc gia mới mà chúng ta chào đón vào đẳng cấp của các nước tự do, chúng ta cam kết lời của chúng ta rằng một hình thức thuộc địa sẽ không chết đi chỉ để thay thế bằng một chế độ độc tài sắt thép hơn nhiều. Chúng ta không luôn trông mong rằng họ hỗ trợ quan điểm của ta. Nhưng chúng ta luôn hy vọng họ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ chính tự do của họ – và hãy nhớ rằng, trong quá khứ, những người điên rồ tìm kiếm sức mạnh bằng cách cưỡi lưng cọp rốt cuộc nằm trong thân cọp.

Với những ai cư ngụ trong những túp lều và làng mạc trên quả địa cầu đang vùng vẫy để tháo gỡ những ràng buộc của sự nghèo khổ cùng cực, chúng ta cam kết những nỗ lực tốt nhất hầu giúp họ để họ tự giúp bản thân, bất kể thời gian cần thiết là bao lâu – không vì Cộng sản có thể làm việc này, không vì chúng ta muốn họ bỏ phiếu cho chúng ta, nhưng bởi vì điều đó là đúng. Nếu một xã hội tự do không thể giúp đỡ nhiều người nghèo, xã hội đó không thể cứu vãn một vài người giàu.

Với các nước chị em cộng hòa về phía nam biên giới của chúng ta, chúng ta hiến tặng một cam kết đặc biệt – để biến lời nói tốt của chúng ta thành hành động tốt – trong một liên minh mới cho sự tiến bộ – để hỗ trợ những người tự do và chính quyền tự do trong việc phá gỡ những gông cùm của nghèo đói. Nhưng niềm hy vọng cho cách mạng hòa bình không thể trở thành miếng mồi cho các cường quốc thù nghịch. Hãy để tất cả các nước láng giềng của chúng ta biết rằng chúng ta sẽ tham gia với họ để chống lại sự xâm lược hay sự lật đổ tại bất cứ nơi nào ở châu Mỹ. Và hãy cho tất cả các cường quốc khác biết rằng bán cầu này vẫn còn có ý định làm chủ ngôi nhà của chính mình.

Với thế giới tập hợp bởi các nước có chủ quyền, Liên Hiệp Quốc, hy vọng cuối cùng tốt nhất trong một thời đại mà các công cụ chiến tranh đã vượt xa công cụ hòa bình, chúng ta làm mới cam kết của chúng ta để hỗ trợ – để ngăn chặn nó trở thành một diễn đàn của công kích – để tăng cường sự bảo vệ cho các nước mới và yếu – và để mở rộng khu vực mà mệnh lệnh của Liên Hiệp Quốc có thể hoạt động.

Cuối cùng, với những quốc gia tự cho là kẻ thù của chúng ta, chúng ta hiến tặng không phải là một cam kết mà là một yêu cầu: rằng cả hai bên bắt đầu lại bằng một tìm kiếm hòa bình, trước khi những sức mạnh đen tối của sự hủy diệt mà khoa học đã tung ra sẽ nhận chìm tất cả loài người trong sự tự hủy diệt, dù có tính toán hay chỉ là tai nạn.

Chúng ta không cám dỗ những sức mạnh hủy diệt đó bằng sự yếu đuối của ta. Vì chỉ khi vũ khí của chúng ta đầy đủ không một chút nghi ngờ, thì chúng ta mới có thể chắc chắc, không một chút nghi ngờ, rằng vũ khí của ta sẽ không bao giờ được sử dụng.

Nhưng cả nhóm hai cường quốc vĩ đại không thể thoải mái với hoàn cảnh hiện tại – cả hai bên đều hao tốn quá nhiều cho vũ khí hiện đại, cả hai được báo động một cách đúng đắn bởi sự phát triển của nguyên tử giết người, nhưng cả hai đều đua nhau để thay đổi quân bằng chơi vơi của tai họa đó, cái quân bằng hiện đang nắm giữ bàn tay của cuộc chiến cuối cùng của nhân loại.

Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu lại – cả hai bên nên nhớ rằng cư xử văn minh không là dấu hiệu của yếu đuối, và tính thành thật luôn luôn đòi bằng chứng. Hãy không bao giờ thương lượng vì sợ hãi. Nhưng hãy không bao giờ sợ hãi để thương lượng.

Hai bên hãy khám phá ra những vấn đề có thể đoàn kết chúng ta thay vì cứ nện vào những vấn đề làm chia rẽ chúng ta.

Hai bên hãy, cho lần đầu tiên, định hình những đề án nghiêm trọng và chính xác trong sự kiểm tra và kiểm soát vũ khí – và đưa sức mạnh tuyệt đối để tiêu diệt những quốc gia khác vào dưới sự kiểm soát tuyệt đối của mọi quốc gia.

Hai bên hãy tìm tòi để khám phá những kỳ diệu của khoa học thay vì những khủng khiếp của khoa học. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những vì sao, chinh phục sa mạc, tiêu trừ bệnh tật, khai thác lòng đại dương, và khuyến khích nghệ thuật và thương mại.

Hai bên hãy đoàn kết để chú tâm đến, tại mọi xó xỉnh của trái đất, mệnh lệnh của Isaiah – “tháo gở gánh nặng – Và để người bị áp bức đi tự do.”

Và nếu một mũi tấn công của hợp tác có thể đẩy lui một rừng ngờ vực, hai bên hãy cùng nhau xây dựng một nỗ lực mới, không phải là một sự so đo quyền lực mới, nhưng là một thế giới mới của pháp luật, mà trong đó kẻ mạnh thì công chính và kẻ yếu được an toàn và hoà bình được bảo tồn.

Tất cả điều này sẽ không được hoàn thành trong 100 ngày đầu. Cũng không được hoàn thành trong 1.000 ngày đầu, cũng không phải trong đời của chính phủ này, hay thậm chí có lẽ cả đời của chúng ta trên hành tinh này. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu.

Bàn tay của các bạn, hỡi đồng bào thân yêu, hơn là tay tôi, sẽ nắm giữ sự thành công hay thất bại cuối cùng của chúng ta. Từ khi đất nước này được hình thành, mỗi thế hệ của người Mỹ đã được triệu tập để làm chứng cho lòng trung thành đối với quốc gia. Những ngôi mộ của những người Mỹ trẻ đáp lời kêu gọi phục vụ đã vòng quanh địa cầu.

Giờ đây tiếng còi triệu tập chúng ta một lần nữa – không phải lời kêu gọi để trang bị vũ khí, dù vũ khí chúng ta cần; cũng không phải lời kêu gọi để ra trận, dù dàn trận chúng ta sẵn sàng – nhưng là lời kêu gọi để chịu đựng gánh nặng của cuộc tranh đấu dai dẳng mù mờ, năm này qua năm khác, “vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong khổ cực” – một cuộc đấu tranh chống lại những kẻ thù chung của con người: độc tài, nghèo đói, bệnh tật, và ngay cả chiến tranh.

Chúng ta có thể nào tạo lập một liên minh lớn và toàn cầu, Bắc và Nam, Đông và Tây, để chống lại những kẻ thù này, một liên minh có thể bảo đảm một đời sống phong phú hơn cho cả nhân loại? Bạn sẽ tham gia vào nỗ lực lịch sử đó không?

Qua lịch sử lâu dài của thế giới, chỉ có vài thế hệ được ban cho vai trò bảo vệ tự do trong giờ phút nguy hiểm nhất. Tôi không trốn tránh nhiệm này – Tôi chào đón nó. Tôi không tin rằng bất cứ ai trong chúng ta muốn trao đổi vị trí của mình với bất cứ người nào hay thế hệ nào khác. Năng lượng, đức tin, lòng sùng tín mà chúng ta đem đến cho nỗ lực này sẽ thắp sáng đất nước chúng ta và tất cả những ai phục vụ cho đất nước – và ánh sáng từ ngọn lửa đó có thể thật sự soi sáng thế giới.

Và vì vậy, hỡi đồng bào Mỹ của tôi: đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn – hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.

Hỡi những công dân trên thế giới của tôi: đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, nhưng hãy hỏi cùng nhau chúng ta có thể làm gì cho tự do của nhân loại.

Cuối cùng, cho dù bạn là công dân Mỹ hay công dân của thế giới, hãy yêu cầu chúng tôi có cùng tiêu chuẩn của sức mạnh và của lòng hy sinh mà chúng tôi yêu cầu nơi các bạn. Với một lương tâm tốt là phần thưởng chắc chắn duy nhất cho chúng ta, với lịch sử là thẩm phán cuối cùng cho hành động của chúng ta, chúng ta hãy tiến tới để lãnh đạo mảnh đất chúng ta thương yêu, cầu xin phước lành và hộ trì của Ngài, nhưng biết rằng nơi đây trên trái đất này việc làm của Chúa thật sự phải là việc làm của chính chúng ta.

(Diệu Sương dịch)

Ask Not What Your Country Can Do For You speech

Inaugural Address by John F. Kennedy – January 20th 1961

Vice President Johnson, Mr. Speaker, Mr. Chief Justice, President Eisenhower, Vice President Nixon, President Truman, reverend clergy, fellow citizens, we observe today not a victory of party, but a celebration of freedom – symbolizing an end, as well as a beginning – signifying renewal, as well as change. For I have sworn before you and Almighty God the same solemn oath our forebears prescribed nearly a century and three quarters ago.

The world is very different now. For man holds in his mortal hands the power to abolish all forms of human poverty and all forms of human life. And yet the same revolutionary beliefs for which our forebears fought are still at issue around the globe – the belief that the rights of man come not from the generosity of the state, but from the hand of God.

We dare not forget today that we are the heirs of that first revolution. Let the word go forth from this time and place, to friend and foe alike, that the torch has been passed to a new generation of Americans – born in this century, tempered by war, disciplined by a hard and bitter peace, proud of our ancient heritage – and unwilling to witness or permit the slow undoing of those human rights to which this Nation has always been committed, and to which we are committed today at home and around the world.

Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, in order to assure the survival and the success of liberty.

This much we pledge – and more.

To those old allies whose cultural and spiritual origins we share, we pledge the loyalty of faithful friends. United, there is little we can not do in a host of cooperative ventures. Divided, there is little we can do – for we dare not meet a powerful challenge at odds and split asunder.

To those new States whom we welcome to the ranks of the free, we pledge our word that one form of colonial control shall not have passed away merely to be replaced by a far more iron tyranny. We shall not always expect to find them supporting our view. But we shall always hope to find them strongly supporting their own freedom – and to remember that, in the past, those who foolishly sought power by riding the back of the tiger ended up inside.

To those peoples in the huts and villages across the globe struggling to break the bonds of mass misery, we pledge our best efforts to help them help themselves, for whatever period is required – not because the Communists may be doing it, not because we seek their votes, but because it is right. If a free society cannot help the many who are poor, it cannot save the few who are rich.

To our sister republics south of our border, we offer a special pledge – to convert our good words into good deeds – in a new alliance for progress – to assist free men and free governments in casting off the chains of poverty. But this peaceful revolution of hope cannot become the prey of hostile powers. Let all our neighbours know that we shall join with them to oppose aggression or subversion anywhere in the Americas. And let every other power know that this Hemisphere intends to remain the master of its own house.

To that world assembly of sovereign states, the United Nations, our last best hope in an age where the instruments of war have far outpaced the instruments of peace, we renew our pledge of support – to prevent it from becoming merely a forum for invective – to strengthen its shield of the new and the weak – and to enlarge the area in which its writ may run.

Finally, to those nations who would make themselves our adversary, we offer not a pledge but a request: that both sides begin anew the quest for peace, before the dark powers of destruction unleashed by science engulf all humanity in planned or accidental self-destruction.

We dare not tempt them with weakness. For only when our arms are sufficient beyond doubt can we be certain beyond doubt that they will never be employed.

But neither can two great and powerful groups of nations take comfort from our present course – both sides overburdened by the cost of modern weapons, both rightly alarmed by the steady spread of the deadly atom, yet both racing to alter that uncertain balance of terror that stays the hand of mankind’s final war.

So let us begin anew – remembering on both sides that civility is not a sign of weakness, and sincerity is always subject to proof. Let us never negotiate out of fear. But let us never fear to negotiate.

Let both sides explore what problems unite us instead of belabouring those problems which divide us.

Let both sides, for the first time, formulate serious and precise proposals for the inspection and control of arms – and bring the absolute power to destroy other nations under the absolute control of all nations.

Let both sides seek to invoke the wonders of science instead of its terrors. Together let us explore the stars, conquer the deserts, eradicate disease, tap the ocean depths, and encourage the arts and commerce.

Let both sides unite to heed in all corners of the earth the command of Isaiah – to “undo the heavy burdens -. and to let the oppressed go free.”

And if a beachhead of cooperation may push back the jungle of suspicion, let both sides join in creating a new endeavour, not a new balance of power, but a new world of law, where the strong are just and the weak secure and the peace preserved.

All this will not be finished in the first 100 days. Nor will it be finished in the first 1,000 days, nor in the life of this Administration, nor even perhaps in our lifetime on this planet. But let us begin.

In your hands, my fellow citizens, more than in mine, will rest the final success or failure of our course. Since this country was founded, each generation of Americans has been summoned to give testimony to its national loyalty. The graves of young Americans who answered the call to service surround the globe.

Now the trumpet summons us again – not as a call to bear arms, though arms we need; not as a call to battle, though embattled we are – but a call to bear the burden of a long twilight struggle, year in and year out, “rejoicing in hope, patient in tribulation” – a struggle against the common enemies of man: tyranny, poverty, disease, and war itself.

Can we forge against these enemies a grand and global alliance, North and South, East and West, that can assure a more fruitful life for all mankind? Will you join in that historic effort?

In the long history of the world, only a few generations have been granted the role of defending freedom in its hour of maximum danger. I do not shank from this responsibility – I welcome it. I do not believe that any of us would exchange places with any other people or any other generation. The energy, the faith, the devotion which we bring to this endeavour will light our country and all who serve it — and the glow from that fire can truly light the world.

And so, my fellow Americans: ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country.

My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man.

Finally, whether you are citizens of America or citizens of the world, ask of us the same high standards of strength and sacrifice which we ask of you. With a good conscience our only sure reward, with history the final judge of our deeds, let us go forth to lead the land we love, asking His blessing and His help, but knowing that here on earth God’s work must truly be our own.

Nguồn: http://www.powerfulwords.info/speeches/John_F_Kennedy/5.htm

***

“Tôi là người Berlin”

Diễn văn của Jhon F. Kennedy tại West Berlin, ngày 26.6.1963

Tôi tự hào đến thành phố này như một người khách của Thị trưởng ưu tú của bạn, người tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu của West Berlin trên khắp thế giới. Và tôi tự hào – Và tôi tự hào đến thăm Cộng hòa Liên bang với Thủ tướng xuất sắc của bạn là người trong rất nhiều năm đã cam kết cho nước Đức nền dân chủ và tự do và tiến bộ, và tôi đến đây cùng với người bạn Mỹ của tôi, Tướng Clay, người đã từng ở đây trong những khoảnh khắc vĩ đại của thời khủng hoảng và sẽ trở lại bất cứ khi nào cần thiết.

Hai ngàn năm về trước – Hai ngàn năm về trước, niềm kiêu hãnh tự hào nhất là “civis Romanus sum (Tôi là người Rome.)”. Ngày nay, trong thế giới tự do, niềm kiêu hãnh tự hào nhất là “Tôi là người Berlin.”

(Tôi cảm ơn thông dịch viên dịch sang tiếng Đức dùm tôi).

Có rất nhiều người trên thế giới thật sự không hiểu, hay nói là họ không hiểu, vấn đề lớn giữa thế giới tự do và thế giới Cộng sản là gì.

Hãy để họ đến Berlin.

Vài người nói – Vài người nói rằng Cộng sản là làn sóng của tương lai.

Hãy để họ đến Berlin.

Và vài người nói, ở châu Âu và các nơi khác, chúng ta có thể làm việc với Cộng sản.

Hãy để họ đến Berlin.

Và thậm chí vài người nói rằng chế độ cộng sản thật sự là hệ thống xấu ác, nhưng cộng sản cho phép chúng ta thực hiện việc phát triển kinh tế.

Lass’ sie nach Berlin kommen.

Hãy để họ đến Berlin.

Tự do có rất nhiều khó khăn và chế độ dân chủ là không hoàn hảo. Nhưng chúng ta không bao giờ dựng bức tường lên để giữ người của chúng ta lại — để ngăn ngừa họ rời khỏi chúng ta. Tôi muốn nói thay cho đồng bào của tôi những người sống xa nhiều dặm ở phía bên kia của Đại Tây Dương, những người có khoảng cách rất xa với bạn, rằng họ có niềm tự hào vĩ đại nhất, rằng họ có thể chia sẻ với bạn, thậm chí từ khoảng cách thật xa, câu chuyện của 18 năm qua. Tôi biết không có thị trấn nào, thành phố nào, đã bị bao vây trong 18 năm mà vẫn sống với sức sống mãnh liệt, và hy vọng, và quyết tâm như thành phố West Berlin.

Trong khi bức tường là một chứng minh rõ ràng và sinh động nhất của những thất bại của hệ thống Cộng sản – cho cả thế giới thấy – chúng ta không có sự toại nguyện trong đó; vì nó là, như Thị trưởng của các bạn đã nói, một tội phạm không những chống lại lịch sử mà còn là tội phạm chống lại nhân loại, chia rẽ gia đình, ly tán chồng vợ và anh chị em, và chia cách một dân tộc muốn được đoàn tụ với nhau.

Điều gì là – Điều gì là thật với thành phố này cũng là thật với nước Đức; hòa bình lâu dài ở Châu Âu không bao giờ có thể được bảo đảm trong khi một phần tư người Đức bị từ chối quyền cơ bản của những người tự do, và đó là quyền để được thực hiện sự lựa chọn tự do. Trong 18 năm của hòa bình và đức tin, thế hệ của những người Đức này có quyền để được hưởng tự do, bao gồm cả quyền đoàn tụ với gia đình và đất nước của họ trong tự do lâu dài, với niềm mong muốn tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Các bạn sống trong một ốc đảo tự do được bảo vệ, nhưng đời sống của các bạn là một phần của toàn thể. Vì vậy, để kết thúc, hãy cho tôi yêu cầu các bạn ngước mắt lên với tầm nhìn xa vượt ra ngoài những nguy hiểm của ngày hôm nay, đến những hy vọng của ngày mai, ra ngoài sự tự do đơn thuần của thành phố Berlin, hay nước Đức của bạn, để bành trướng tự do khắp mọi nơi, vượt qua bức tường đến ngày tự do với công lý, vượt qua chính các bạn và chính chúng ta đến tất cả nhân loại.

Tự do không thể bị phân chia, và khi một người bị nô lệ, mọi người không thể được tự do. Khi tất cả được tự do, thì chúng ta mong – có thể mong mỏi đến ngày đó, khi thành phố này được thống nhất và đất nước này và lục địa châu Âu vĩ đại này kết hợp trong một quả địa cầu hòa bình và hy vọng. Khi ngày đó cuối cùng đến, như nó sẽ đến, người của West Berlin có thể có sự toại nguyện tỉnh táo trong thực tế rằng họ đã đứng tuyến đầu trong gần hai thập kỷ.

Tất cả – Tất cả người tự do, dù đang sống ở bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin.

Và, vì vậy, là một người tự do, tôi hãnh diện với câu “Ich bin ein Berliner.” (“Tôi là người Berlin”).

(Diệu Sương dịch)

 

“I am Berliner”

John F. Kennedy’s speech in West Berlin, on June 26, 1963

I am proud to come to this city as the guest of your distinguished Mayor, who has symbolized throughout the world the fighting spirit of West Berlin. And I am proud — And I am proud to visit the Federal Republic with your distinguished Chancellor who for so many years has committed Germany to democracy and freedom and progress, and to come here in the company of my fellow American, General Clay, who – — who has been in this city during its great moments of crisis and will come again if ever needed.

Two thousand years ago — Two thousand years ago, the proudest boast was “civis Romanus sum.”¹ Today, in the world of freedom, the proudest boast is “Ich bin ein Berliner.”

(I appreciate my interpreter translating my German.)

There are many people in the world who really don’t understand, or say they don’t, what is the great issue between the free world and the Communist world.

Let them come to Berlin.

There are some who say — There are some who say that communism is the wave of the future.

Let them come to Berlin.

And there are some who say, in Europe and elsewhere, we can work with the Communists.

Let them come to Berlin.

And there are even a few who say that it is true that communism is an evil system, but it permits us to make economic progress.

Lass’ sie nach Berlin kommen.

Let them come to Berlin.

Freedom has many difficulties and democracy is not perfect. But we have never had to put a wall up to keep our people in — to prevent them from leaving us. I want to say on behalf of my countrymen who live many miles away on the other side of the Atlantic, who are far distant from you, that they take the greatest pride, that they have been able to share with you, even from a distance, the story of the last 18 years. I know of no town, no city, that has been besieged for 18 years that still lives with the vitality and the force, and the hope, and the determination of the city of West Berlin.

While the wall is the most obvious and vivid demonstration of the failures of the Communist system — for all the world to see — we take no satisfaction in it; for it is, as your Mayor has said, an offense not only against history but an offense against humanity, separating families, dividing husbands and wives and brothers and sisters, and dividing a people who wish to be joined together.

What is — What is true of this city is true of Germany: Real, lasting peace in Europe can never be assured as long as one German out of four is denied the elementary right of free men, and that is to make a free choice. In 18 years of peace and good faith, this generation of Germans has earned the right to be free, including the right to unite their families and their nation in lasting peace, with good will to all people.

You live in a defended island of freedom, but your life is part of the main. So let me ask you, as I close, to lift your eyes beyond the dangers of today, to the hopes of tomorrow, beyond the freedom merely of this city of Berlin, or your country of Germany, to the advance of freedom everywhere, beyond the wall to the day of peace with justice, beyond yourselves and ourselves to all mankind.

Freedom is indivisible, and when one man is enslaved, all are not free. When all are free, then we look — can look forward to that day when this city will be joined as one and this country and this great Continent of Europe in a peaceful and hopeful globe. When that day finally comes, as it will, the people of West Berlin can take sober satisfaction in the fact that they were in the front lines for almost two decades.

All — All free men, wherever they may live, are citizens of Berlin.

And, therefore, as a free man, I take pride in the words “Ich bin ein Berliner.”

”I am a citizen of Rome” or “I am a Roman citizen”

Nguồn: http://www.americanrhetoric.com/speeches/jfkberliner.html